Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc bàn phím cơ Keychron C1 – chiếc bàn phím giá rẻ của Keychron có gì hay?

anass9590

Thành viên cấp 1
Tham gia
9/7/21
Bài viết
86
Thích
0
Điểm
6
#1
Keychron C1 là thế hệ bàn phím giá rẻ đến từ Keychron với những ưu điểm được kế thừa từ những mẫu bàn phím cơ keychron cao cấp trước đó. Điều đặc biệt là Keychron vẫn giữ nguyên layout phím khá thân thiện với người dùng Mac như Keychron là K8 hay K1v4 với layout TKL. Vậy với mức giá dưới 1 triệu đồng thì chúng ta có gì ở chiếc bàn phím giá rẻ này?

Ngoại hình tổng thể
Keychron C1 có layout TKL với kích thước tổng thể: 357x130x38mm|685g
Keychron C1 có tông màu màu chủ đạo là trắng, đen và cam, không giống với cách phối màu tông xám đặc trưng trên keycap của hãng, tuy nhiên mình lại thích màu sắc trên keycap này hơn so với các mẫu bàn phím trước của Keychron. Với cách phối màu này thì mình thấy bàn phím trở nên bớt nhàm chán nhưng vẫn nền nã và tối giản.
Chất lượng build
Do có mức giá khá mềm nên chiếc bàn phím Keychron C1 có một điểm yếu là chất liệu vỏ không được cao cấp. Lớp vỏ nhựa ABS không quá cứng cáp, hơi uốn cong khi nhấn mạnh và nói chung cầm không "sướng tay" như khi cầm Leopold hoặc Filco. Tuy vậy, đây cũng chỉ là một điểm yếu có thể chấp nhận được trong mức giá dưới 1 triệu đồng, không gây bất cứ ảnh hưởng gì đến quá trình sử dụng. Sử dụng vỏ nhựa cũng giúp Keychron C1 nhẹ ký hơn, nhờ đó tăng mức độ thoải mái khi bỏ balo để di chuyển.



Layout phím
Keychron C1 sử dụng Layout TKL với các phím media đặc trưng từ Mac, đây là điểm nhấn trên các mẫu bàn phím trước đó của Keychron, có thể thấy C1 là chiếc bàn phím cơ giá rẻ hiếm hoi hoàn toàn tương thích với hệ điều hành macOS cũng như các thiết bị iPhone/iPad.
Keycap
Keychron C1 vẫn sử dụng keycap với chất liệu đặc trưng như trên những mẫu bàn phím khác là nhựa ABS Doubleshot, đây là điểm bị chê khá nhiều trên các mẫu bàn phím của Keychron. Keycap ABS trên Keychron C1 có nhược điểm là rất dễ bám dấu vân tay cũng như bám dầu và mồ hôi tay sau khi sử dụng. Với lớp keycap trắng phía trên thì mình nghĩ sẽ dễ ngã sang màu vàng nếu bạn nào hay ra mồ hôi tay mà không vệ sinh sạch sẽ. Nói chung thì mình không thích Keycap trên C1 lắm, trừ cách phối màu trắng đen thì mình thấy ổn.

Về cảm giác gõ trên Keycap thì mình thấy tương đối ổn, chắc chắn, cũng không thể đòi hỏi nhiều được một bộ keycap tốt trên chiếc bàn phím giá rẻ. Giá như Keychron có thể làm keycap PBT như trên mẫu bàn phím Akko Midnight thì tuyệt.
Switch
Keychron C1 mình trên tay lần này sử dụng switch cây nhà lá vườn “Keychron Red Switch” có chất lượng khá, nhỉnh hơn so với nhiều loại switch khác trên thị trường: phím có cảm giác nảy, lực nhấn đều, tín hiệu được ghi nhận ngay khi nhấn phím, khi gõ phím không bị di chuyển nhiều sang xung quanh như switch Gateron.

Kết nối
Dây USB Type-C được Keychron tặng kèm có màu "ton sur ton" với thân phím, khá cứng cáp và cũng có cục giảm nhiễu. Cổng cắm được đặt khá sâu trong thân máy, giúp giảm thiểu nguy cơ hư hỏng khi có va chạm trong quá trình sử dụng. May mắn là do USB-C đã khá phổ biến, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các sợi dây sạc điện thoại nhỏ gọn thay cho dây đi kèm phím.
Đáng tiếc là Keychron C1 lại không được trang bị tính năng Bluetooth như một số mẫu bàn phím khác của Keychron. Bàn phím cũng không có đèn nền, có thể nói rằng Keychron C1 là chiếc bàn phím chỉ dành cho công việc soạn thảo: tất cả những gì bạn có thể làm là kết nối với PC, đặt phím lên bàn, tập trung vào trải nghiệm gõ và quên hết các yếu tố phụ trợ. Nếu anh em muốn dùng chiếc bàn phím này để chơi game cũng khá ổn, tuy nhiên anh em nên sắm thêm một cây đèn phụ trợ để có thể nhìn rõ phím hơn lỡ sao đang chơi mà bấm nhầm thì cay.
 

Đối tác

Top