- Tham gia
- 4/4/19
- Bài viết
- 485
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
“Vũ khí bí mật” tăng cường trí thông minh cảm xúc cho trẻ
Kelly Holmes, bà mẹ 4 con, tác giả cuốn sách “Happy You, Happy Family” chia sẻ về tác dụng tuyệt vời của việc viết nhật ký. Đây là cách để nuôi dưỡng và phát triển trí thông minh cảm xúc – yếu tố cực kỳ quan trọng trong thành công của con.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 8 , học thêm toán 9 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)
Con gái lớn của tôi
Một vài buổi sáng trước khi đến trường, con gái 9 tuổi của tôi không ăn sáng. Dù cho tôi có nói dù đi chăng nữa.
Trong cả hai trường hợp trên, tôi từng buộc con phải đưa ra bằng được một lời giải thích. “Có chuyện gì không ổn? Chuyện gì đã xảy ra hôm nay? Con đang lo lắng điều gì vậy?…
Nhưng nỗ lực đó của tôi chưa bao giờ hiệu quả. Rốt cuộc, tôi đã nhận ra thông điệp này. Bởi vì khi bạn đang rơi vào mớ bòng bong những cảm xúc buồn chán, chính xác là bạn chẳng hề muốn ai đó cứ lẽo nhẽo theo bạn và đòi hỏi bạn phải cho người ta một lý do.
Là cha mẹ, đây là điều có thể bạn không nhìn thấy
May mà con gái tôi đã thể hiện cơn bão cảm xúc trong lòng ra bên ngoài. Chứ nhiều đứa trẻ thường xuyên phải trải nghiệm những cảm xúc lớn lao nhưng lại không biết cách chia sẻ hay đối mặt như thế nào.
Ví dụ:
Là cha mẹ, thường chúng ta chẳng biết gì về những khoảnh khắc đó. Và con trẻ lại không biết cách biết bày tỏ theo hướng chủ động, tích cực. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi với nhiều người lớn, viêc này cũng chẳng dễ dàng!
Vậy làm thế nào để giúp con xử lý những cảm xúc trên và tiếp tục tiến bước?
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những đứa trẻ có trí thông minh cảm xúc lành mạnh học tốt hơn ở trường, có nhiều mối quan hệ tích cực hơn và thể hiện sự thấu cảm lớn hơn.
Giúp con học hỏi và lớn khôn từ những hoàn cảnh thử thách
Hỏi một câu trực tiếp như “Có chuyện gì làm con buồn phiền sao?” thường không hiệu quả. Và như cách tối làm trước đây, nhì nhèo đòi con phải thổ lộ cũng phản tác dụng chẳng kém.
Nhưng khoảng 1 năm trước, tôi tình cờ bắt gặp thứ “vũ khí bí mật” trong hộp công cụ dạy con. Nó có thể giúp con gái tôi xử lý những gập ghềnh trên hành trình cảm xúc. Đó là những cuốn nhật ký cho trẻ.
Viết nhật ký là công cụ đầy sức mạnh để cả người lớn và trẻ em đối diện với những cảm xúc lớn. Lý do là:
8 dạng nhật ký giúp tăng cường trí thông minh cảm xúc cho trẻ
Những trang nhật ký trắng có thể hiệu quả với những người đã quen viết. Nhưng với phần lớn trẻ em, chúng cần hỗ trợ nhiều hơn để viết nhật ký thực sự phát huy tác dụng.
1Nhật ký mẹ và con
Một trong những cách tốt nhất để khuyến khích con viết nhật ký là bạn chung tay với con. Một cuốn nhật ký chung sẽ là gợi ý phù hợp cho cả bạn và bé.
Bạn và trẻ thay phiên nhau viết vào cuốn nhật ký này. Trong quá trình đó, bạn sẽ phát hiện ra điều gì đang làm trĩu nặng trái tim con.
2Nhật ký tranh
Đay là dạng nhật ký mà mẹ con cùng vẽ, cùng tô màu. Hai mẹ con cũng có thể viết thư cho nhau, vẽ ra những thứ làm mình sợ, hình dung tương lai sẽ thế nào…
Nếu con bạn không thích viết lách thì vẽ, tô màu vào nhật ký sẽ là lựa chọn thay thế thích hợp lúc đầu.
3Nhật ký hỏi – đáp
Mỗi ngày, bạn trả lời một câu hỏi của con hoặc ngược lại. Trên một trang nhật ký, có thể viết câu trả lời theo từng năm. Điều này có nghĩa là bạn có thể theo dõi sự khác biệt trong câu trả lời của mình/của con sau mỗi năm cho cùng 1 câu hỏi.
4Nhật ký điền vào chỗ trống
Với loại nhật ký này, bạn sẽ đưa ra những gợi ý ban đầu. Ví dụ trong hình “Nếu tôi được bước ra ngoài không gian vũ trụ, đây sẽ là thứ tôi mang theo…”. Nhiệm vụ của trẻ là điền vào dấu ba chấm này. Nhật ký thích hợp cho bé tuổi mầm non và đầu cấp Tiểu học.
5Nhật ký Cỗ máy thời gian
Tương tự nhật ký điền vào chỗ trống, loại nhật ký cỗ máy thời gian thích hợp cho trẻ từ 8 tuổi trở lên. Trẻ sẽ phải trả lời những câu hỏi như “Làm thế nào để có ngày đẹp nhất từ trước đến nay?”; “Làm thế nào để vượt qua ngày tồi tệ nhất từ trước đến nay?”…
6Nhật ký việc tốt
Nhật ký này sẽ gồm những gợi ý hàng ngày để truyền cảm hứng cho trẻ “làm một điều gì đó tuyệt diệu”. Ví dụ, viết lời khen ngợi ai đó; nhớ lại bài học đáng giá mà bạn từng nhận được hoặc “Bạn có thể cho đi bao nhiêu nụ cười vào ngày hôm nay?”…
Nhật ký “Tôi yêu khoa học”
Cuốn nhật ký đặc biệt dành cho những trẻ thích tí toáy, khám phá và thử nghiệm. Bạn có thể:
Dành cho trẻ thích viết sáng tạo, dạng nhật ký này có thể bao gồm các gợi ý bài viết, lời động viên của tác giả nổi tiếng. Bên cạnh đó là những hoạt động vui nhộn để khích lệ thói quen tưởng tượng, sáng tạo ở trẻ.
8Nhật ký truyện tranh
Đây sẽ là cuốn nhật ký độc đáo để trẻ tự thiết kế cuốn truyện tranh của riêng mình. Trẻ mầm non có thể chỉ cần vẽ tranh thể hiện nội dung câu chuyện mình sáng tác vào đây. Phần lời có thể được bổ sung khi trẻ lớn hơn.
Theo Happy You, Happy Family
Kelly Holmes, bà mẹ 4 con, tác giả cuốn sách “Happy You, Happy Family” chia sẻ về tác dụng tuyệt vời của việc viết nhật ký. Đây là cách để nuôi dưỡng và phát triển trí thông minh cảm xúc – yếu tố cực kỳ quan trọng trong thành công của con.
(Lớp học thêm toán thầy Trường tổng hợp, Thầy Trường mở các lớp học thêm toán 8 , học thêm toán 9 , luyện thi vào 10 tại Hà Nội)
Con gái lớn của tôi
Một vài buổi sáng trước khi đến trường, con gái 9 tuổi của tôi không ăn sáng. Dù cho tôi có nói dù đi chăng nữa.
- “Con sẽ chết đói mất thôi khi đến trường”.
- “Đây là cơ hội cuối cùng để con được ăn cho tới 6 tiếng nữa”.
- “Con sẽ không thể tập trung vào bất cứ việc này nếu bụng đói”.
- Con gái chỉ nhấm nhấp 1-2 miếng thức ăn để tôi khỏi làu bàu bên cạnh nữa. Rồi thôi.
Trong cả hai trường hợp trên, tôi từng buộc con phải đưa ra bằng được một lời giải thích. “Có chuyện gì không ổn? Chuyện gì đã xảy ra hôm nay? Con đang lo lắng điều gì vậy?…
Nhưng nỗ lực đó của tôi chưa bao giờ hiệu quả. Rốt cuộc, tôi đã nhận ra thông điệp này. Bởi vì khi bạn đang rơi vào mớ bòng bong những cảm xúc buồn chán, chính xác là bạn chẳng hề muốn ai đó cứ lẽo nhẽo theo bạn và đòi hỏi bạn phải cho người ta một lý do.
Là cha mẹ, đây là điều có thể bạn không nhìn thấy
May mà con gái tôi đã thể hiện cơn bão cảm xúc trong lòng ra bên ngoài. Chứ nhiều đứa trẻ thường xuyên phải trải nghiệm những cảm xúc lớn lao nhưng lại không biết cách chia sẻ hay đối mặt như thế nào.
Ví dụ:
- Một đứa trẻ khác nói điều gì đó tồi tệ với con bạn và bé bị nỗi buồn đó gặm nhấm suốt cả ngày.
- Con bạn có thể bị điểm bài kiểm tra kém, khiến bé cảm thấy mình đúng là kẻ thất bại.
- Lớp học của con phải học cố cho xong bài vì thiếu thời gian. Kết quả, con phải nháo nhào ăn cho xong bữa trưa để còn kịp giờ vào tiết sau.
- Con có thể bị căng thẳng vì phải thuyết trình trước lớp. Hoặc bé được giao một đề tài mà không biết phải bắt đầu từ đâu.
- Con có thể nghe về bữa tiệc sinh nhật nhưng bé lại không có tên trong danh sách được mời.
Là cha mẹ, thường chúng ta chẳng biết gì về những khoảnh khắc đó. Và con trẻ lại không biết cách biết bày tỏ theo hướng chủ động, tích cực. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi với nhiều người lớn, viêc này cũng chẳng dễ dàng!
Vậy làm thế nào để giúp con xử lý những cảm xúc trên và tiếp tục tiến bước?
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, những đứa trẻ có trí thông minh cảm xúc lành mạnh học tốt hơn ở trường, có nhiều mối quan hệ tích cực hơn và thể hiện sự thấu cảm lớn hơn.
Giúp con học hỏi và lớn khôn từ những hoàn cảnh thử thách
Hỏi một câu trực tiếp như “Có chuyện gì làm con buồn phiền sao?” thường không hiệu quả. Và như cách tối làm trước đây, nhì nhèo đòi con phải thổ lộ cũng phản tác dụng chẳng kém.
Nhưng khoảng 1 năm trước, tôi tình cờ bắt gặp thứ “vũ khí bí mật” trong hộp công cụ dạy con. Nó có thể giúp con gái tôi xử lý những gập ghềnh trên hành trình cảm xúc. Đó là những cuốn nhật ký cho trẻ.
Viết nhật ký là công cụ đầy sức mạnh để cả người lớn và trẻ em đối diện với những cảm xúc lớn. Lý do là:
- Giải phóng cảm xúc qua viết nhật ký có thể giảm lo lắng và căng thẳng, giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Viết nhật ký đặt bạn vào trạng thái chánh niệm, là khi những trải nghiệm tiêu cực có vẻ không tới nỗi khiến bạn tơi tả, rã rời.
- Viết ra trang giấy bằng tay về cảm xúc của mình giúp bạn hiểu rõ hơn, xử lý tốt hơn cảm xúc đó. Nó cũng khai mở tác dụng xoa dịu tối đa của việc viết nhật ký.
- Chưa kể viết nhật ký còn là cách trẻ rèn kỹ năng viết và giao tiếp. Nhiều trẻ không hứng thú với viết văn ở trường. Bởi chúng bị điểm kém do lỗi chính tả/ngữ pháp và không được khích lệ việc diễn tả bản thân. Viết nhật ký trao cho trẻ cơ hội tích cực, lành mạnh để diễn tả bản thân mà không sợ sai.
8 dạng nhật ký giúp tăng cường trí thông minh cảm xúc cho trẻ
Những trang nhật ký trắng có thể hiệu quả với những người đã quen viết. Nhưng với phần lớn trẻ em, chúng cần hỗ trợ nhiều hơn để viết nhật ký thực sự phát huy tác dụng.
1Nhật ký mẹ và con
Một trong những cách tốt nhất để khuyến khích con viết nhật ký là bạn chung tay với con. Một cuốn nhật ký chung sẽ là gợi ý phù hợp cho cả bạn và bé.
Bạn và trẻ thay phiên nhau viết vào cuốn nhật ký này. Trong quá trình đó, bạn sẽ phát hiện ra điều gì đang làm trĩu nặng trái tim con.
2Nhật ký tranh
Đay là dạng nhật ký mà mẹ con cùng vẽ, cùng tô màu. Hai mẹ con cũng có thể viết thư cho nhau, vẽ ra những thứ làm mình sợ, hình dung tương lai sẽ thế nào…
Nếu con bạn không thích viết lách thì vẽ, tô màu vào nhật ký sẽ là lựa chọn thay thế thích hợp lúc đầu.
3Nhật ký hỏi – đáp
Mỗi ngày, bạn trả lời một câu hỏi của con hoặc ngược lại. Trên một trang nhật ký, có thể viết câu trả lời theo từng năm. Điều này có nghĩa là bạn có thể theo dõi sự khác biệt trong câu trả lời của mình/của con sau mỗi năm cho cùng 1 câu hỏi.
4Nhật ký điền vào chỗ trống
Với loại nhật ký này, bạn sẽ đưa ra những gợi ý ban đầu. Ví dụ trong hình “Nếu tôi được bước ra ngoài không gian vũ trụ, đây sẽ là thứ tôi mang theo…”. Nhiệm vụ của trẻ là điền vào dấu ba chấm này. Nhật ký thích hợp cho bé tuổi mầm non và đầu cấp Tiểu học.
5Nhật ký Cỗ máy thời gian
Tương tự nhật ký điền vào chỗ trống, loại nhật ký cỗ máy thời gian thích hợp cho trẻ từ 8 tuổi trở lên. Trẻ sẽ phải trả lời những câu hỏi như “Làm thế nào để có ngày đẹp nhất từ trước đến nay?”; “Làm thế nào để vượt qua ngày tồi tệ nhất từ trước đến nay?”…
6Nhật ký việc tốt
Nhật ký này sẽ gồm những gợi ý hàng ngày để truyền cảm hứng cho trẻ “làm một điều gì đó tuyệt diệu”. Ví dụ, viết lời khen ngợi ai đó; nhớ lại bài học đáng giá mà bạn từng nhận được hoặc “Bạn có thể cho đi bao nhiêu nụ cười vào ngày hôm nay?”…
Nhật ký “Tôi yêu khoa học”
Cuốn nhật ký đặc biệt dành cho những trẻ thích tí toáy, khám phá và thử nghiệm. Bạn có thể:
- viết sẵn vào đó những câu danh ngôn của các nhà khoa học nổi tiếng
- dán các biểu đồ khoa học
- gợi ý các bài viết như: “Thử thách mà bạn mới vượt qua thời gian gần đây?”.
Dành cho trẻ thích viết sáng tạo, dạng nhật ký này có thể bao gồm các gợi ý bài viết, lời động viên của tác giả nổi tiếng. Bên cạnh đó là những hoạt động vui nhộn để khích lệ thói quen tưởng tượng, sáng tạo ở trẻ.
8Nhật ký truyện tranh
Đây sẽ là cuốn nhật ký độc đáo để trẻ tự thiết kế cuốn truyện tranh của riêng mình. Trẻ mầm non có thể chỉ cần vẽ tranh thể hiện nội dung câu chuyện mình sáng tác vào đây. Phần lời có thể được bổ sung khi trẻ lớn hơn.
Theo Happy You, Happy Family