Hiện nay, nhiều sản phẩm của Nhật Bản, như bia, quần áo Uniqlo, các tour sang Nhật, và thậm chí là vé xem phim anime của Nhật có tên Butt Detective the Movie chiếu ngoài rạp cũng bị tẩy chay tại Hàn Quốc. Các cuộc biểu tình kêu gọi tẩy chay hàng Nhật đã diễn ra ở bên ngoài đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul.
Tâm lý bài Nhật tăng lên kể từ khi Tokyo tuyên bố vào ngày 1/7 rằng sẽ hạn chế xuất khẩu vật liệu dùng để sản xuất chất bán dẫn, trong khi đây là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Hàn Quốc. Căng thẳng thương mại giữa hai bên leo thang từ đó.
Hiệp hội các trạm nhiên liệu Hàn Quốc thậm chí đã chính thức kêu gọi các trạm xăng phản đối Nhật Bản bằng các không cung cấp dịch vụ cho những khách hàng lái xe Nhật. Hôm 19/7, liên minh các xưởng sửa chữa ô tô cũng tuyên bố sẽ không sửa xe Nhật.
Có bãi đỗ xe đã dán luôn thông báo ở bên ngoài rằng không nhận trông xe Nhật Bản.
Nhấn để phóng to ảnh
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà phân phối và nhập khẩu ô tô Hàn Quốc, Toyota và Honda hiện giữ 19% thị phần xe ngoại ở Hàn Quốc.
Theo tờ Korea Times, một chủ cây xăng cho biết chiến dịch này sẽ khiến những người định mua xe Nhật phải nghĩ lại.
Nhiều chủ xe Toyota, Honda và Nissan cho biết xe của họ bị bôi bẩn và cố tình cào xước. Không ít chủ xe thậm chí đã phải dán giấy lên xe, viết rằng họ xin lỗi và hứa sẽ không bao giờ mua xe Nhật nữa.
Hôm 23/7, trên mạng xã hội Hàn Quốc đã lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông tự tay đập phá chiếc xe Lexus mà mình đã mua cách đây 8 năm để thể hiện sự hối hận.
Tuy nhiên, một người dùng Twitter cho rằng việc phá hủy một sản phẩm mà bạn đã mua từ trước chẳng có ý nghĩa gì. Theo người này, quan trọng là cần tẩy chay hàng Nhật Bản từ nay về sau.
Cũng có một số ý kiến lo ngại rằng chiến dịch này sẽ khiến chính Hàn Quốc bị thiệt hại. “Một cuộc chiến sẽ chẳng bao giờ được coi là thắng lợi nếu chúng ta không biết đang bắt vào bạn bè hay kẻ thù,” ý kiến được chia sẻ trên trang tin E Today. “Nạn nhân của các trạm xăng từ chối cung cấp dịch vụ cho xe Nhật Bản không phải là chính phủ Nhật, mà là các chủ xe. Nếu mọi người không đến các trạm xăng nữa thì nạn nhân cũng không phải chính phủ Nhật, mà là các chủ trạm xăng.”
Tâm lý bài Nhật tăng lên kể từ khi Tokyo tuyên bố vào ngày 1/7 rằng sẽ hạn chế xuất khẩu vật liệu dùng để sản xuất chất bán dẫn, trong khi đây là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Hàn Quốc. Căng thẳng thương mại giữa hai bên leo thang từ đó.
Hiệp hội các trạm nhiên liệu Hàn Quốc thậm chí đã chính thức kêu gọi các trạm xăng phản đối Nhật Bản bằng các không cung cấp dịch vụ cho những khách hàng lái xe Nhật. Hôm 19/7, liên minh các xưởng sửa chữa ô tô cũng tuyên bố sẽ không sửa xe Nhật.
Có bãi đỗ xe đã dán luôn thông báo ở bên ngoài rằng không nhận trông xe Nhật Bản.
Nhấn để phóng to ảnh
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà phân phối và nhập khẩu ô tô Hàn Quốc, Toyota và Honda hiện giữ 19% thị phần xe ngoại ở Hàn Quốc.
Theo tờ Korea Times, một chủ cây xăng cho biết chiến dịch này sẽ khiến những người định mua xe Nhật phải nghĩ lại.
Nhiều chủ xe Toyota, Honda và Nissan cho biết xe của họ bị bôi bẩn và cố tình cào xước. Không ít chủ xe thậm chí đã phải dán giấy lên xe, viết rằng họ xin lỗi và hứa sẽ không bao giờ mua xe Nhật nữa.
Hôm 23/7, trên mạng xã hội Hàn Quốc đã lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông tự tay đập phá chiếc xe Lexus mà mình đã mua cách đây 8 năm để thể hiện sự hối hận.
Tuy nhiên, một người dùng Twitter cho rằng việc phá hủy một sản phẩm mà bạn đã mua từ trước chẳng có ý nghĩa gì. Theo người này, quan trọng là cần tẩy chay hàng Nhật Bản từ nay về sau.
Cũng có một số ý kiến lo ngại rằng chiến dịch này sẽ khiến chính Hàn Quốc bị thiệt hại. “Một cuộc chiến sẽ chẳng bao giờ được coi là thắng lợi nếu chúng ta không biết đang bắt vào bạn bè hay kẻ thù,” ý kiến được chia sẻ trên trang tin E Today. “Nạn nhân của các trạm xăng từ chối cung cấp dịch vụ cho xe Nhật Bản không phải là chính phủ Nhật, mà là các chủ xe. Nếu mọi người không đến các trạm xăng nữa thì nạn nhân cũng không phải chính phủ Nhật, mà là các chủ trạm xăng.”