Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hà Nội 5 vấn đề pháp lý cần biết khi công chứng

Sura

Thành viên cấp 1
Tham gia
8/5/20
Bài viết
203
Thích
1
Điểm
18
#1
Để phòng ngừa tranh chấp, loại bỏ các rủi ro và đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại mà các bên tham gia cần công chứng các hợp đồng, giao dịch. Những giấy tờ được công chứng đáng tin cậy hơn so với những giấy tờ chưa được công chứng. Dưới đây là những vấn đề pháp lý mà bạn cần biết khi đi công chứng.

1. Tổ chức ngành nghề công chứng

Có 2 loại hình tổ chức đó là văn phòng công chứng và phòng công chứng. Hai loại hình này chỉ khác nhau về tên gọi, chủ sở hữu nhưng giá trị của các hợp đồng, giao dịch đều có giá trị pháp lý như nhau.

2. Một số loại hợp đồng, giao dịch công chứng

- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, trao đổi, cho tặng, thuê, mượn bất động sản và động sản như: nhà đất, nhà xưởng, ô tô, xe máy,...

- Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

- Hợp đồng thế chấp bất động sản

- Hợp đồng đầu tư góp vốn bằng tài sản, quyền sử dụng đất

- Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh vay tiền ngân hàng

- Hợp đồng ủy quyền

- Di chúc

-....

>>> Xem thêm: phòng công chứng

3. Giấy tờ cần mang theo khi đi công chứng


- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu

- Bản gốc và bản sao giấy tờ cần công chứng

- Đối với công chứng các văn bản tiếng nước ngoài, cần phải có xác nhận chứng thực của công ty, văn phòng dịch thuật hoặc mang văn bằng gốc chuyên ngành dịch thuật của bạn đến để chứng thực.

4. Quy trình tiếp nhận xử lý hồ sơ công chứng

- Bước 1: Nộp hồ sơ công chứng

- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra và đối chiếu hồ sơ công chứng

- Bước 3: Các bên tiến hành đọc lại, kiểm tra lại nội dung của hợp đồng công chứng đã soạn.

- Bước 4: Người xin công chứng nộp lệ phí công chứng và nhận lại bản chính.

5. Phí công chứng, thù lao công chứng và các chi phí khác

Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp lại bản sao văn bản công chứng. Tùy vào từng giá trị của hợp đồng, giao dịch mà sẽ có một mức giá riêng cho từng loại và phụ thuộc vào giá trị của hợp đồng, giao dịch.

Ngoài phí công chức, còn có thêm thù lao công chứng và một số loại phí khác. Thù lao công chứng là người công chứng yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến công chứng phải trả một khoản thù lao.

Trên đây là những điều cần chú ý khi đi công chứng. Nếu bạn còn đang có thắc mắc về các thủ tục công chứng, liên hệ ngay với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ để được giải đáp.

Địa chỉ: 165 phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Hotline : 0966227979 - 0935669669

Email:
ccnguyenhue165@gmail.com
 

Đối tác

Top