Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Vì sao kim cương tự nhiên được ưu ái hơn kim cương nhân tạo và các loại đá quý khác?

đình khã ý

Thành viên cấp 1
Tham gia
25/10/21
Bài viết
6
Thích
0
Điểm
1
#1
Ai cũng biết những viên kim cương tự nhiên bao giờ cũng có một giá trị nhất định trong giới đá quý. Việc sở hữu cho mình một viên kim cương khiến cho bạn cảm thấy mình trở nên sang trọng và có quyền lực hơn. Để phân biệt được kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cung cấp một số cách nhận biết giữa hai loại này.
1. Quá trình hình thành kim cương tự nhiên?

Kim cương tự nhiên là loại đá quý được khai thác ở sâu dưới lòng đất, trong các quặng mỏ do trải qua hàng tỷ năm, than đá trong các vụ cháy đã bị chôn vùi ở độ sâu khoảng 1500 km. Ở đó, có nhiệt độ cực cao là 1200 độ C và áp suất lên đến 5 gigapascal. Đây là những điều kiện thuận lợi để cacbon trong cây kết hợp với các chất vô cơ có sẵn trong lớp trung gian của trái đất để tạo thành kim cương thiên nhiên.
Sau đó, kim cương tự nhiên sẽ theo những đợt núi lửa phun trào mà trở lại mặt đất dưới dạng đá núi lửa Kimberlite. Người ta thường khai thác kim cương ở những lục địa cổ có nhiều núi lửa đã tắt như châu Phi, Nga, Canada… Với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, việc khai thác kim cương được trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
2. Sự khác biệt giữa kim cương tự nhiên và các loại đá quý

Trên thị trường trang sức thường có rất nhiều loại kim cương thiên nhiên và đá quý khác nhau. Để có thể phân biệt kim cương và đá quý bạn cần nắm rõ các đặc điểm của chúng với cấu tạo khác nhau:

Kim cương tự nhiên: Được hình thành trong lòng đất cách đây hàng tỷ năm. Những mẫu nhẫn kim cương tự nhiên mang một vẻ đẹp mê ly và có các tính chất vật lý hoàn hảo. Do vậy, giá trị mỗi viên kim cương mang lại là rất lớn, bền đẹp theo thời gian.

Kim cương nhân tạo: Có vẻ đẹp, độ tinh khiết không thua kém gì những mẫu nhẫn kim cương tự nhiên. Cũng rất khó phân biệt chúng khi không dùng các thiết bị kiểm định chuyên dụng. Hiện nay trên thị trường có các loại đá quý như Cubic Zirconia được gọi là kim cương nhân tạo.

Đá Moissanite (SiC): Là khoáng vật Silicon Carbide hoặc Carborundum, có độ cứng gần bằng kim cương trên thang đo Mohs. Nó có những đặc điểm tương tự kim cương như độ dẫn nhiệt nên rất khó phân biệt nhẫn kim cương tự nhiên và đá quý này.

Đá Cubic Zirconia (CZ): Đá CZ thường có màu trắng với vẻ ngoài nhìn khá giống kim cương. Nhưng có độ cứng rất thấp so với nhẫn kim cương tự nhiên, chỉ từ 8-8.5 theo thang đo Mohs. Đá CZ rất dễ bị trầy xước, nhanh xuống màu và mất vẻ đẹp tự nhiên.
Nguồn: Tierra
 

Đối tác

Top