Nhiều người có thói quen tráng miệng bằng trái cây sau bữa ăn, số khác lại cho rằng điều này có thể gây hại cho dạ dày. Vậy nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn và ăn bao nhiêu thì đủ?
Xem chi tiết tại đây
Bác sĩ ơi, nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn thì tốt hơn, và nên ăn bao nhiêu là đủ? (Anh Thư, 28 tuổi, Hà Nội).
Trả lời
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng các loại hoa quả khác nhau theo mùa. Mùa hè có cam, bưởi, vải, mít, nhãn, còn mùa đông có quýt, táo, dâu, và vô vàn các loại trái cây nhập ngoại khác.
Trái cây cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là nhóm vitamin tan trong nước, và khoáng chất thiết yếu. Hàm lượng chất xơ có sẵn trong trái cây giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Hơn nữa, trái cây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể trung hòa các gốc tự do có hại.
Về phân loại, có thể chia trái cây thành các nhóm lớn. Nhóm đầu tiên là quả vị ngọt, chứa nhiều đường, như chuối, mít, sầu riêng, vải, nhãn, thanh long đỏ...
Nhóm thứ hai là nhóm quả vị chua, ít đường, như bưởi da xanh, thanh long trắng, quýt, việt quất...
Nhóm thứ ba là nhóm ít chua, ít ngọt, nhiều nước, như roi, củ đậu, ổi...
Nhóm thứ tư có lẽ là nhóm quả kỳ lạ nhất, có thể có rất nhiều chất béo nhưng gần như không có một chút đường nào, đó là quả bơ...
Một nguyên tắc quan trọng của dinh dưỡng là ăn đa dạng, số lượng vừa phải, bởi quá nhiều cái tốt thì thành ra có hại. Một cơ thể khỏe mạnh nên tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm và hoa trái theo mùa.
Nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn để giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả? Ảnh minh họa
Từ lâu, trái cây đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống, sức khỏe con người, và thật khó để nghĩ rằng trái cây cũng có thể gây hại cho chúng ta.
Để nói về “mặt trái” của trái cây, đó chính là lượng đường khá cao trong chúng. Vị ngọt trong đường chính là nguyên nhân khiến chúng ta muốn ăn nhiều hơn, đôi khi quá mức kiểm soát của cơ thể.
Đường trong trái cây được gọi là đường đơn rructose - một loại đường chỉ có thể được chuyển hóa và sử dụng tại gan. Gan chuyển hóa rructose thành năng lượng, và phần năng lượng dư thừa sẽ được dự trữ thành mỡ qua quá trình chuyển hóa phức tạp.
Ngoài ra, trái cây còn chứa một loại đường khác là đường đơn glucose. Đường glucose trong trái cây rất dễ hấp thu và dễ dàng làm tăng đường huyết của cơ thể. Điều này nghe có vẻ khá tệ.
Tuy nhiên, trái cây thường chứa rất nhiều nước và chất xơ, hai chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta có cảm giác no, giảm bớt tốc độ hấp thu đường vào máu và cơ thể.
Từ đây, chúng ta có câu hỏi rằng: Liệu có thực sự tốt khi loại bỏ chất xơ của trái cây, như trong một ly nước cam; hay có nên loại bỏ lượng nước, như trong các loại hoa quả sấy hay không? Trong quá trình chế biến như vậy, rất nhiều các dưỡng chất quý giá của trái cây cũng bị biến tính và mất đi theo.
Thời gian tiêu thụ trái cây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng. Vậy nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn và ăn bao nhiêu thì đủ?
Một cơ thể khỏe mạnh nên ăn ba bữa chính trong ngày và hạn chế ăn vặt nhất có thể. Trái cây chỉ nên đóng vai trò là bữa tráng miệng lành mạnh với một lượng vừa phải. Nếu có thể, hãy sử dụng dạng nguyên bản nhất của trái cây để đảm bảo sự toàn vẹn của chất dinh dưỡng.
Việc ăn trái cây sau bữa ăn đặc biệt có ích đối với nhóm quả ngọt. Lượng đường cao ở nhóm quả này sẽ bị trung hòa với lượng thức ăn đáng kể ở dạ dày và ruột, giảm tốc độ hấp thu đường của cơ thể.
Đối với loại quả nhóm chua và nhóm ít ngọt, hàm lượng nước cao cũng ngăn cản chúng ta tiêu thụ quá nhiều sau bữa ăn.
Trái ngược với điều này, ăn trái cây trước bữa ăn không mang lại nhiều lợi ích. Lượng đường trong trái cây làm tăng đường huyết nhanh chóng, lượng nước khiến chúng ta no sớm và giảm chất lượng bữa ăn sau đó. Còn các loại quả chua lại dễ kích thích ruột và gây cồn cào, đau bụng, khó chịu ở một số người.
Trái cây là một phần quan trọng trong cuộc sống. Nhưng thật sai lầm khi tâng bốc quá mức một loại quả nhất định, hay vì "sợ hãi" đường mà kiêng khem tuyệt đối.
Ths-BS dinh dưỡng HOÀNG TRƯỜNG GIANG, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nguồn: THANH THANH (Báo Pháp Luật TP.HCM - PLO)
Xem chi tiết tại đây
Bác sĩ ơi, nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn thì tốt hơn, và nên ăn bao nhiêu là đủ? (Anh Thư, 28 tuổi, Hà Nội).
Trả lời
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng các loại hoa quả khác nhau theo mùa. Mùa hè có cam, bưởi, vải, mít, nhãn, còn mùa đông có quýt, táo, dâu, và vô vàn các loại trái cây nhập ngoại khác.
Trái cây cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là nhóm vitamin tan trong nước, và khoáng chất thiết yếu. Hàm lượng chất xơ có sẵn trong trái cây giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện hệ vi sinh đường ruột. Hơn nữa, trái cây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể trung hòa các gốc tự do có hại.
Về phân loại, có thể chia trái cây thành các nhóm lớn. Nhóm đầu tiên là quả vị ngọt, chứa nhiều đường, như chuối, mít, sầu riêng, vải, nhãn, thanh long đỏ...
Nhóm thứ hai là nhóm quả vị chua, ít đường, như bưởi da xanh, thanh long trắng, quýt, việt quất...
Nhóm thứ ba là nhóm ít chua, ít ngọt, nhiều nước, như roi, củ đậu, ổi...
Nhóm thứ tư có lẽ là nhóm quả kỳ lạ nhất, có thể có rất nhiều chất béo nhưng gần như không có một chút đường nào, đó là quả bơ...
Một nguyên tắc quan trọng của dinh dưỡng là ăn đa dạng, số lượng vừa phải, bởi quá nhiều cái tốt thì thành ra có hại. Một cơ thể khỏe mạnh nên tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm và hoa trái theo mùa.
Nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn để giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả? Ảnh minh họa
Từ lâu, trái cây đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống, sức khỏe con người, và thật khó để nghĩ rằng trái cây cũng có thể gây hại cho chúng ta.
Để nói về “mặt trái” của trái cây, đó chính là lượng đường khá cao trong chúng. Vị ngọt trong đường chính là nguyên nhân khiến chúng ta muốn ăn nhiều hơn, đôi khi quá mức kiểm soát của cơ thể.
Đường trong trái cây được gọi là đường đơn rructose - một loại đường chỉ có thể được chuyển hóa và sử dụng tại gan. Gan chuyển hóa rructose thành năng lượng, và phần năng lượng dư thừa sẽ được dự trữ thành mỡ qua quá trình chuyển hóa phức tạp.
Ngoài ra, trái cây còn chứa một loại đường khác là đường đơn glucose. Đường glucose trong trái cây rất dễ hấp thu và dễ dàng làm tăng đường huyết của cơ thể. Điều này nghe có vẻ khá tệ.
Tuy nhiên, trái cây thường chứa rất nhiều nước và chất xơ, hai chất này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta có cảm giác no, giảm bớt tốc độ hấp thu đường vào máu và cơ thể.
Từ đây, chúng ta có câu hỏi rằng: Liệu có thực sự tốt khi loại bỏ chất xơ của trái cây, như trong một ly nước cam; hay có nên loại bỏ lượng nước, như trong các loại hoa quả sấy hay không? Trong quá trình chế biến như vậy, rất nhiều các dưỡng chất quý giá của trái cây cũng bị biến tính và mất đi theo.
Thời gian tiêu thụ trái cây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng. Vậy nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn và ăn bao nhiêu thì đủ?
Một cơ thể khỏe mạnh nên ăn ba bữa chính trong ngày và hạn chế ăn vặt nhất có thể. Trái cây chỉ nên đóng vai trò là bữa tráng miệng lành mạnh với một lượng vừa phải. Nếu có thể, hãy sử dụng dạng nguyên bản nhất của trái cây để đảm bảo sự toàn vẹn của chất dinh dưỡng.
Việc ăn trái cây sau bữa ăn đặc biệt có ích đối với nhóm quả ngọt. Lượng đường cao ở nhóm quả này sẽ bị trung hòa với lượng thức ăn đáng kể ở dạ dày và ruột, giảm tốc độ hấp thu đường của cơ thể.
Đối với loại quả nhóm chua và nhóm ít ngọt, hàm lượng nước cao cũng ngăn cản chúng ta tiêu thụ quá nhiều sau bữa ăn.
Trái ngược với điều này, ăn trái cây trước bữa ăn không mang lại nhiều lợi ích. Lượng đường trong trái cây làm tăng đường huyết nhanh chóng, lượng nước khiến chúng ta no sớm và giảm chất lượng bữa ăn sau đó. Còn các loại quả chua lại dễ kích thích ruột và gây cồn cào, đau bụng, khó chịu ở một số người.
Trái cây là một phần quan trọng trong cuộc sống. Nhưng thật sai lầm khi tâng bốc quá mức một loại quả nhất định, hay vì "sợ hãi" đường mà kiêng khem tuyệt đối.
Ths-BS dinh dưỡng HOÀNG TRƯỜNG GIANG, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nguồn: THANH THANH (Báo Pháp Luật TP.HCM - PLO)