Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Hà Nội Vàng da ở trẻ sơ sinh

hbp35

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/1/19
Bài viết
22
Thích
0
Điểm
1
#1
Tìm hiểu về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là một tình trang thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vàng da có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Trẻ bị vàng da sinh lý có thể tự khỏi nếu mẹ biết chăm sóc đúng cách. Trẻ bị vàng da bệnh lý, vàng da nhân cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể bị di chứng thần kinh hoặc tử vong.

Cách nhận biết bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh?

Bệnh vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sang. Vì vậy, hằng ngày, các mẹ cần quan sát màu da toàn thânh của trẻ ở nơi sang. Trong trường hợp khó nhận biết ( da trẻ hồng hoặc đen), nên ấn ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi tre có biểu hiện nghi là vàng da, cần đưa đến bác sỹ để kiểm tra.

Vàng da được chia thành 2 mức độ:

  • Nhe: Da hân hơi vàng ở mặt, thân mình, trẻ vẫn bú tốt, hoặc vàng da xuất hiện muộn, sau ngày thứ ba.
  • Nặng: Da vàng sậm, lan xuống tay, chân: trẻ bú kém, bỏ bú, hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh nan, nhiếm trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.
Khi trẻ bị vàng da thì phải làm gì?

Trong trường hợp khó nhận biết như da trẻ đỏ hồng hoặc đen, nên dung đầu ngón tay ấn nhẹ lên da tre trong vài giây, sau đó bỏ tay ra.

Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng).

Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hoá.

Hằng ngày, cần theo dõi các vùng lan rộng của bệnh vàng da và các triệu chứng xuất hiện kèm theo. Theo dõi liên tục trong vòng 7 - 10 ngày sau sinh.

Cần đưa ngay trẻ đến khám bác sĩ trong trường hợp:

Bú ít hơn một nửa so với bình thường.

Nước tiểu trong.

Ngủ nhiều.

Vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Vàng da lan đến bàn tay, bàn chân.

Vàng da kéo dài trên 15 ngày.


Vàng da sinh lý xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trẻ vẫn ngoan, ăn ngon, ngủ tốt: Nước tiểu và phân vàng, mỗi ngày trẻ đi từ 2 đến 3 lần. Đến ngày thứ 10 - 15 da tự hết vàng mà không phải điều trị.

Vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và không gây nguy hiểm. Trẻ bị vàng da sinh lý là do khi nằm trong bụng mẹ, cơ thể trẻ có lượng hồng cầu cao (khoảng 5 - 6 triệu hồng cầu/mm3). Khoảng 2 ngày sau sinh, khi trẻ đã có thể tự thở tốt được, lượng hồng cầu thừa bị vỡ hàng loạt làm tăng chất bilirubin trong máu. Chất bilirubin này được chuyển về gan, chuyển hoá ở đó rồi được thải ra ngoài qua đường bài tiết, da trẻ sẽ hết vàng. Ngoài nguyên nhân hồng cầu bị vỡ, trẻ mới sinh bị vàng da còn có thể do trong sữa mẹ có nhiều beta caroten (tiền tố vitamin A) vì chế độ ăn hằng ngày của người mẹ có quá nhiều rau xanh hoặc hoa quả có màu như cà rốt, đu đủ.

Vàng da bệnh lý chiếm tỷ lệ khoảng 25 - 30%. Là hiện tượng chất bilirubin tự do trong máu tăng quá cao. Da của trẻ có thể bị vàng ngay từ ngày đầu lọt lòng. Các vùng da bị vàng lan rộng rất nhanh, bắt đầu từ mặt, đến ngực, bụng rồi lan dần xuống hai tay, hai chân. Các triệu chứng kèm theo như trẻ ngủ li bì, bú ít, sốt cao. Nước tiểu trong, đi đại tiện một lần/ngày. Nguyên nhân chính gây bệnh vàng da là mẹ và con bất đồng nhóm máu APO hoặc Rh, hạ đường huyết, đa hồng cầu, bướu máu...

Vàng da nhân - căn bệnh khó chữa

Theo bác sĩ Liên, trẻ bị bệnh vàng da thường trở nặng ở những trường hợp sinh non, thiếu tháng, trẻ nhẹ cân. Trẻ mắc bệnh vàng da, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, chất bilirubin nhanh chóng chạy lên não, làm tổn thương não dẫn đến bị vàng da nhân. Vùng da bị vàng lan đến lòng bàn tay, bàn chân. Triệu chứng ban đầu của bệnh vàng da nhân là toàn thân cứng, vặn xoắn, co giật, gan to. Bác sĩ Liên cho biết thêm, hiện nay vàng da nhân vẫn là một trong những căn bệnh còn khó chữa khỏi. Trẻ dễ bị tử vong hoặc mắc các di chứng lâu dài: giảm thị lực, thính lực, chậm phát triển trí tuệ...

Một số phương pháp điều trị bệnh vàng da

Các bé bị vàng da thường được chiếu đèn


Chiếu đèn:

Được chỉ định đối với trẻ (có cân nặng trên 2,5kg) có nồng độ bilirubin trong máu vào ngày thứ nhất: 40mg/l; ngày thứ 2: 130mg/1; ngày thứ 3: 160mg/l.

Dùng nguồn ánh sáng mầu xanh dương từ bóng đèn compact, hallogen tác động lên các phân tử bilirubin ở dưới da trẻ. Các phân tử này bị biến thành các dạng đồng phân quang học, không độc, tan trong nước, dễ dàng được thải qua nước tiểu. Chiếu đèn liên tục từ 3 - 15 ngày, tuỳ theo mức độ của bệnh. Có thể cho trẻ chiếu đèn trong lồng ấp, giữ nhiệt độ từ 30 - 32oC. Cân nặng của trẻ càng thấp, nhiệt độ trong lồng ấp càng cao.

Lưu ý khi chiếu đèn: cần cho trẻ uống thêm nước, bú nhiều để bổ sung nước cho cơ thể. Hoặc truyền thêm dung dịch đường 10%.

Thay máu:

Được chỉ định đối với trẻ (có cân nặng trên 2,5kg) có nồng độ bilirubin trong máu vào ngày thứ 1 và ngày thứ 2: 180mg/l; ngày thứ 3: 200mg/l.

Qua đường tĩnh mạch rốn, dùng bơm tiêm hút ra một lượng máu nhất định sau đó lại bơm vào cơ thể trẻ một lượng máu tương đương. Sau mỗi lần thay máu, cần kiểm tra lại nồng độ bilirubin. Nếu nồng độ này vẫn cao, cần thay lần tiếp theo cho đến khi nồng độ bilirubin đạt mức cho phép.

Lượng máu được chỉ định đối với trẻ sinh đủ tháng từ 150 - 160ml/kg/lần; trẻ sinh thiếu tháng từ 180 - 190ml/kg/lần.



TRÀ LỢI SỮA PUMA
Https://loisuapuma.vn

Hottline: 0968.208.616

Fb: TRÀ LỢI SỮA PUMA - Đặc trị MẤT SỮA, ÍT SỮA
 

Đối tác

Top