Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Xây dựng hệ thống mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp

otakusama

Thành viên cấp 1
Tham gia
16/1/19
Bài viết
49
Thích
0
Điểm
6
Website
namchauims.com
#1
Xây dựng hệ thống mục tiêu là công việc đầu tiên của các nhà lãnh đạo trong việc lập kế hoạch kinh doanh, giúp xác định rõ ràng doanh nghiệp sẽ đi đến đâu và làm thế nào để tới được đích. Hãy cùng Lavan tìm hiểu các bước để xây dựng hệ thống mục tiêu hiệu quả qua bài viết sau đây.


Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp là gì?


Là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của chiến lược là kết quả cụ thể của doanh nghiệp cần đạt được khi thực hiện chiến lược. Thông thường các doanh nghiệp chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.

Một hệ thống mục tiêu lý tưởng nhất là khi các mục tiêu hoạt động riêng của từng phòng ban và của từng nhân viên góp phần giúp toàn bộ tổ chức đạt được mục tiêu tổng thể đã đề ra.


Xây dựng hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp


Tại sao cần xây dựng hệ thống mục tiêu doanh nghiệp

Một hệ thống mục tiêu được xây dựng có thể thống, rõ ràng và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các thành tựu dài hạn như phát triển quy mô hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận, cải thiện năng suất lao động.

>> Xem thêm cách triển khai giải pháp ERP - phần mềm giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả: https://lavan.com.vn/giai-phap-erp-cho-doanh-nghiep/


Xây dựng hệ thống mục tiêu doanh nghiệp như thế nào?

Chuẩn bị:

Trước khi xác định những mục tiêu của mình, doanh nghiệp cần xem xét lại hoạt động kinh doanh hiện tại để phát hiện ra những điểm nào cần phải cải thiển và lĩnh vực nào có thể phát triển mở rộng. Một số công cụ và chiến lược mà bạn có thể sử dụng để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:

  • Phân tích SWOT: xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
  • Benchmarking: so sánh tình hình hoạt động giữa các tổ chức khác nhau nhưng hoạt động trong lĩnh vực tương tự nhau hoặc giữa các bộ phận trong cùng một tổ chức.
  • Nghiên cứu thị trường: nghiên cứu thị trường ngành để xác định nhu cầu khách hàng, xu hướng và những thay đổi về thị hiếu hoặc công nghệ.

Xây dựng mục tiêu:

Thiết lập hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp theo quy tắc SMART

Hãy thiết lập hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp theo quy tắc huyền thoại: SMART – đánh giá một mục tiêu dựa trên 5 tiêu chí:

  • Specific (cụ thể, rõ ràng): càng cụ thể và chi tiết càng tốt về điều mà doanh nghiệp muốn đạt được
  • Measurable (đo lường được): đảm bảo rằng mục tiêu là có thể đo lường được để có thể theo dõi tiến trình và biết được khi nào thì đạt được mục tiêu
  • Achievable (Có thể đạt được): mục tiêu phải nằm trong khả năng thực hiện của doanh nghiệp, trong giới hạn thời gian, tài chính và các nguồn lực khác
  • Realistic (thực tế, liên quan): đảm bảo rằng mục tiêu của bạn có liên quan đến tầm nhìn và định hướng chung mà doanh nghiệp hướng tới. Chẳng hạn như tối đa lợi nhuận, tuyển dụng thêm nhân sự hay tăng nhận diện thương hiệu
  • Timely (thời gian hoàn thành): đặt các deadline cụ thể để hoàn thành mục tiêu.
>> Đừng bỏ lỡ “Bí kíp” giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả - Đột phá vượt trội


Thực hiện mục tiêu:

Một khi đã xây dựng được hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp, bạn cần tìm ra cách để hiện thực hóa các mục tiêu đó. Một cách khá hữu ích đó chia nhỏ quy trình thành các bước và công đoạn nhỏ hơn và lận lượt thực hiện chúng.

Có một số điều bạn cần cân nhắc khi lên kế hoạch chiến lược để thực hiện hệ thống mục tiêu:

  • Khung thời gian: đặt ra thời hạn mà bạn kỳ vọng sẽ hoàn thành một nhiệm vụ
  • Trách nhiệm: chỉ định và phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng người
  • Nguồn lực: lên kế hoạch ngân sách chi tiết, nguồn nhân sự, nguyên vật liệu và nguồn đầu vào khác
  • Kết quả kỳ vọng: xác định rõ ràng kỳ vọng của bạn từ mỗi hoạt động và làm thế nào để biết rằng bạn đã đạt được kỳ vọng đó.


Nhà quản trị cần xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu để làm căn cứ quyết định các nội dung chiến lược và tổ chức thực thi chiến lược đó. Điều quan trọng là giữa nhiệm vụ và mục tiêu phải ăn khớp nhau, có mối quan hệ qua lại. Mục tiêu là lượng hóa nhiệm vụ và nhiệm vụ phải thực hiện mục tiêu.
 
Sửa lần cuối:

Đối tác

Top