- Tham gia
- 7/8/20
- Bài viết
- 170
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hoá là khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản, văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống.
Văn hoá thường tồn tại và gắn liền trong một phạm vi nhất định: Văn hoá dân tộc, Văn hoá gia đình…. Trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay đơn giản là một đơn vị, hội nhóm tập thể, văn hoá cũng sẽ tồn tại.
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp khác. Để tạo ra sự khác biệt này, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá dựa trên hai yếu tố:
Văn Hóa và Giá Trị Doanh Nghiệp
Văn Hóa là hệ quả của hệ giá trị cốt lõi doanh nghiệp, và hệ giá trị định hình tư duy, thái độ, cách hàng xử và trãi nghiệm của nhân viên.
Khi hỏi ngẫu nhiên các nhân viên “doanh nghiệp bạn có những giá trị cốt lõi nào?” nếu chỉ số ít nhân viên có thể gọi tên hoặc tóm tắt giá trị của tổ chức thì rõ ràng doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến "Giá Trị của Doanh Nghiệp".
Nguồn gốc của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ ba nguồn chính:
Niềm tin, giá trị và quan niệm của sáng lập viên và lãnh đạo doanh nghiệp
Sáng lập viên là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên Văn hóa doanh nghiệp, đồng thời tạo nên nét đặc thù của Văn hóa doanh nghiệp. Xét từ một khía cạnh nào đó, doanh nghiệp cũng giống như con người, thời kỳ đầu mới thành lập là khoảng thời gian hình thành nhân cách.
Trong thời kỳ này, người sáng lập có nhiệm vụ lựa chọn hướng đi, môi trường hoạt động mà các thành viên sẽ tham gia vào doanh nghiệp… Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, cá tính và triết lý riêng của bản thân các sáng lập viên, có tác động không nhỏ trong việc kiểm soát hành vi của nhân viên.
Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại… của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên Văn hóa doanh nghiệp.
Kinh nghiệm học hỏi được của các thành viên doanh nghiệp trong quá trình phát triển
Có những giá trị Văn hóa doanh nghiệp không phải do sáng lập viên hay nhà lãnh đạo tạo ra mà là do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên, hay còn gọi là những kinh nghiệm học hỏi được.
Hình thức của những giá trị học hỏi được thường rất phong phú, phổ biến là: những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp (kinh nghiệm có được khi xử lý những vấn đề chung bao gồm kinh nghiệm về giao dịch với khách hàng hay kinh nghiệm khi ứng phó với sự thay đổi…); những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác (kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, của chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp…);
Ngoài ra còn có các giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác (thông qua việc gửi nhân viên tham dự những khóa đào tạo ở nước ngoài) hay là những xu hướng và trào lưu xã hội…
Niềm tin và những giá trị của các thành viên mới và lãnh đạo mới
Không chỉ người sáng lập, nhân viên cũ mà thậm chí các nhân viên mới hay nhà lãnh đạo mới cũng góp phần hình thành Văn hóa doanh nghiệp. Cấu trúc Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những thực thể hữu hình và những giá trị quan điểm, nguyên tắc mang tính ổn định tương đối, vì thế bất cứ giá trị mong muốn nào mà lãnh đạo mới muốn đưa vào đều là nguồn gốc làm nên Văn hóa doanh nghiệp.
Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều cách để phân chia Văn hóa doanh nghiệp thành các yếu tố khác nhau như vật thể, phi vật thể, các giá trị… Nhưng cách phân chia nổi tiếng và được thừa nhận, áp dụng nhiều nhất là cách của Edgar H. Schein. Có thể dễ dàng bắt gặp mô hình các lớp Văn hóa doanh nghiệp của ông trong rất nhiều công trình nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp.
Các văn bản ấn định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
Tập hợp các văn bản này có thể là các giấy tờ xác nhận quyền hoạt động kinh doanh, xác định rõ lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng có thể là văn bản quy định và điều chỉnh hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, quy định chế độ lao động, khen thưởng hoặc kỷ luật đối với mọi thành viên trong công ty.
Ngôn ngữ, trang phục, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, ứng xử của đội ngũ nhân viên
Đây là những yếu tố thể hiện một cách trực tiếp tới khách hàng về nền văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp đó. Phong thái ứng xử, cách biểu lộ cảm xúc của đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc dành cảm tình và sự gắn bó lâu dài của khách hàng. Các yếu tố khác như ngôn ngữ, trang phục giúp xây dựng hình tượng về mặt bằng văn hóa chung của doanh ngh
Văn hoá là khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản, văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống.
Văn hoá thường tồn tại và gắn liền trong một phạm vi nhất định: Văn hoá dân tộc, Văn hoá gia đình…. Trong phạm vi một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế, hay đơn giản là một đơn vị, hội nhóm tập thể, văn hoá cũng sẽ tồn tại.
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp khác. Để tạo ra sự khác biệt này, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá dựa trên hai yếu tố:
Văn Hóa và Giá Trị Doanh Nghiệp
Văn Hóa là hệ quả của hệ giá trị cốt lõi doanh nghiệp, và hệ giá trị định hình tư duy, thái độ, cách hàng xử và trãi nghiệm của nhân viên.
Khi hỏi ngẫu nhiên các nhân viên “doanh nghiệp bạn có những giá trị cốt lõi nào?” nếu chỉ số ít nhân viên có thể gọi tên hoặc tóm tắt giá trị của tổ chức thì rõ ràng doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến "Giá Trị của Doanh Nghiệp".
Nguồn gốc của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành từ ba nguồn chính:
Niềm tin, giá trị và quan niệm của sáng lập viên và lãnh đạo doanh nghiệp
Sáng lập viên là người ghi dấu ấn đậm nét nhất lên Văn hóa doanh nghiệp, đồng thời tạo nên nét đặc thù của Văn hóa doanh nghiệp. Xét từ một khía cạnh nào đó, doanh nghiệp cũng giống như con người, thời kỳ đầu mới thành lập là khoảng thời gian hình thành nhân cách.
Trong thời kỳ này, người sáng lập có nhiệm vụ lựa chọn hướng đi, môi trường hoạt động mà các thành viên sẽ tham gia vào doanh nghiệp… Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, cá tính và triết lý riêng của bản thân các sáng lập viên, có tác động không nhỏ trong việc kiểm soát hành vi của nhân viên.
Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại… của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên Văn hóa doanh nghiệp.
Kinh nghiệm học hỏi được của các thành viên doanh nghiệp trong quá trình phát triển
Có những giá trị Văn hóa doanh nghiệp không phải do sáng lập viên hay nhà lãnh đạo tạo ra mà là do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên, hay còn gọi là những kinh nghiệm học hỏi được.
Hình thức của những giá trị học hỏi được thường rất phong phú, phổ biến là: những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp (kinh nghiệm có được khi xử lý những vấn đề chung bao gồm kinh nghiệm về giao dịch với khách hàng hay kinh nghiệm khi ứng phó với sự thay đổi…); những giá trị học hỏi được từ các doanh nghiệp khác (kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, của chương trình giao lưu giữa các doanh nghiệp…);
Ngoài ra còn có các giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hóa khác (thông qua việc gửi nhân viên tham dự những khóa đào tạo ở nước ngoài) hay là những xu hướng và trào lưu xã hội…
Niềm tin và những giá trị của các thành viên mới và lãnh đạo mới
Không chỉ người sáng lập, nhân viên cũ mà thậm chí các nhân viên mới hay nhà lãnh đạo mới cũng góp phần hình thành Văn hóa doanh nghiệp. Cấu trúc Văn hóa doanh nghiệp bao gồm những thực thể hữu hình và những giá trị quan điểm, nguyên tắc mang tính ổn định tương đối, vì thế bất cứ giá trị mong muốn nào mà lãnh đạo mới muốn đưa vào đều là nguồn gốc làm nên Văn hóa doanh nghiệp.
Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều cách để phân chia Văn hóa doanh nghiệp thành các yếu tố khác nhau như vật thể, phi vật thể, các giá trị… Nhưng cách phân chia nổi tiếng và được thừa nhận, áp dụng nhiều nhất là cách của Edgar H. Schein. Có thể dễ dàng bắt gặp mô hình các lớp Văn hóa doanh nghiệp của ông trong rất nhiều công trình nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp.
Các văn bản ấn định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp
Tập hợp các văn bản này có thể là các giấy tờ xác nhận quyền hoạt động kinh doanh, xác định rõ lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng có thể là văn bản quy định và điều chỉnh hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, quy định chế độ lao động, khen thưởng hoặc kỷ luật đối với mọi thành viên trong công ty.
Ngôn ngữ, trang phục, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, ứng xử của đội ngũ nhân viên
Đây là những yếu tố thể hiện một cách trực tiếp tới khách hàng về nền văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp đó. Phong thái ứng xử, cách biểu lộ cảm xúc của đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc dành cảm tình và sự gắn bó lâu dài của khách hàng. Các yếu tố khác như ngôn ngữ, trang phục giúp xây dựng hình tượng về mặt bằng văn hóa chung của doanh ngh