Thông thường vô lăng được thiết kế xoay trên trục lái và chỉ khóa cứng khi chìa khóa ở vị trí LOCK hay tắt động cơ bằng nút bấm Start/stop. Tuy nhiên, nhiều người lái mới thường sẽ không biết cách xử lý và cho rằng xe bị khóa vô lăng. Vậy hướng xử lý đối với các trường hợp trên như thế nào?
Lỗi khóa vô lăng là một nhầm lẫn
Hệ thống lái là một trong bảy hệ thống cơ bản cấu thành nên một chiếc ô tô, giúp người lái có thể điều chỉnh hướng di chuyển từ trái sang phải hay đi thẳng. Tuy công dụng chỉ gói gọn như vậy, nhưng cấu tạo của hệ thống lái rất phức tạp và được chia thành nhiều cụm cơ cấu nhỏ, liên kết với nhau. Trong đó, vô lăng thường đặt ngay trên cột lái hay trục lái, và nối liền với thước lái qua hộp cơ cấu lái.
Hệ thống lái trên ô tô hiện đại
Ngày nay, vô lăng có thêm một cơ cấu trợ lực, giúp việc đánh lái trở nên nhẹ nhàng hơn. Tùy theo thiết kế trợ lực điện hay trợ lực thủy lực mà cấu trúc này sẽ thay đổi để phù hợp. Có thể hệ thống trợ lực nằm bên dưới trước lái như trợ lực dầu, nhưng hệ thống trợ lực với mô tô điện cũng có thể nằm ngay khớp nối giữa vô lăng và trục lái như trợ lực điện.
Gần đây các hãng xe sang còn kết hợp cả hai hệ thống thành hệ thống trợ lực lái thủy lực điện tử kết hợp ưu điểm của cả hai. Và dù có hay không trợ lực vô lăng vẫn quay tự do và sẽ không thể xảy ra trường hợp khóa vô lăng trong bất cứ trường hợp nào. Kể cả khi bị chết máy thì hệ thống lái vẫn quay được nhưng khá nặng, đòi hỏi người lái dùng nhiều lực hơn bình thường.
Trong khi đó, khóa vô lăng được tạo ra để đảm bảo khả năng bảo vệ, tránh tình trạng mất cắp xảy ra. Hệ thống này vẫn tiếp tục trang bị trên các dòng xe ô tô hiện đại, dù đã có thêm các công nghệ an ninh tiên tiến hơn như chìa khóa mã hóa chống trộm và hệ thống báo động…
Cách khắc phục lỗi khóa vô lăng
Thông thường nhà sản xuất đều lưu ý tình trạng vô lăng bị khóa trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm với mọi loại xe. Đặc biệt trong các mục hướng dẫn sử dụng khóa điện hoặc nút bấm khởi động, đều đề cập đến vấn đề trên. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, số đông người sử dụng xe thường không để ý đến vấn đề này.
Ví dụ trong sách HDSD xe Honda CR-V 2020 trang 158 có hướng dẫn cách mở khóa vô lăng. Ngoài ra, trang 261 cũng giải thích vị trí khóa điện và chế độ nguồn giúp khóa vô lăng.
Hướng dẫn mở khóa vô lăng
Các vị trí vô lăng bị khóa
Đây cũng là cách mở khóa vô lăng cho tất cả dòng xe sử dụng nút bấm khởi động. Người lái chỉ cần nhấn nút khởi động, kèm theo xoay vô lăng sang trái hoặc phải là có thể mở khóa vô lăng.
Vậy với xe sử dụng chìa khóa điện thông thường, cách mở khóa vô lăng sẽ gồm các bước sau:
Bước 1: Tra (cắm) chìa vào ổ khóa
Cắm chìa vào ổ khóa
Bước 2: Vặn chìa khóa từ vị trí LOCK (hoặc 0) đến vị trí ACC (hoặc I), kèm theo xoay vô lăng sang trái hoặc phải tương tự như bước mở khóa trên xe sử dụng hệ thống nút bấm Start/stop.
Thao tác mở khóa vô lăng
Tổng kết, khóa vô lăng đơn giản chỉ là một tính năng an toàn, không phải là một lỗi và không ảnh hưởng đến vận hành của chiếc xe. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng này, chúng ta cần tránh xoay vô lăng khi đã rút chìa khóa ra khỏi ổ hoặc bấm nút tắt động cơ. Điều này sẽ khiến hệ thống lái tự động khóa cứng vô lăng nhằm đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, nếu chìa khóa cũng bị khóa cứng cùng với vô lăng, chúng ta nên xoay vô lăng tới lui cùng lúc với vặn chìa khóa. Không nên cố gắng xoay chìa vì có thể làm cong vênh, hư hỏng chìa khóa, thậm chí chìa khóa bị gẫy và nằm lại trong ổ.
Bên cạnh khóa vô lăng, người dùng cũng cần phân biệt lỗi này với các lỗi sẽ thường gặp ở hệ thống lái như xì dầu thước lái, hư hỏng rotuyn lái ngoài và rotuyn lái trong, rò rỉ dầu trợ lực, hư bơm trợ lực, xỉa lái… Và gần như các trục trặc này từ hệ thống lái đều không đưa đến hiện tượng khóa vô lăng. Các lỗi này sẽ khiến người lái khó điều khiển xe, xe không đi theo hướng mong muốn hoặc tay lái nặng hơn bình thường.
Xem thêm tại: https://www.danhgiaxe.com/xe-bi-khoa-vo-lang-va-cach-xu-ly-30061
Lỗi khóa vô lăng là một nhầm lẫn
Hệ thống lái là một trong bảy hệ thống cơ bản cấu thành nên một chiếc ô tô, giúp người lái có thể điều chỉnh hướng di chuyển từ trái sang phải hay đi thẳng. Tuy công dụng chỉ gói gọn như vậy, nhưng cấu tạo của hệ thống lái rất phức tạp và được chia thành nhiều cụm cơ cấu nhỏ, liên kết với nhau. Trong đó, vô lăng thường đặt ngay trên cột lái hay trục lái, và nối liền với thước lái qua hộp cơ cấu lái.
Ngày nay, vô lăng có thêm một cơ cấu trợ lực, giúp việc đánh lái trở nên nhẹ nhàng hơn. Tùy theo thiết kế trợ lực điện hay trợ lực thủy lực mà cấu trúc này sẽ thay đổi để phù hợp. Có thể hệ thống trợ lực nằm bên dưới trước lái như trợ lực dầu, nhưng hệ thống trợ lực với mô tô điện cũng có thể nằm ngay khớp nối giữa vô lăng và trục lái như trợ lực điện.
Gần đây các hãng xe sang còn kết hợp cả hai hệ thống thành hệ thống trợ lực lái thủy lực điện tử kết hợp ưu điểm của cả hai. Và dù có hay không trợ lực vô lăng vẫn quay tự do và sẽ không thể xảy ra trường hợp khóa vô lăng trong bất cứ trường hợp nào. Kể cả khi bị chết máy thì hệ thống lái vẫn quay được nhưng khá nặng, đòi hỏi người lái dùng nhiều lực hơn bình thường.
Trong khi đó, khóa vô lăng được tạo ra để đảm bảo khả năng bảo vệ, tránh tình trạng mất cắp xảy ra. Hệ thống này vẫn tiếp tục trang bị trên các dòng xe ô tô hiện đại, dù đã có thêm các công nghệ an ninh tiên tiến hơn như chìa khóa mã hóa chống trộm và hệ thống báo động…
Cách khắc phục lỗi khóa vô lăng
Thông thường nhà sản xuất đều lưu ý tình trạng vô lăng bị khóa trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm với mọi loại xe. Đặc biệt trong các mục hướng dẫn sử dụng khóa điện hoặc nút bấm khởi động, đều đề cập đến vấn đề trên. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, số đông người sử dụng xe thường không để ý đến vấn đề này.
Ví dụ trong sách HDSD xe Honda CR-V 2020 trang 158 có hướng dẫn cách mở khóa vô lăng. Ngoài ra, trang 261 cũng giải thích vị trí khóa điện và chế độ nguồn giúp khóa vô lăng.
Đây cũng là cách mở khóa vô lăng cho tất cả dòng xe sử dụng nút bấm khởi động. Người lái chỉ cần nhấn nút khởi động, kèm theo xoay vô lăng sang trái hoặc phải là có thể mở khóa vô lăng.
Vậy với xe sử dụng chìa khóa điện thông thường, cách mở khóa vô lăng sẽ gồm các bước sau:
Bước 1: Tra (cắm) chìa vào ổ khóa
Bước 2: Vặn chìa khóa từ vị trí LOCK (hoặc 0) đến vị trí ACC (hoặc I), kèm theo xoay vô lăng sang trái hoặc phải tương tự như bước mở khóa trên xe sử dụng hệ thống nút bấm Start/stop.
Tổng kết, khóa vô lăng đơn giản chỉ là một tính năng an toàn, không phải là một lỗi và không ảnh hưởng đến vận hành của chiếc xe. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng này, chúng ta cần tránh xoay vô lăng khi đã rút chìa khóa ra khỏi ổ hoặc bấm nút tắt động cơ. Điều này sẽ khiến hệ thống lái tự động khóa cứng vô lăng nhằm đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, nếu chìa khóa cũng bị khóa cứng cùng với vô lăng, chúng ta nên xoay vô lăng tới lui cùng lúc với vặn chìa khóa. Không nên cố gắng xoay chìa vì có thể làm cong vênh, hư hỏng chìa khóa, thậm chí chìa khóa bị gẫy và nằm lại trong ổ.
Bên cạnh khóa vô lăng, người dùng cũng cần phân biệt lỗi này với các lỗi sẽ thường gặp ở hệ thống lái như xì dầu thước lái, hư hỏng rotuyn lái ngoài và rotuyn lái trong, rò rỉ dầu trợ lực, hư bơm trợ lực, xỉa lái… Và gần như các trục trặc này từ hệ thống lái đều không đưa đến hiện tượng khóa vô lăng. Các lỗi này sẽ khiến người lái khó điều khiển xe, xe không đi theo hướng mong muốn hoặc tay lái nặng hơn bình thường.
Xem thêm tại: https://www.danhgiaxe.com/xe-bi-khoa-vo-lang-va-cach-xu-ly-30061