Giá vàng thế giới đang có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp sau chuỗi 6 phiên “lao dốc”, tuy nhiên giá vàng miếng SJC lại bắt đầu giảm.
Ngày 11-10, giá vàng miếng tại Công ty SJC điều chỉnh giảm nửa triệu đồng một lượng so với chốt phiên hôm qua, đưa giá niêm yết xuống còn 82,5 triệu đồng/lượng mua vào và 84,5 triệu đồng/lượng bán ra.
Thị trường khó dự đoán
Đối với các loại vàng nhẫn 9999, diễn biến tăng giảm trái chiều. Đơn cử, tại Công ty SJC, giá vàng nhẫn trơn được niêm yết ở mức 81,5 – 82,8 triệu đồng/lượng, thấp hơn 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với giá đóng cửa hôm qua.
Tương tự, các cửa hàng vàng tại Mi Hồng điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng, niêm yết giá vàng nhẫn trơn ở mức 82,5 – 83 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng SJC giảm mạnh, ngược chiều thế giới. Ảnh:T.L
Ở chiều ngược lại, giá vàng nhẫn 9999 tại Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận lại tăng 200.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua, nâng giá mua – bán lên 82 – 83,1 triệu đồng/lượng.
Không chỉ tăng giảm trái chiều mà chênh lệch giá mua – bán của vàng nhẫn 9999 cũng nới rộng hơn, có doanh nghiệp chỉ neo mức chênh lệch khoảng nửa triệu đồng một lượng. Song cũng có doanh nghiệp đẩy khoảng cách này lên đến 1,3 triệu đồng/lượng. Thậm chí tại Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SJB, chênh lệch giá mua – bán vàng nhẫn bật lên tới 3,5 triệu đồng/lượng.
Nguồn cung vàng nhẫn ngày càng khan hiếm được xem là nguyên nhân chính dẫn đến những biến động bất thường về giá giao dịch cũng như chênh lệch giá mua bán. Thậm chí không mua được vàng tại các doanh nghiệp lớn, không hiếm người đã phải “chạy” sang thị trường chợ đen để trao đổi. Điều này không chỉ gây rủi ro cho người mua mà ngay cả các tiệm vàng cũng “chùn tay”, nhất là với vàng miếng SJC thiếu các loại giấy tờ, hóa đơn.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay dao động quanh mức 2.640 USD/ounce, tăng hơn 10 USD/ounce so với một ngày trước. Quy đổi theo tỉ giá tại các ngân hàng thương mại, giá vàng thế giới tương đương 79,6 triệu đồng/lượng.
Chu kỳ tăng giá vàng mới chỉ bắt đầu
Mặc dù thị trường vàng “ngoại” đang chật vật kiếm tìm động lực tăng giá mới sau đợt tăng phi mã thời gian gần đây, nhưng theo một nhà phân tích thị trường, đợt tăng giá này vẫn chưa kết thúc.
Bà Chantelle Schieven, Trưởng phòng nghiên cứu tại Capitalight Research cho rằng, đà tăng của giá vàng chưa kết thúc bởi ngoài yếu tố Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất USD, thì sự bất ổn về địa chính trị đang là động lực chính hỗ trợ cho kim loại quý màu vàng.
“Tình hình bất ổn địa chính trị là yếu tố chính thúc đẩy vàng tăng gần 30% kể từ đầu năm. Căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể dễ dàng đẩy giá vàng tăng thêm 10% trong thời gian tới do nhu cầu trú ẩn an toàn tài sản của các nhà đầu tư ngày càng cao.
Trong kịch bản đó, mốc kỷ lục 3.000 USD/ounce không phải là quá xa. Nếu xung đột ở Trung Đông tiếp tục leo thang, tôi cho rằng vàng sẽ đạt mốc giá này trước khi năm 2024 kết thúc", bà Schieven nói.
Nhìn xa hơn sự biến động trong ngắn hạn, bà Schieven cho biết vàng vẫn được hỗ trợ tốt khi các yếu tố dài hạn bắt đầu được chú ý. Bà mô tả tiềm năng của vàng là thứ có thể biến đổi thị trường.
Bà Schieven cho biết thêm, mặc dù giá vàng tăng một cách ấn tượng trong năm qua, nhưng chu kỳ tăng giá mới của kim loại quý này chỉ mới bắt đầu. Do đó, còn lâu vàng mới đạt đến đỉnh của chu kỳ này. Ngoài sự bất ổn về địa chính trị, mối đe dọa của cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu là mối nguy hiểm lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt.
“Các ngân hàng trung ương không thể giữ lãi suất ở mức cao như vậy. Do đó, chỉ có thêm sự không chắc chắn về lạm phát. Chỉ riêng yếu tố này sẽ giúp thị trường vàng và bạc duy trì đà tăng giá trong vài năm tới”, bà Schieven đánh giá.
Link: https://plo.vn/vang-mieng-sjc-dien-...ngoai-se-con-tang-den-bao-gio-post814420.html
Nguồn: THÙY LINH - Báo Pháp Luật TP.HCM
Ngày 11-10, giá vàng miếng tại Công ty SJC điều chỉnh giảm nửa triệu đồng một lượng so với chốt phiên hôm qua, đưa giá niêm yết xuống còn 82,5 triệu đồng/lượng mua vào và 84,5 triệu đồng/lượng bán ra.
Thị trường khó dự đoán
Đối với các loại vàng nhẫn 9999, diễn biến tăng giảm trái chiều. Đơn cử, tại Công ty SJC, giá vàng nhẫn trơn được niêm yết ở mức 81,5 – 82,8 triệu đồng/lượng, thấp hơn 300.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với giá đóng cửa hôm qua.
Tương tự, các cửa hàng vàng tại Mi Hồng điều chỉnh giảm 100.000 đồng/lượng, niêm yết giá vàng nhẫn trơn ở mức 82,5 – 83 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng SJC giảm mạnh, ngược chiều thế giới. Ảnh:T.L
Ở chiều ngược lại, giá vàng nhẫn 9999 tại Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận lại tăng 200.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua, nâng giá mua – bán lên 82 – 83,1 triệu đồng/lượng.
Không chỉ tăng giảm trái chiều mà chênh lệch giá mua – bán của vàng nhẫn 9999 cũng nới rộng hơn, có doanh nghiệp chỉ neo mức chênh lệch khoảng nửa triệu đồng một lượng. Song cũng có doanh nghiệp đẩy khoảng cách này lên đến 1,3 triệu đồng/lượng. Thậm chí tại Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SJB, chênh lệch giá mua – bán vàng nhẫn bật lên tới 3,5 triệu đồng/lượng.
Nguồn cung vàng nhẫn ngày càng khan hiếm được xem là nguyên nhân chính dẫn đến những biến động bất thường về giá giao dịch cũng như chênh lệch giá mua bán. Thậm chí không mua được vàng tại các doanh nghiệp lớn, không hiếm người đã phải “chạy” sang thị trường chợ đen để trao đổi. Điều này không chỉ gây rủi ro cho người mua mà ngay cả các tiệm vàng cũng “chùn tay”, nhất là với vàng miếng SJC thiếu các loại giấy tờ, hóa đơn.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay dao động quanh mức 2.640 USD/ounce, tăng hơn 10 USD/ounce so với một ngày trước. Quy đổi theo tỉ giá tại các ngân hàng thương mại, giá vàng thế giới tương đương 79,6 triệu đồng/lượng.
Chu kỳ tăng giá vàng mới chỉ bắt đầu
Mặc dù thị trường vàng “ngoại” đang chật vật kiếm tìm động lực tăng giá mới sau đợt tăng phi mã thời gian gần đây, nhưng theo một nhà phân tích thị trường, đợt tăng giá này vẫn chưa kết thúc.
Bà Chantelle Schieven, Trưởng phòng nghiên cứu tại Capitalight Research cho rằng, đà tăng của giá vàng chưa kết thúc bởi ngoài yếu tố Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất USD, thì sự bất ổn về địa chính trị đang là động lực chính hỗ trợ cho kim loại quý màu vàng.
“Tình hình bất ổn địa chính trị là yếu tố chính thúc đẩy vàng tăng gần 30% kể từ đầu năm. Căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể dễ dàng đẩy giá vàng tăng thêm 10% trong thời gian tới do nhu cầu trú ẩn an toàn tài sản của các nhà đầu tư ngày càng cao.
Trong kịch bản đó, mốc kỷ lục 3.000 USD/ounce không phải là quá xa. Nếu xung đột ở Trung Đông tiếp tục leo thang, tôi cho rằng vàng sẽ đạt mốc giá này trước khi năm 2024 kết thúc", bà Schieven nói.
Nhìn xa hơn sự biến động trong ngắn hạn, bà Schieven cho biết vàng vẫn được hỗ trợ tốt khi các yếu tố dài hạn bắt đầu được chú ý. Bà mô tả tiềm năng của vàng là thứ có thể biến đổi thị trường.
Bà Schieven cho biết thêm, mặc dù giá vàng tăng một cách ấn tượng trong năm qua, nhưng chu kỳ tăng giá mới của kim loại quý này chỉ mới bắt đầu. Do đó, còn lâu vàng mới đạt đến đỉnh của chu kỳ này. Ngoài sự bất ổn về địa chính trị, mối đe dọa của cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu là mối nguy hiểm lớn nhất mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt.
“Các ngân hàng trung ương không thể giữ lãi suất ở mức cao như vậy. Do đó, chỉ có thêm sự không chắc chắn về lạm phát. Chỉ riêng yếu tố này sẽ giúp thị trường vàng và bạc duy trì đà tăng giá trong vài năm tới”, bà Schieven đánh giá.
Link: https://plo.vn/vang-mieng-sjc-dien-...ngoai-se-con-tang-den-bao-gio-post814420.html
Nguồn: THÙY LINH - Báo Pháp Luật TP.HCM