Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Bệnh đái tháo đường type 2 là gì?

mennguyen6382

Thành viên cấp 1
Tham gia
7/1/19
Bài viết
502
Thích
1
Điểm
18
#1
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi đái tháo đường) được phân loại cụ thể, để từ đó có hướng điều trị thích hợp. Nhưng khi đi khám và được chẩn đoán đái tháo đường type 2, rất nhiều người hoang mang cho rằng type 2 là tiến triển nặng của type 1 và có những lo lắng quá mức, làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết hơn. Vậy hãy cùng tìm hiểu đái tháo đường type 2 là gì để có thái độ đúng đắn trong điều trị nhé !







1. Định nghĩa đái tháo đường type 2 là gì ?
Theo quyết định của Bộ Y tế năm 2011, đái tháo đường là bệnh lý mãn tính, được phân loại thành :

- Đái tháo đường type 1: Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào beta của đảo tụy. Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toàn ceton có thể gây hôn mê và tử vong.
- Đái tháo đường type 2.
- Các thể đặc biệt khác (Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen; bệnh lý của tụy ngoại tiết; do các bệnh nội tiết khác; nguyên nhân do thuốc hoặc hóa chất khác; nguyên nhân do nhiễm trùng; các thể ít gặp, các hội chứng về gen).
- Đái tháo đường thai kỳ.

Phân biệt đái tháo đường type 1 và type 2 có thể dựa theo các đặc điểm sau:



Như vậy, khi hiểu rõ đái tháo đường type 2 là gì, người bệnh còn có phần an tâm hơn vì việc điều trị “dễ chịu” hơn so với đái tháo đường type 1. Ở bệnh nhân tiểu đường type 1, đường huyết tăng cao đột ngột do cơ thể không còn khả năng sản xuất insulin nên người bệnh cần tiêm bổ sung insulin luôn đến suốt đời. Đồng thời, bệnh thường xuất hiện ở người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi) nên việc kiêng khem cũng như tuân thủ điều trị càng trở nên khó khăn.

2. Những lưu ý trong điều trị bệnh đái tháo đường type 2 là gì ?

Mặc dù có nhiều thuận lợi hơn trong điều trị so với đái tháo đường type 1, nhưng nếu người bệnh chủ quan thì đái tháo đường type 2 cũng rất dễ gây ra những biến chứng cấp tính và mạn tính nguy hiểm. Vậy người bệnh cần lưu ý những sai lầm thường mắc phải trong điều trị đái tháo đường type 2 là gì?
- Không cần kiểm tra đường huyết thường xuyên
Rất nhiều bệnh nhân chủ quan cho rằng không cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, khi đường huyết tăng cao thì cơ thể sẽ tự cảm nhận được qua những triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, sụt cân... Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về khả năng cảm nhận lượng đường trong máu đã được tiến hành, và kết quả là hầu hết mọi người đều cảm nhận không chính xác. Và đa số các trường hợp đến cơ sở y tế khám bệnh khi gặp những triệu chứng tiểu đường thường thấy, thì chỉ số đường huyết đo được đã lên rất cao rồi.

Nếu không kiểm tra đường huyết thường xuyên, người bệnh có thể gặp các biến chứng cấp tính như tai biến, thậm chí hôn mê và dẫn đến tử vong, hay những biến chứng mạn tính do tăng đường huyết kéo dài như mờ mắt, tê bì chân tay, suy gan, suy thận, nhồi máu cơ tim,...
- Ăn uống thoải mái vì đã có thuốc điều trị
Nhiều bệnh nhân cho rằng, bệnh tiểu đường đã có thuốc giảm đường huyết rồi nên vẫn ăn uống thoải mái. Thực tế, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên điều chỉnh lại chế độ ăn hợp lý: giảm lượng tinh bột, lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như rau củ, ngũ cốc nguyên hạt…, nên chia thức ăn thành nhiều bữa. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp tập thể dục đều đặn không chỉ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn,
giảm số lượng thuốc cần sử dụng, mà còn giúp phòng ngừa tốt biến chứng tiểu đường.

- Không cần điều chỉnh liều thuốc sử dụng
Với người bệnh đái tháo đường type 2, việc điều trị thông thường là sử dụng thuốc hạ đường huyết. Người bệnh cần lưu ý về liều lượng thuốc sử dụng kết hợp với chế độ ăn kiêng, không phải đường huyết càng thấp càng tốt. Nếu gặp tình trạng tụt đường huyết, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, run chân tay khi xa bữa ăn thì cần gặp ngay bác sĩ điều trị để điều chỉnh lại liều thuốc tây hoặc điều chỉnh
chế độ ăn kiêng.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tìm hiểu kết hợp thêm các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi,… Việc bổ sung các nguyên tố vi lượng như: magie, kẽm, crom, selen đã được nhiều nghiên cứu chứng minh giúp ổn định đường huyết tốt hơn và phòng chống tốt biến chứng tiểu đường.
 

Đối tác

Top