Đau đầu sau sinh mổ là tình trạng phổ biến, thường không gây nguy hiểm nhưng khiến sản phụ gặp khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ,… thậm chí còn tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. “Bật mí” 8 mẹo chữa đau đầu sau sinh mổ an toàn, hiệu quả mọi sản phụ đều nên biết.
Lý do khiến mẹ bị đau đầu sau sinh mổ
Một số lý do chính khiến bạn bị đau đầu sau sinh mổ gồm:
Gợi ý 8 mẹo chữa đau đầu sau sinh mổ an toàn hiệu quả
Cẩn thận trong thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như chế độ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh chứng đau đầu sau sinh mổ. Dưới đây là một số gợi ý mẹ có thể tham khảo:
Khu vực nghỉ ngơi phải yên tĩnh
Khi xuất hiện cơn đau đầu sản phụ nên nằm xuống nghỉ ngơi trong chốc lát. Khu vực nghỉ ngơi của mẹ phải đảm bảo yên tĩnh, ít ánh sáng để thư giãn các dây thần kinh, giảm cơn đau nhanh chóng.
Bổ sung đủ nước mỗi ngày
Thiếu nước khiến tuần hoàn máu bị cản trở, giảm lượng sữa tiết ra. Mỗi ngày sản phụ cần uống khoảng 2.5l nước giúp lưu thông máu lên não tốt hơn, đồng thời còn kích thích tiết sữa cho mẹ nuôi con nhỏ, giảm nguy cơ mẹ sinh mổ bị đau đầu.
Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp
Thực đơn hàng ngày của sản phụ sau sinh mổ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ để bổ sung đầy đủ năng lượng cơ thể đang thiếu hụt nghiêm trọng do quá trình sinh nở, chăm sóc con nhỏ và sản xuất sữa cho con bú. Mẹ sau sinh nên ăn thành nhiều bữa để bổ sung đủ vitamin và khoáng chất và giảm áp lực cho dạ dày.
Uống viên sắt, bổ sung sắt đầy đủ
Sau sinh, sản phụ cần uống viên sắt đầy đủ để bù lại lượng máu cơ thể đang thiếu hụt, đáp ứng nhu cầu sắt của quá trình hồi phục và nuôi con bú, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt. Để đảm bảo hiệu quả bổ sung sắt, sản phụ nên tuân thủ chỉ định về liều lượng cách uống và thời điểm sắt uống trước hay sau ăn. Khi cơ thể sản phụ không còn bị thiếu máu tình trạng đau đầu sau sinh mổ cũng được giảm bớt và hết hẳn.
Chườm nóng giúp giảm đau đầu
Chườm nóng là biện pháp giảm đau đầu cho mẹ sau sinh mổ được nhiều người ưa thích vì nhanh giảm đau lại rất lành tính với bà mẹ sau sinh. Bà mẹ chỉ cần sử dụng một túi nước nóng vừa phải để không gây bỏng da, chườm lên trán, cổ, thái dương để cơn đau đầu rút lui nhanh chóng.
Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Việc uống thuốc giảm đau là cần thiết để nếu sản phụ bị đau đầu kéo dài. Tuy nhiên việc uống thuốc giảm đau chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ để mẹ sử dụng đúng loại thuốc không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ cũng như quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Ngay cả khi sản phụ bị đau đầu và xuất hiện các dấu hiệu biến chứng đi kèm bác sĩ cũng sẽ kiểm tra và can thiệp kịp thời.
Giữ tinh thần vui vẻ
Tâm lý căng thẳng, stress, trầm cảm khiến tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ sau sinh mổ cần giữ tinh thần vui vẻ, hạn chế tranh cãi, căng thẳng, lo sợ, đau buồn,… để chứng đau đầu dễ dàng cải thiện hơn.
Tập luyện phù hợp
Ngay sau khi sinh mổ sản phụ chỉ nên đi lại nhẹ nhàng trong phòng, việc tập luyện cần có sự cho phép của bác sĩ để tránh tác động tới vết mổ gây tổn thương, làm chậm quá trình hồi phục. Sau khi đã phục hồi, mẹ nên áp dụng những bài tập hợp lý để lưu thông máu và cải thiện đau đầu sau sinh nhanh chóng. Các phương pháp tập luyện phù hợp cho mẹ sau sinh mổ là đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe,…
>>Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì
Với những cách đơn giản trên đây mẹ dễ dàng cải thiện tình trạng đau đầu sau sinh mổ tại nhà hiệu quả. Nếu nhận thấy tình trạng đau đầu có dấu hiệu bất thường kèm theo như nôn, sốt, chóng mặt,… thì sản phụ cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Lý do khiến mẹ bị đau đầu sau sinh mổ
Một số lý do chính khiến bạn bị đau đầu sau sinh mổ gồm:
- Tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống: Trước khi sinh mổ sản phụ cần được gây tê tủy sống tại thắt lưng để không có cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật. Thuốc gây tê được tiêm trực tiếp vào tủy sống khiến dịch não tủy có thể bị rò rỉ qua lỗ thủng tại màng cứng khiến mạch máu tại vùng tiêm gây tê bị giãn, áp lực não tủy bị tăng lên gây đau đầu. Tác dụng phụ khác của thuốc gây tê tủy sống là đau cổ và cột sống, hầu hết sản phụ sinh mổ đều gặp tình trạng đau đầu, cổ và cột sống sau sinh mổ.
- Sản phụ bị thiếu máu: Sau sinh cơ thể sản phụ thiếu một lượng máu lớn do thiếu máu khi mang thai, mất máu khi sinh (lượng máu mất đi khi sinh mổ có thể lên tới 1.500ml) và lượng sản dịch chảy hàng ngày trong khoảng 15 – 30 ngày sau sinh. Sản phụ không uống viên sắt cho mẹ sau sinh hàng ngày trong 6 tháng đầu để bù lại lượng máu cơ thể đang thiếu hụt khiến lượng máu đưa lên não không đủ gây đau đầu.
- Sản phụ bị tiền sản giật: Không chỉ trước sinh mới bị tiền sản giật, giai đoạn hậu sản cũng có thể xảy ra tiền sản giật trong 48 – 72h sau sinh. Tiền sản giật sau sinh thường gặp ở các sản phụ béo phì, thừa cân, huyết áp cao, thiếu máu, có tiền sử mắc chứng tiền sản giật. Tiền sản giật khiến sản phụ bị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, tiểu ít, mặt và chân tay sưng phù,
Gợi ý 8 mẹo chữa đau đầu sau sinh mổ an toàn hiệu quả
Cẩn thận trong thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng như chế độ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh chứng đau đầu sau sinh mổ. Dưới đây là một số gợi ý mẹ có thể tham khảo:
Khu vực nghỉ ngơi phải yên tĩnh
Khi xuất hiện cơn đau đầu sản phụ nên nằm xuống nghỉ ngơi trong chốc lát. Khu vực nghỉ ngơi của mẹ phải đảm bảo yên tĩnh, ít ánh sáng để thư giãn các dây thần kinh, giảm cơn đau nhanh chóng.
Bổ sung đủ nước mỗi ngày
Thiếu nước khiến tuần hoàn máu bị cản trở, giảm lượng sữa tiết ra. Mỗi ngày sản phụ cần uống khoảng 2.5l nước giúp lưu thông máu lên não tốt hơn, đồng thời còn kích thích tiết sữa cho mẹ nuôi con nhỏ, giảm nguy cơ mẹ sinh mổ bị đau đầu.
Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp
Thực đơn hàng ngày của sản phụ sau sinh mổ cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ để bổ sung đầy đủ năng lượng cơ thể đang thiếu hụt nghiêm trọng do quá trình sinh nở, chăm sóc con nhỏ và sản xuất sữa cho con bú. Mẹ sau sinh nên ăn thành nhiều bữa để bổ sung đủ vitamin và khoáng chất và giảm áp lực cho dạ dày.
Uống viên sắt, bổ sung sắt đầy đủ
Sau sinh, sản phụ cần uống viên sắt đầy đủ để bù lại lượng máu cơ thể đang thiếu hụt, đáp ứng nhu cầu sắt của quá trình hồi phục và nuôi con bú, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt. Để đảm bảo hiệu quả bổ sung sắt, sản phụ nên tuân thủ chỉ định về liều lượng cách uống và thời điểm sắt uống trước hay sau ăn. Khi cơ thể sản phụ không còn bị thiếu máu tình trạng đau đầu sau sinh mổ cũng được giảm bớt và hết hẳn.
Chườm nóng giúp giảm đau đầu
Chườm nóng là biện pháp giảm đau đầu cho mẹ sau sinh mổ được nhiều người ưa thích vì nhanh giảm đau lại rất lành tính với bà mẹ sau sinh. Bà mẹ chỉ cần sử dụng một túi nước nóng vừa phải để không gây bỏng da, chườm lên trán, cổ, thái dương để cơn đau đầu rút lui nhanh chóng.
Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Việc uống thuốc giảm đau là cần thiết để nếu sản phụ bị đau đầu kéo dài. Tuy nhiên việc uống thuốc giảm đau chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ để mẹ sử dụng đúng loại thuốc không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ cũng như quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Ngay cả khi sản phụ bị đau đầu và xuất hiện các dấu hiệu biến chứng đi kèm bác sĩ cũng sẽ kiểm tra và can thiệp kịp thời.
Giữ tinh thần vui vẻ
Tâm lý căng thẳng, stress, trầm cảm khiến tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ sau sinh mổ cần giữ tinh thần vui vẻ, hạn chế tranh cãi, căng thẳng, lo sợ, đau buồn,… để chứng đau đầu dễ dàng cải thiện hơn.
Tập luyện phù hợp
Ngay sau khi sinh mổ sản phụ chỉ nên đi lại nhẹ nhàng trong phòng, việc tập luyện cần có sự cho phép của bác sĩ để tránh tác động tới vết mổ gây tổn thương, làm chậm quá trình hồi phục. Sau khi đã phục hồi, mẹ nên áp dụng những bài tập hợp lý để lưu thông máu và cải thiện đau đầu sau sinh nhanh chóng. Các phương pháp tập luyện phù hợp cho mẹ sau sinh mổ là đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe,…
>>Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì
Với những cách đơn giản trên đây mẹ dễ dàng cải thiện tình trạng đau đầu sau sinh mổ tại nhà hiệu quả. Nếu nhận thấy tình trạng đau đầu có dấu hiệu bất thường kèm theo như nôn, sốt, chóng mặt,… thì sản phụ cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.