Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Hồ Chí Minh VÌ SAO LẠI BỊ CHẢY MÁU NƯỚU RĂNG KHI ĐÁNH RĂNG?

drcareimplantclinic

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/8/23
Bài viết
347
Thích
0
Điểm
16
Nơi ở
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh
Website
drcareimplant.com
#1
Chảy máu nướu răng khi đánh răng là vấn đề mà nhiều Cô Chú, Anh Chị gặp phải nhưng lại ít được quan tâm, bởi cho rằng tình trạng này không đáng lo ngại. Tuy nhiên chảy máu nướu răng kéo dài có thể gây viêm nướu cấp tính; ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Vì sao lại bị chảy máu nướu răng khi đánh răng?
Đánh răng hay bị chảy máu nướu là một dấu hiệu thường gặp hàng ngày mà Cô Chú, Anh Chị thường bỏ qua. Chảy máu nướu răng khi đánh răng kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đánh răng hay bị chảy máu nướu:
  • Thói quen vệ sinh răng miệng không khoa học
  • Nướu răng chảy máu do mắc bệnh về nướu, viêm nướu
  • Các vấn đề về răng và quanh răng
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
  • Nướu răng chảy máu do mắc bệnh về gan, mật
  • Chảy máu nướu răng do xuất huyết giảm tiểu cầu
  • Dùng thuốc kháng sinh thời gian dài gây chảy máu nướu răng
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
  • Căng thẳng, lo lắng kéo dài gây chảy máu nướu răng
Thói quen vệ sinh răng miệng không khoa học

Nhiều Cô Chú, Anh Chị có thói quen chải răng quá mạnh, dùng bàn chải đánh răng lông cứng, chải răng ngang hoặc chải răng quá nhiều lần trong ngày dễ tác động xấu đến nướu, làm nướu tổn thương và chảy máu.

Sử dụng tăm thay vì dùng chỉ nha khoa hay dùng chỉ nha khoa sai cách,… cũng là nguyên nhân làm xước nướu, làm to lỗ chân răng khiến vi khuẩn, thức ăn dễ bám vào và dẫn đến chảy máu nướu răng.
Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Vitamin C giúp phát triển và tái tạo mô, có chức năng chữa lành vết thương và củng cố xương, răng. Nếu cơ thể thiếu Vitamin C sẽ xảy ra tình trạng sưng và chảy máu nướu.

Việc ăn uống thiếu vitamin K cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu nướu răng. Vì loại vitamin này có tác dụng hỗ trợ quá trình đông máu, nếu cơ thể thiếu hụt có thể gây rối loạn đông máu, nướu thường xuyên chảy máu.

Bên cạnh đó, “người hút thuốc sẽ có nguy cơ bị chảy máu nướu răng cao hơn và tăng khả năng mắc bệnh nha chu”- theo bác sĩ Peter Doig, chủ tịch Hiệp hội Nha khoa Canada. Khói thuốc khiến các độc tố tích tụ trên răng khó được làm sạch. Tình trạng này lâu ngày cũng có thể khiến nướu răng bị tổn thương và chảy máu.



Nướu răng chảy máu do mắc bệnh về nướu, viêm nướu

Nếu Cô Chú, Anh Chị thường xuyên thấy máu đỏ khi đánh răng, thường là dính trên lông bàn chải, thì có thể đó là dấu hiệu của viêm nướu. Khi nướu bị viêm nhiễm thường sưng đỏ, xung huyết, dễ bị tổn thương, chảy máu khi va chạm nhẹ.

Viêm nướu, nha chu thường do mảng bám thức ăn và vi khuẩn sâu răng tích tụ nhiều, bám chặt trên răng. Các nội độc tố do vi khuẩn tiết ra làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, gây nên các phản ứng của cơ thể như sưng, viêm, chảy máu nướu răng...

Các vấn đề về răng và quanh răng
Răng mọc không đúng chỗ, mọc lệch, khấp khểnh khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, thức ăn thường xuyên bị mắc lại ở kẽ răng là lý do dẫn đến đánh răng hay bị chảy máu nướu.

Mọc răng khôn, nhiễm trùng chân răng, sâu răng, viêm nha chu,... cũng là các bệnh ở răng và quanh răng gây ra tình trạng chảy máu nướu răng khi đánh răng.

Nướu răng chảy máu do mắc bệnh về gan, mật
Cơ thể mắc các bệnh lý về gan, mật cũng có thể gây nên tình trạng chảy máu nướu răng không kiểm soát. Hai bộ phận này tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ Vitamin K, khi chức năng gan và thận hoạt động không tốt rất dễ gây nên các rối loạn đông máu, làm cho tình trạng chảy máu nướu răng diễn ra thường xuyên hơn.

Ngoài ra, khi mắc các bệnh rối loạn máu không đông, bệnh bạch cầu, đa u tủy cũng khiến nướu răng của Cô Chú, Anh Chị chảy máu trầm trọng.

Chảy máu nướu răng do xuất huyết giảm tiểu cầu
Tiểu cầu trong máu có chức năng cầm máu, khi Cô Chú, Anh Chị mắc các bệnh lý như sốt xuất huyết, bạch cầu… sẽ khiến khối lượng tiểu cầu suy giảm. Người bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu khi đánh răng hay bị chảy máu nướu răng và đi kèm với sốt, xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất, làm da bị căng ra.

Dùng thuốc kháng sinh thời gian dài gây chảy máu nướu răng

Đối với những Cô Chú, Anh Chị phải sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng thiếu hụt Vitamin K, gây chảy máu nướu răng khi đánh răng. Ngoài ra, thuốc điều trị các bệnh động kinh, ung thư cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc tiền mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu nướu răng. Những thay đổi đột ngột về nội tiết tố sẽ làm tăng lưu lượng máu đến nướu, gây xuất huyết.

Căng thẳng, lo lắng kéo dài gây chảy máu nướu răng
Một nghiên cứu vào năm 2006 được công bố trên Tạp chí Nha chu, cho thấy phụ nữ bị trầm cảm liên quan đến căng thẳng có mức độ viêm nướu và có nguy cơ tích tụ mảng bám cao hơn.

Tình trạng căng thẳng làm trầm trọng vấn đề viêm nhiễm trong cơ thể, khiến nướu răng dễ bị chảy máu. Căng thẳng quá mức cũng làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khó kháng lại tình trạng viêm nhiễm và vết thương cũng trở nên khó chữa lành hơn.


Chảy máu nướu răng khi đánh răng có nguy hiểm không?
Hiện tượng chảy máu nướu răng đa số đều do các mảng bám cao răng hình thành lâu ngày, tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây sưng viêm.

Nếu viêm nướu nhẹ, hiện tượng chảy máu nướu răng có thể xuất hiện một vài ngày rồi tự hết. Nhưng nếu tình trạng chảy máu nướu răng tái đi tái lại thường xuyên sẽ dẫn đến viêm nướu cấp tính và ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Đặc biệt hơn, tình trạng chảy máu nướu răng còn gây ra những tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe:

  • Chảy máu nướu răng thường xuyên gây khó chịu, đau nhức, khiến cho việc ăn nhai khó khăn; ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, dễ dẫn tới ức chế, căng thẳng.
  • Nếu không sớm được xử lý, chảy máu nướu răng có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm nha chu, làm phá hủy các tổ chức quanh răng, khiến răng lung lay và cuối cùng là rụng răng, mất răng.
  • Đặc biệt nguy hiểm ở những Cô Chú, Anh Chị có bệnh tiểu đường hay tim mạch. Chảy máu nướu răng kéo dài gây tăng đường huyết, biến chứng viêm nội tâm mạc, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Ở phụ nữ mang thai, bệnh viêm lợi, chảy máu nướu răng làm tăng gấp đôi nguy cơ bị biến chứng thai kỳ, dẫn đến sinh non, trẻ sinh non bị nhẹ cân.
Nguồn bài viết: https://drcareimplant.com/vi-sao-lai-bi-chay-mau-nuou-rang-khi-danh-rang-1052
 

Đối tác

Top