Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc 4 LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

haidesigner93

Thành viên cấp 1
Tham gia
24/4/19
Bài viết
44
Thích
0
Điểm
6
#1


Bạn muốn đăng ký kinh doanh, thế nhưng lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp? Có 4 loại hình doanh nghiệp chính là: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân với những ưu nhược điểm riêng phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của cá nhân, tổ chức để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp.

Cùng Rehoboth Việt Nam phân tích và tìm ra loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với startup của bạn nhé



– Công tư trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
– Công ty trách nhiệm hữu hạn trên 2 thành viên bị hạn chế số lượng tối đa là 50 thành viên và không được phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn

Ưu điểm:
– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Có chế độ trách nhiệm hữu hạn; chủ sở hữu công ty có thể là cá nhân, tổ chức
– Có cơ cấu tổ chức quản lý công ty tinh gọn, hiệu quả, chủ sở hữu có quyền quyết định cao nhất.

Hạn chế: Công ty trách nhiệm hữu hạn không được huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Như vậy, trong trường hợp có một chủ thể bỏ vốn ra thành lập doanh nghiệp thì nên lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để tránh rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo khối tài sản riêng của chủ doanh nghiệp.




Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán.

Khi thành lập phải có ít nhất hai thành viên hợp danh. Công ty có hai chế độ trách nhiệm: trách nhiệm hữu hạn (đối với thành viên góp vốn) và trách nhiệm vô hạn (với thành viên hợp danh).

Ngoài ra, thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân. Thành viên góp vốn không có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong hai loại hình doanh nghiệp này thì nên lựa chọn công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên vì chế độ trách nhiệm hữu hạn và sự minh bạch giữa tài sản góp vốn của thành viên và tài sản công ty.





Ưu điểm:
– Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với mức vốn đầu tư vào doanh nghiệp
– Có quyền quyết định đối với cơ cấu tổ chức của công ty
– Có quyền hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh.

Nhược điểm:
– Không có tư cách pháp nhân
– Chủ sở hữu chỉ có thể là cá nhân và chịu trách nhiệm vô hạn; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân
– Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần



Ưu điểm:
– Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
– Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
– Có thể huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng
– Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

Nhược điểm:
– Công ty cổ phần có bộ máy quản lý điều hành rất phức tạp, cồng kềnh. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty, quyết định những chính sách, mục tiêu, định hướng phát triển quan trọng của công ty.
– Đối với trường hợp mà cổ đông ở những nơi có khoảng cách xa về địa lý thì yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông rất khó để thực hiện.
Hơn nữa, trên thực tế, khi tiến hành họp công ty thường bỏ qua những thủ tục mà pháp luật quy định, dễ dẫn đến tranh chấp.
 

Đối tác

Top