Vai trò của Luật sư trong giải quyết tranh chấp tại Trọng tài
Bên cạnh việc các bên đưa vụ tranh chấp thương mại ra giải quyết tại Tòa án như trước đây, thì việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đang trở thành xu thế mới tại Việt Nam hiện nay, bởi vì yêu cầu Trọng tài giải quyết thì sẽ mang lại những tiện lợi nhất định được Công ty Luật Apolo Lawyers phân tích như sau:
Một số lý do để lựa chọn Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như: (i) tính linh hoạt bởi quy trình giải quyết tranh chấp được xây dựng phù hợp yêu cầu của các bên trong từng vụ tranh chấp; (ii) tính bảo mật nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh, kế hoạch cạnh tranh hoặc cũng có thể tránh những tác động tiêu cực từ vụ tranh chấp đối với hoạt động và uy tín của các bên.
Bằng cách này, các bên tranh chấp có thể tối đa hóa sự thỏa thuận của các bên và phần nào chủ động được kết quả giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, quá trình Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài diễn ra vô cùng nghiêm ngặt và chính xác tuyệt đối về mặt thời gian. Do đó, nếu không được Luật sư tư vấn cụ thể, thì rất có khả năng doanh nghiệp sẽ gặp bất lợi.
Những vấn đề cần lưu ý khi tham gia tố tụng trọng tài.
1. Điều kiện Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Để được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì điều kiện là:
(i) Vụ tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài; và
(ii) Có tồn tại thỏa thuận Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. (K1 Đ5 Luật TTTM)
Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài. (Đ19 Luật TTTM)
2. Quá trình khởi kiện tại trọng tài
Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, nguyên đơn và bị đơn cần lưu ý về thời hạn tố tụng. Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì:
- Trong thời hạn 30 ngày (có thể được gia hạn), kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ. (K2 Đ35 , K1, K2 Đ36 Luật TTTM)
- Trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành. (K5 Đ35 Luật TTTM)
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài. (K3 Đ36 Luật TTTM)
3. Quyền phản đối trong tố tụng trọng tài
Khi một bên phát hiện có vi phạm quy định Luật TTTM hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối với Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài những vi phạm đó trong thời hạn do Luật TTTM quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài, hoặc tại Tòa án đối với những vi phạm đã biết đó. Nghĩa là, bên mất quyền phản đối không được quyền khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài, yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đối với những vi phạm đó. (Điều 13 LTTTM, Điều 6 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP)
Trường hợp Luật TTTM không quy định thời hạn thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng tài. Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng trọng tài không quy định thì việc phản đối phải được thực hiện trước thời điểm Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết.
Tuy nhiên, trong trường hợp yêu cầu hủy Phán quyết Trọng tài vì lý do phán quyết trọng tài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, nếu xét thấy có đủ căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, thì Tòa án có quyền quyết định ngay cả khi một hoặc các bên đã mất quyền phản đối (Khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.
Trên đây là những nội dung cần thiết mà Apolo Lawyers cho rằng doanh nghiệp cần nắm vững để bảo vệ tốt nhất quyền, và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng trọng tài. Trường hợp doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Apolo, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật Apolo Lawyers
Bên cạnh việc các bên đưa vụ tranh chấp thương mại ra giải quyết tại Tòa án như trước đây, thì việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đang trở thành xu thế mới tại Việt Nam hiện nay, bởi vì yêu cầu Trọng tài giải quyết thì sẽ mang lại những tiện lợi nhất định được Công ty Luật Apolo Lawyers phân tích như sau:
Một số lý do để lựa chọn Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như: (i) tính linh hoạt bởi quy trình giải quyết tranh chấp được xây dựng phù hợp yêu cầu của các bên trong từng vụ tranh chấp; (ii) tính bảo mật nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh, kế hoạch cạnh tranh hoặc cũng có thể tránh những tác động tiêu cực từ vụ tranh chấp đối với hoạt động và uy tín của các bên.
Bằng cách này, các bên tranh chấp có thể tối đa hóa sự thỏa thuận của các bên và phần nào chủ động được kết quả giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, quá trình Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài diễn ra vô cùng nghiêm ngặt và chính xác tuyệt đối về mặt thời gian. Do đó, nếu không được Luật sư tư vấn cụ thể, thì rất có khả năng doanh nghiệp sẽ gặp bất lợi.
Những vấn đề cần lưu ý khi tham gia tố tụng trọng tài.
1. Điều kiện Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Để được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì điều kiện là:
(i) Vụ tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài; và
(ii) Có tồn tại thỏa thuận Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. (K1 Đ5 Luật TTTM)
Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài. (Đ19 Luật TTTM)
2. Quá trình khởi kiện tại trọng tài
Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, nguyên đơn và bị đơn cần lưu ý về thời hạn tố tụng. Nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì:
- Trong thời hạn 30 ngày (có thể được gia hạn), kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ. (K2 Đ35 , K1, K2 Đ36 Luật TTTM)
- Trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành. (K5 Đ35 Luật TTTM)
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài. (K3 Đ36 Luật TTTM)
3. Quyền phản đối trong tố tụng trọng tài
Khi một bên phát hiện có vi phạm quy định Luật TTTM hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối với Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài những vi phạm đó trong thời hạn do Luật TTTM quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài, hoặc tại Tòa án đối với những vi phạm đã biết đó. Nghĩa là, bên mất quyền phản đối không được quyền khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài, yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đối với những vi phạm đó. (Điều 13 LTTTM, Điều 6 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP)
Trường hợp Luật TTTM không quy định thời hạn thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng tài. Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng trọng tài không quy định thì việc phản đối phải được thực hiện trước thời điểm Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết.
Tuy nhiên, trong trường hợp yêu cầu hủy Phán quyết Trọng tài vì lý do phán quyết trọng tài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, nếu xét thấy có đủ căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, thì Tòa án có quyền quyết định ngay cả khi một hoặc các bên đã mất quyền phản đối (Khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.
Trên đây là những nội dung cần thiết mà Apolo Lawyers cho rằng doanh nghiệp cần nắm vững để bảo vệ tốt nhất quyền, và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng trọng tài. Trường hợp doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Apolo, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật Apolo Lawyers
- Địa chỉ: Tầng 10, Tòa nhà PaxSky, 51 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
- Tel: (028) 66.701.709 / (028) 35.059.349
- Hotline 1: 0903.600.347 / Hotline 2: 0908.043.086
- Email: contact@apolo.com.vn