- Tham gia
- 28/7/23
- Bài viết
- 368
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
135 trường ASEAN tham gia hội nghị P2A tại Đại học Duy Tân
Đại diện 135 trường cao đẳng, đại học tham gia Hội nghị Thường niên P2A (P2A AGM) tại Trường Đại học Duy Tân, cùng đưa ra giải pháp để kết nối, trao đổi học thuật.
Đây là sự kiện thường niên, năm nay là lần thứ 7, diễn ra vào vào ngày 16-19/11. Các trường hướng tới đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực để tăng cơ hội kết nối, trao đổi học thuật, khởi nghiệp cho sinh viên và góp sức giải quyết các vấn đề về cuộc sống, đặc biệt là khi trí tuệ nhân tạo (AI) ó nhiều tác động lớn đến đời sống con người.
Tại đây, với sự tham gia của 135 trường trong cộng đồng các quốc gia ASEAN, hội nghị đưa ra định hướng cho giai đoạn kế tiếp, trong đó có các dự án phát triển kỹ năng nghề nghiệp và sáng tạo khởi nghiệp; trao đổi học thuật, hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ thực tập và làm việc tại các nước ASEAN; hoạt động nhân đạo vì phát triển cộng đồng.
Hàng trăm chuyên gia từ các trường ASEAN tham gia hội nghị. Ảnh: Trường Đại học Duy Tân
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Duy Tân cho biết, từ 2012 đến nay, hoạt động đã thu hút hàng nghìn sinh viên các nước tham gia. Đến đầu năm 2020, P2A được ghi nhận là một mạng lưới thuộc ASEAN. Tại kỳ họp lần thứ 7 này, tổ chức bước qua một giai đoạn 10 năm sắp tới, từ trao đổi giữa sinh viên tiến tới giao lưu giữa giáo viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu.
"Trong thời đại công nghệ phát triển, chúng ta cần hợp tác nhiều hơn về đào tạo và nghiên cứu để ứng phó với các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu hay làm chủ công nghệ khi AI ngày một phát triển mạnh mẽ hơn", ông nói thêm.
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Duy Tân phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Trường Đại học Duy Tân
Ông Jeroen Schedler - Giám đốc Kế hoạch Chiến lược và Phát triển của P2A, Trợ lý Hiệu trưởng mảng Quốc tế hóa, Đại học Rangsit cũng khẳng định, P2A đã hợp nhất các đơn vị trong một mối quan hệ đối tác bền chặt qua nhiều năm qua. Món quà tổ chức dành cho sinh viên là khả năng kết nối, gặp gỡ để thực hiện mong ước trong học tập và cuộc sống. "Chúng ta xây dựng mạng lưới P2A dựa trên niềm tin cùng niềm đam mê", ông nhấn mạnh.
Tại hội nghị, nhiều chuyên gia đã có bài thuyết trình và đưa ra nhiều giải pháp mang tính ứng dụng cao.
Trong đó, TS. Ethel Agnes Pascua-Valenzuela - Cố vấn giáo dục ban Giáo dục Tương lai, ban Thư ký ASEAN đã trình bày về "Tương lai của giáo dục và trao đổi học thuật trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo và Số hóa"; ông Lim Teng Leng - Quyền giám đốc P2A về Công tác Đối ngoại, Phòng Quan hệ Quốc tế, Trường Temasek Polytechnic (Singapore) báo cáo về Các chương trình giao lưu trao đổi sinh viên P2A...
Song song, đại biểu các trường cũng chia sẻ về công tác sinh viên P2A, tương lai của việc trao đổi sinh viên trong khối ASEAN trước những thách thức và cơ hội, đồng thời, đưa ra chương trình mới cho năm 2024. Theo đó, có rất nhiều chương trình sẽ được triển khai trong năm tới.
Cụ thể, chương trình Công dân ASEAN hướng tới nâng cao hiểu biết của sinh viên về các quốc gia thành viên ASEAN. Mạng lưới Nghiên cứu ASEAN có thể tạo nền tảng cho các thành viên P2A chia sẻ ý tưởng, kiến thức và tăng cường năng lực nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên. Trung tâm SkillFuture ASEAN tạo ra một cộng đồng tập trung vào xây dựng kiến thức, kỹ năng và năng lực về số hóa, xanh hóa và khởi nghiệp. Tổ chức cũng công bố Chương trình World EXPO Osaka sẽ diễn ra vào năm 2025.
Các chuyên gia cùng bàn về định hướng phát triển cộng đồng sinh viên quốc tế. Ảnh: Trường Đại học Duy Tân
Đại diện đơn vị đăng cai P2A AGM lần thứ 7, TS. Lê Nguyễn Tuệ Hằng - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân chia sẻ, đại dịch đã tạo ra nhiều thách thức bởi các chương trình giao lưu trao đổi sinh viên đều là những chuyến đi quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức đã phát triển mạnh mẽ hơn trong thời kỳ đại dịch dưới nhiều kênh liên lạc, tiếp xúc khác nhau. P2A đã tổ chức nhiều hoạt động hơn cho sinh viên ở ASEAN, thậm chí, nhiều hơn trước đại dịch. Số lượng thành viên hiện nay cũng tăng gấp đôi so với thời điểm xảy ra đại dịch.
"Tôi quan niệm muốn đi vững vàng và đi xa hơn, hãy đi cùng nhau. P2A đã mạnh mẽ hơn trong đại dịch, tiến xa đến ngày hôm nay dựa vào sự đoàn kết, cam kết và sự quan tâm rất nhiều cho nhau", bà khẳng định.
P2A được thành lập từ năm 2012 với 5 thành viên ban đầu là Đại học Rangsit (Thái Lan), Trường Đại học Duy Tân (Việt Nam), Đại học Norton (Campuchia), Viện Khoa học máy tính Myanmar và Đại học Quốc gia Lào. Năm 2023, P2A có thêm ba trường gia nhập tổ chức, nâng tổng số lên 135 thành viên, gồm: Trường Cao đẳng Quốc gia về Khoa học và Công nghệ (Philippines), Trường Cao đẳng Mapua Malayan Laguna (Philippines) và Trường Kinh doanh Sài Gòn (SBS).
Thiên Minh
Nguồn: https://vnexpress.net/135-truong-asean-tham-gia-hoi-nghi-p2a-tai-dai-hoc-duy-tan-4679024.html
Đại diện 135 trường cao đẳng, đại học tham gia Hội nghị Thường niên P2A (P2A AGM) tại Trường Đại học Duy Tân, cùng đưa ra giải pháp để kết nối, trao đổi học thuật.
Đây là sự kiện thường niên, năm nay là lần thứ 7, diễn ra vào vào ngày 16-19/11. Các trường hướng tới đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực để tăng cơ hội kết nối, trao đổi học thuật, khởi nghiệp cho sinh viên và góp sức giải quyết các vấn đề về cuộc sống, đặc biệt là khi trí tuệ nhân tạo (AI) ó nhiều tác động lớn đến đời sống con người.
Tại đây, với sự tham gia của 135 trường trong cộng đồng các quốc gia ASEAN, hội nghị đưa ra định hướng cho giai đoạn kế tiếp, trong đó có các dự án phát triển kỹ năng nghề nghiệp và sáng tạo khởi nghiệp; trao đổi học thuật, hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ thực tập và làm việc tại các nước ASEAN; hoạt động nhân đạo vì phát triển cộng đồng.
Hàng trăm chuyên gia từ các trường ASEAN tham gia hội nghị. Ảnh: Trường Đại học Duy Tân
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Duy Tân cho biết, từ 2012 đến nay, hoạt động đã thu hút hàng nghìn sinh viên các nước tham gia. Đến đầu năm 2020, P2A được ghi nhận là một mạng lưới thuộc ASEAN. Tại kỳ họp lần thứ 7 này, tổ chức bước qua một giai đoạn 10 năm sắp tới, từ trao đổi giữa sinh viên tiến tới giao lưu giữa giáo viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu.
"Trong thời đại công nghệ phát triển, chúng ta cần hợp tác nhiều hơn về đào tạo và nghiên cứu để ứng phó với các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu hay làm chủ công nghệ khi AI ngày một phát triển mạnh mẽ hơn", ông nói thêm.
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Duy Tân phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Trường Đại học Duy Tân
Ông Jeroen Schedler - Giám đốc Kế hoạch Chiến lược và Phát triển của P2A, Trợ lý Hiệu trưởng mảng Quốc tế hóa, Đại học Rangsit cũng khẳng định, P2A đã hợp nhất các đơn vị trong một mối quan hệ đối tác bền chặt qua nhiều năm qua. Món quà tổ chức dành cho sinh viên là khả năng kết nối, gặp gỡ để thực hiện mong ước trong học tập và cuộc sống. "Chúng ta xây dựng mạng lưới P2A dựa trên niềm tin cùng niềm đam mê", ông nhấn mạnh.
Tại hội nghị, nhiều chuyên gia đã có bài thuyết trình và đưa ra nhiều giải pháp mang tính ứng dụng cao.
Trong đó, TS. Ethel Agnes Pascua-Valenzuela - Cố vấn giáo dục ban Giáo dục Tương lai, ban Thư ký ASEAN đã trình bày về "Tương lai của giáo dục và trao đổi học thuật trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo và Số hóa"; ông Lim Teng Leng - Quyền giám đốc P2A về Công tác Đối ngoại, Phòng Quan hệ Quốc tế, Trường Temasek Polytechnic (Singapore) báo cáo về Các chương trình giao lưu trao đổi sinh viên P2A...
Song song, đại biểu các trường cũng chia sẻ về công tác sinh viên P2A, tương lai của việc trao đổi sinh viên trong khối ASEAN trước những thách thức và cơ hội, đồng thời, đưa ra chương trình mới cho năm 2024. Theo đó, có rất nhiều chương trình sẽ được triển khai trong năm tới.
Cụ thể, chương trình Công dân ASEAN hướng tới nâng cao hiểu biết của sinh viên về các quốc gia thành viên ASEAN. Mạng lưới Nghiên cứu ASEAN có thể tạo nền tảng cho các thành viên P2A chia sẻ ý tưởng, kiến thức và tăng cường năng lực nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên. Trung tâm SkillFuture ASEAN tạo ra một cộng đồng tập trung vào xây dựng kiến thức, kỹ năng và năng lực về số hóa, xanh hóa và khởi nghiệp. Tổ chức cũng công bố Chương trình World EXPO Osaka sẽ diễn ra vào năm 2025.
Các chuyên gia cùng bàn về định hướng phát triển cộng đồng sinh viên quốc tế. Ảnh: Trường Đại học Duy Tân
Đại diện đơn vị đăng cai P2A AGM lần thứ 7, TS. Lê Nguyễn Tuệ Hằng - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân chia sẻ, đại dịch đã tạo ra nhiều thách thức bởi các chương trình giao lưu trao đổi sinh viên đều là những chuyến đi quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức đã phát triển mạnh mẽ hơn trong thời kỳ đại dịch dưới nhiều kênh liên lạc, tiếp xúc khác nhau. P2A đã tổ chức nhiều hoạt động hơn cho sinh viên ở ASEAN, thậm chí, nhiều hơn trước đại dịch. Số lượng thành viên hiện nay cũng tăng gấp đôi so với thời điểm xảy ra đại dịch.
"Tôi quan niệm muốn đi vững vàng và đi xa hơn, hãy đi cùng nhau. P2A đã mạnh mẽ hơn trong đại dịch, tiến xa đến ngày hôm nay dựa vào sự đoàn kết, cam kết và sự quan tâm rất nhiều cho nhau", bà khẳng định.
P2A được thành lập từ năm 2012 với 5 thành viên ban đầu là Đại học Rangsit (Thái Lan), Trường Đại học Duy Tân (Việt Nam), Đại học Norton (Campuchia), Viện Khoa học máy tính Myanmar và Đại học Quốc gia Lào. Năm 2023, P2A có thêm ba trường gia nhập tổ chức, nâng tổng số lên 135 thành viên, gồm: Trường Cao đẳng Quốc gia về Khoa học và Công nghệ (Philippines), Trường Cao đẳng Mapua Malayan Laguna (Philippines) và Trường Kinh doanh Sài Gòn (SBS).
Thiên Minh
Nguồn: https://vnexpress.net/135-truong-asean-tham-gia-hoi-nghi-p2a-tai-dai-hoc-duy-tan-4679024.html