Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Van bướm điều khiển điện có cấu tạo như thế nào?

Tuấn Hưng Phát

Thành viên cấp 1
Tham gia
23/3/24
Bài viết
16
Thích
0
Điểm
1
Nơi ở
Ha Dong
Website
tuanhungphat.vn
#1
Dù có thể đến từ nhiều thương hiệu, có xuất xứ, kiểu kết nối, màu sắc hay chất liệu khác nhau, nhưng cấu tạo cơ bản của van bướm điều khiển điện (Butterfly Valve Control Electricity) thường giống nhau. Thiết bị này có cấu trúc phức tạp hơn so với các loại van bướm dùng sức tay vì được trang bị bộ mô tơ điện, nhưng chính nhờ điều này mà nó có thể mang lại hiệu suất và tiện ích khi vận hành.

Thân van bướm
Phần thân của van bướm điều khiển điện gồm các bộ phận sau:

  • Thân Van (Vỏ Van): Thường được chế tạo từ gang, inox, thép, hoặc nhựa, với độ cứng và khả năng chống chịu áp lực tốt. Thân van chịu áp lực đồng thời bảo vệ các bộ phận bên trong, đặc biệt là đĩa van. Thường được sơn lớp Epoxy màu xanh để tăng độ bền và chống bám bụi.
  • Đĩa Van (Cánh Bướm): Có hình tròn, nằm trong thân van và kết nối với trục van để thực hiện việc quay. Đĩa van chỉ mở tối đa một góc 90º, tạo thành góc vuông với thân van khi mở hoàn toàn và song song khi đóng hoàn toàn. Chất liệu thường được sử dụng là nhựa, thép, hoặc vi sinh.
  • Trục Van (Ty): Truyền momen lực từ bộ điều khiển đến đĩa van để điều khiển việc mở/đóng. Thường làm từ inox, thép, hoặc gang.
  • Gioăng Làm Kín: Đặt giữa thân van và đĩa van, thường làm từ cao su, teflon để giữ van kín và tránh rò rỉ nước hay hóa chất.


Bộ điều khiển điện
Bộ điều khiển điện của van bướm bao gồm:
  • Thân Bộ Điều Khiển Điện: Thường có dạng hộp, làm từ nhôm đúc chất lượng cao, hợp kim hoặc nhựa để bảo vệ các bộ phận bên trong.
  • Bộ Phận Hiển Thị Trạng Thái Van: Thường được đặt ở vị trí dễ nhìn nhất của bộ điều khiển, thông qua màu sắc (ví dụ: đỏ cho trạng thái đóng, vàng cho trạng thái mở) để hiển thị trạng thái an toàn của van.
  • Mô Tơ Điện: Chuyển năng lượng điện thành năng lượng cơ để vận hành đĩa van.
  • Bảng Mạch Điện: Gồm nhiều linh kiện để cung cấp nguồn điện và kết nối hoạt động giữa các linh kiện khác.
  • Coil Điện: Chuyển đổi nguồn điện thành năng lượng cơ để vận hành van.
  • Bộ Phận Chống Quá Tải: Tự động cắt điện khi nguồn điện quá tải để bảo vệ các thiết bị.
  • Vòng Làm Kín: Chống thấm nước và hóa chất, giữ cho bên trong bộ điều khiển luôn khô ráo và an toàn.
  • Tay Quay: Hỗ trợ vận hành van bằng tay khi mất điện đột ngột.
  • Công Tắc Ngắt Điện Tự Động: Tắt nguồn điện khi vận hành bằng tay.
  • Dây Dẫn Điện: Truyền tải năng lượng điện đến trục van.
  • Bánh Răng Truyền Lực: Tăng lực để đóng/mở van dễ dàng hơn.
Riêng với van điều khiển điện tuyến tính, cần thêm các bộ phận như cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ và đồng hồ lưu lượng để đảm bảo vận hành hiệu quả trong môi trường đặc biệt.

Có thể bạn quan tâm: Các thương hiệu van bi điều khiển điện uy tín trên thị trường
 

Đối tác

Top