Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hà Nội 2. Người làm gốm – Người mang nguồn cảm hứng vĩ đại và Công việc của nghề gốm

suthoithuong

Thành viên cấp 1
Tham gia
4/10/23
Bài viết
10
Thích
0
Điểm
1
Website
suthoithuong.com
#1
Người làm Gốm được gọi là nghệ nhân chính là người mang cho mình những nguồn cảm hứng sáng tác để làm ra những mẫu sản phẩm gốm tuyệt đẹp và tỉ mỉ. Cái nghề mà không phải ai cũng có thể trở thành nghệ nhân Gốm, họ cần phải được trải qua quá trình học tập, rèn luyện đặc biệt phải có sự khéo léo trong đôi bàn tay thì mới có thể theo đuổi nghề. Nếu bạn không đam mê ở lĩnh vực này thì cũng không thể nào trở thành một người nghệ nhân thực sự vì đã gọi là cái nghề thì nhất định sẽ có sự kết nối từ đời này sang đời khác.
Làm một người nghệ nhân làm gốm thì sẽ có nhiều công việc khác nhau. Chắc hẳn bạn đang rất tò mò về công việc của nghệ nhân Gốm, vậy thì xem tiếp phần thông tin sau của chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn về công việc cụ thể của nghề Gốm là gì nhé.
3.1 Công việc lựa chọn loại đất chính xác và chất lượng
Chọn loại đất là công việc đầu tiên mà các nghệ nhân gốm cần phải thực hiện, người không biết sẽ nhìn thấy tất cả các loại đất đều giống nhau, nhưng không chúng là khác nhau và chỉ có những nghệ nhân thực sự mới có thể phân biệt chúng. Công việc này không hề đơn giản chút nào, đất cũng có 5, 7 loại đất khác nhau hơn nữa cần phải nắm được đặc tính của từng loại sau đó áp vào từng loại sản phẩm để xem nó có phù hợp hay không.
Công đoạn làm đất rất vất vả, loại đất thường được các nghệ nhân sử dụng để làm gốm đó là đất cao lanh và đất sét. Tuy nhiên khi có đất rồi người ta còn phải tinh chế nhiều khâu khác nữa như thái mỏng, nhào trộn để loại bỏ những tạp chất có ở trong đất.
3.2 Nắn nót và tạo hình sản phẩm
Xong khâu nhào nặn đất, chúng ta đã có được nguyên liệu chuẩn của sản phẩm, việc tiếp theo mà các nghệ nhân phải làm đó là tạo hình cho sản phẩm. Đây là công đoạn rất quan trọng đấy nhé bởi vì nó quy định hình dáng cho sản phẩm gốm cuối cùng. Người thợ gốm sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để tạo ra sản phẩm có với hình thù mong muốn. Các phương pháp được sử dụng đó là tạo hình trên bàn xoay, tạo hình bằng khuôn và tạo hình bằng tay ( nặn đắp bằng tay).
3.3 Trang trí hoa văn
Để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, những sản phẩm gốm không chỉ đáp ứng về mặt chất lượng mà còn phải thoả mãn được yêu cầu ngoại hình. Sản phẩm được tạo ra cần phải




đa dạng và được trang trí bằng những văn hoa bắt mắt. Người nghệ nhân gốm có thể sử dụng các hình thức vẽ khác nhau để cho ra đời những tác phẩm cực kỳ đẹp mắt. Vẽ trên gốm ( trên men dưới men ) được đánh giá rất cao vì những họa tiết được tạo ra đều do chính tay những nghệ nhân gốm tạo ra. Tuy nhiên để làm được phương pháp này thì người thợ gốm sẽ phải có tay nghề cao và có sự sáng tạo thì các sản phẩm được tạo ra mới mang tính nghệ thuật
3.4 Tráng men lên sản phẩm gốm
Sau khi sản phẩm đã cơ bản hoàn chỉnh, người thợ gốm sẽ đem sản phẩm nung lên sau đó mới tráng men hoặc cũng có thể làm ngược lại tùy theo từng loại sản phẩm với tính chất khác nhau.
3.5 Nung đốt sản phẩm
Trong tất cả có lẽ đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định sự thành bại của sản phẩm gốm. Người ta có thể sử dụng nhiều loại lò khác nhau để đảm bảo đạt yêu cầu của các sản phẩm gốm về nhiệt độ và hình thái. Hiện tại thì lò cóc và lò bầu đang được sử dụng phổ biến. Tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm với các mức nhiệt độ khác nhau mà người ta sẽ lựa chọn sử dụng loại lò cho phù hợp.
 

Đối tác

Top