Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng. Ngành du lịch và các địa phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai Châu...Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng. Hiện nay Việt Nam có 33 vườn quốc gia[24] gồm Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Xuân Thủy, Bạch Mã, Bến En, Phong Nha-Kẻ Bàng, Pù Mát, Vũ Quang, Bidoup Núi Bà, Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Côn Đảo, Lò Gò-Xa Mát, Mũi Cà Mau, Núi Chúa, Phú Quốc, Phước Bình, Tràm Chim, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Tà Đùng.Di tích cách mạng - kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.Du lịch Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề yếu kém như ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ và luôn thu phí vào cửa, tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện, chất lượng hạ tầng cơ sở và giao thông thấp, dịch vụ kém, trong khi đó công tác quản lý của các cơ quan chức năng chưa đạt hiệu quả...[51] Theo đánh giá của ngành du lịch, từ năm 2006 đến nay, hơn 70% du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam đều có ý "một đi không trở lại".[52]Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người Xưa, thánh địa Mỹ SơnVấn đề bảo tồn di tích và kinh phí bảo tồn thường gây tranh luận tại Việt Nam. Nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ. Nhiều di tích như Thác Voi, Thác Liên Khương, Công ty cổ phần khai thác chỉ rào thác, kinh doanh bán vé thu tiền vào cổng mà không tu bổ và đến cuối năm 2007 thì rao sang nhượng dự án, kiếm lời thêm 3 tỷ đồng [94].Vì những yếu kém trong những mặt khác so với các nước trong khu vực, nên ngành du lịch Việt Nam thường chỉ chú trọng khai thác quá đáng các thắng cảnh thiên nhiên như một điểm mạnh,[cần dẫn nguồn] nhưng việc "xã hội hóa" các danh thắng (cho phép các công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa) dẫn đến việc hầu hết các nơi danh thắng đều thu tiền vào tham quan và các công ty này lại không quan tâm bảo trì đúng mức,[cần dẫn nguồn] do đó cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá hủy, điển hình là trường hợp các di tích quốc gia như Thác Voi,[97] Thác Liên Khương.[98]