Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc 5+ Sách Hay Về Nông Nghiệp

Linhunique

Thành viên cấp 1
Tham gia
16/8/23
Bài viết
28
Thích
0
Điểm
1
#1
5
1. Cuộc Cách Mạng Một – Cọng – Rơm (Masanobu Fukuoka)

Giới thiệu sơ lược: “Cuộc Cách Mạng Một – Cọng – Rơm” là cuốn sách nổi tiếng của Mansanobu Fukuoka, người khai sinh nông nghiệp tự nhiên của Nhật Bản và thế giới. Cuốn sách (đã được dịch ra 25 thứ tiếng) không chỉ là sự trải nghiệm về cách thức nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp trong sự tương tác hài hòa với môi trường tự nhiên mà còn đem đến cho người đọc những suy tưởng thú vị về triết học, về ăn uống, về y học và cuộc sống.

Nguồn ảnh: Fahasa


2. Đời Sống Bí Ẩn Của Cây (Peter Wohlleben)
Giới thiệu sơ lược: Được xem là một trong những quyển sách hay nhất về cây cối, “Đời sống bí ẩn của cây” mở ra một thế giới kỳ diệu về đời sống xã hội phức tạp của những khu rừng ôn đới. Những cái cây giao tiếp với nhau, thể hiện cá tính riêng, hỗ trợ nhau lớn lên, chia sẻ chất dinh dưỡng cho những cá nhân đang chống chọi bệnh tật và thậm chí cảnh báo nhau về những nguy hiểm sắp xảy ra…

Nguồn ảnh: Fahasa


3. Gieo Mầm Trên Sa Mạc (Masanobu Fukuoka)
Giới thiệu sơ lược: “Chẳng hề có tốt hay xấu trong số những dạng sống trên trái đất này. Mỗi giống loài đều có vai trò của nó, đều cần thiết và có giá trị ngang nhau.” “Bước đầu tiên chúng ta phải thực hiện trong việc chống lại sa mạc hóa không phải là bẻ hướng dòng chảy của các con sông, mà là khiến cho mưa lại rơi xuống, việc này liên quan tới tái lập thảm thực vật.” “Nước mà các sinh vật không còn sinh sống trong đó được nữa thì không còn thực là nước. Đất mà không có cỏ, thì mặc dầu có được gọi là đất trồng nó cũng không phải thực là đất trồng. Đất mà không có cỏ sẽ đánh mất sự kết nối của nó với nước và trở nên khô rang.” “Một cái cây chẳng thể mọc lên một mình. Chúng ta cần trồng những cây cao, cây cỡ vừa, những cây bụi và cây dưới tán sinh sống cùng với nhau. Một khi hệ thực vật đa loài được tái tạo thì mưa sẽ bắt đầu rơi trở lại.”
“Là một cuốn sách nói về nông nghiệp, đất đai, cây cối nối tiếp “Cách mạng một cọng rơm” của ông Fukuoka. Quyển sách đi vào sâu hơn về môi trường sống của cây cối, nhiều kiến thức mới lạ về hệ sinh thái như là sa mạc hóa và cách chính phủ phủ xanh. rằng chúng không một mình, chúng cũng cần nói chuyện với bạn bè xung quanh, cũng cần giao tiếp để sinh trưởng tốt hơn. Trong cuốn sách cụ Fukuoka gọi các công viên ở Mỹ là màu xanh giả tạo. Nếu ai mới lần đầu đọc cuốn sách này hoặc chưa từng nghe đến nông nghiệp thuận tự nhiên thì sẽ thấy như một thế giới mới được mở ra.



Nguồn ảnh: Fahasa
4. Con đường thoát hạn (Seth M. Siegel)
Giới thiệu sơ lược: Bằng những nghiên cứu tỉ mỉ với hàng trăm cuộc phỏng vấn, Siegel đã mô tả sinh động cách Israel đã vượt qua các cuộc khủng hoảng về nước. Biến bất lợi thành lợi thế, đồng thời hỗ trợ các quốc gia khác trong việc xử lý và bảo tồn nguồn nước. “Con đường thoát hạn” hé lộ những phương thức và kỹ thuật của nhiều nhà phát minh kiệt xuất Israel.
Nhắc đến Israel, người ta sẽ nghĩ ngay đến tinh thần “khởi nghiệp” của những người dân Do Thái bất diệt, bền bỉ. Dù ngoại cảnh có hỗn loạn đến đâu, dù thiên nhiên không ưu đãi cho họ nhiều điều kiện thuận lợi, Israel vẫn vươn lên mạnh mẽ qua biết bao hành trình khó khăn, khắc nghiệt từ những ngày đầu phục quốc cho đến khi xây dựng đời sống xã hội. Với 12 chương sách được bố cục một cách khoa học, cuốn sách kể về cả một lịch sử và hành trình thần kỳ của Israel trong hành trình chinh phục thiên nhiên, mang đến cho bạn những góc nhìn bao quát, một tư duy nhất quán, là kim chỉ nam về một nền quản trị nước đầy trí tuệ. Từ đó có những nhận thức, suy nghĩ để nhìn nhận mỗi thách thức tốt hơn và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

Nguồn ảnh: Fahasa


5. Quả táo thần kỳ của Kimura
Giới thiệu sơ lược: “Cứ điên với một thứ, đến lúc nào đó sẽ gặp được câu trả lời”. Lời của Kimura chính là cuộc đời Kimura. Cái điên của Kimura không cần nói cũng biết, đó là trồng táo không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Ngay từ đầu đã biết việc đó là bất khả thi 100% rồi, ấy vậy mà “kẻ ngốc ấy” vẫn tận tâm làm bằng được.
Kimura đã không dùng thuốc bảo vệ thực vật trên mảnh vườn của mình, sau đó toàn bộ cây táo đổ bệnh, lá chuyển từ màu xanh sang đốm vàng và rụng xuống chỉ để lại cành cây trơ trụi. Trong các năm tiếp theo, thu nhập từ táo trở về con số 0, ông lại làm một việc ngu ngốc đấy, nhưng ông luôn tự nhủ “Chỉ thêm một năm nữa thôi, cố gắng xem sao”. Năm tháng qua đi, việc từ bỏ càng trở nên khó khăn. Nếu bỏ cuộc ở đây, những khó nhọc từ trước tới nay sẽ trở thành vô ích.


“Mỗi loài cây sinh trưởng và phát triển ở mỗi vùng đất nào đó đều có sự phát triển mỗi khác nhau, cây táo nhà ông Kimura cũng vậy. Ông đã phát hiện bùn đất, độ xốp, không khí, độ ẩm, thậm chí mùi của đất trong khu vườn nhà ông khác với đất sinh trưởng của cây táo bên sườn núi, đều làm nên mấu chốt của vấn đề. Có một điều thú vị nữa có thể học hỏi và áp dụng luôn từ ông là với cây cối trong khu vườn nhà bạn bạn có thể thì thầm thủ thỉ, nói chuyện với bọn chúng, thậm chí cho chúng nghe nhạc, hãy thử xem và biết đâu hiệu quả vượt mong đợi thì sao. Vì chúng cũng có linh tính, có sự sống và cần sự yêu thương cho riêng mình. Cuốn sách hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc một câu chuyện vô cùng chân thực và bài học vô cùng sâu sắc, khích lệ ý chí con người mạnh mẽ.”
Nguồn ảnh: Fahasa


Hygger.
 

Đối tác

Top