Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Tỉnh khác Vai trò của kỹ năng giao tiếp ?

thinhname

Thành viên cấp 1
Tham gia
1/8/20
Bài viết
238
Thích
0
Điểm
16
#1
Giao tiếp là một hoạt động rất bình thường đối với con người chúng, chúng ta gặp nhau mỗi ngày, nói chuyện với nhau mỗi lân gặp nhau từ người thân cho đến bạn bè, và giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống hiện đại ngày nay, nó giúp ta truyền đạt được ý kiến của bản thân, suy nghĩ,…, giúp ta hiểu hơn về đối phương, nhưng giao tiếp là một thứ không thể thiếu trong doanh nghiệp, các công ty, nó cần thiết vì nó có thể đem lại nhiều lợi ích cho bản công ty, doanh nghiệp, và bản thân người đi giao tiếp, cho nên giao tiếp cũng cần những kỹ năng quan trọng mà người đi giao tiếp phải tuân theo nếu muốn thành công.



1.Khái niệm

Giao tiếp
là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.

  • Các bước của giao tiếp
Các bước chính vốn có của tất cả các hình thức giao tiếp là:



+ Hình thành động cơ hay lý do giao tiếp.

+ Biên soạn thông điệp (chi tiết hơn về những gì muốn biểu đạt, thể hiện)

+ Mã hóa thông điệp (có thể dưới dạng dữ liệu số, văn bản viết tay, lời nói, hình ảnh, cử chỉ,...).

+ Truyền thông điệp đã mã hóa dưới dạng một chuỗi các tín hiệu bằng một kênh hay phương tiện giao tiếp.

+ Các nguồn gây tiếng ồn tới từ tự nhiên hay từ hoạt động của con người (cả có chủ ý hay vô tình) bắt đầu ảnh hưởng lên chất lượng tín hiệu từ người gửi tới người nhận.

+ Tiếp nhận tín hiệu và lắp ráp lại thông điệp đã được mã hóa từ một chuỗi các tín hiệu đã nhận được.

+ Giải mã thông điệp vừa được lắp ráp lại.

+ Diễn dịch và tạo ý nghĩa cho thông điệp gốc.



2.Các cách để cải thiện khả năng giao tiếp

+ Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán



Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.



+ Không nói vòng vo



Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.



+ Tránh ậm ừ



Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.



+ Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”



Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn.



Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.



+ Hỏi lại những điều chưa rõ



Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn.



+ Liên lạc qua ánh mắt



Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.



+ Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết



Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.



+ Nhớ tên người đối diện



Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.



+ Tạo sự thân mật



Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.



3. Vai trò quan trọng của giao tiếp

Giao tiếp là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là tập hợp những mối quan hệ giữa con người với con người tác động qua lại với nhau. Xã hội sẽ không thể tồn tại khi con người không có mối quan hệ gắn bó với nhau.

Mong nhưng thông tin trên có thể giúp bản cải thiện về kỹ năng giao tiếp và hiểu rõ hơn tầm quan trọng của giao tiếp

Chúc bạn thành công và cảm ơn bạn đã xem
 

Đối tác

Top