Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Bệnh Loãng Xương- Mối Nguy Ngại Tiềm Tàng

DrDinhYDuoc

Thành viên cấp 1
Tham gia
28/10/23
Bài viết
30
Thích
0
Điểm
6
Nơi ở
VietNam
Website
drdinhyduoc.vn
#1
Loãng xương là một bệnh lý thường gặp ở các nhóm đối tượng như người cao tuổi và phụ nữ tiền mãn kinh. Số ít khác hay gặp ở những bệnh nhân mắc một số bệnh lý mạn tính, hoặc dùng các thuốc kéo dài như corticoid. Căn bệnh này tuy diễn biến thầm lặng, nhưng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như gãy xương, tàn phế, mất khả năng lao động, giảm tuổi thọ…
Chuẩn đoán xác định bị loãng xương
Mật độ chất khoáng trong xương (Bone Mineral Density – BMD), hay gọi tắt là mật độ xương, là một dạng thông số dựa trên lượng mô khoáng (chủ yếu là canxi và photpho) có trong cơ thể với đơn vị đo trên diện tích (g/cm2) hoặc đơn vị đo trên thể tích (g/cm3).
Theo WHO năm 1994, loãng xương được xác định dựa trên mật độ chất xương tính theo chỉ số T-Score. T-Score là chỉ số để phân độ loãng xương của cơ thể một cá thể nhất định so với mật độ xương của nhóm người trẻ tuổi làm chứng. Để thực hiện kỹ thuật phân độ loãng xương, cách phổ biến và chính xác nhất là DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry): trong đó người ta sử dụng một nguồn tia X kép có năng lượng thấp đi qua vùng xương cần phân độ loãng xương (các vị trí này thường là xương cột sống ở tư thế thẳng hoặc nghiêng, cổ xương đùi, xương cẳng tay,…).
Do tia X bị cản lại khi đi qua xương, nên mô xương nào có mật độ xương càng cao thì tia X đi xuyên qua mô nó càng thấp và hình ảnh trên phim càng trắng. Ngược lại nếu phân độ loãng xương là thấp thì số lượng tia X xuyên qua xương càng cao, và hình ảnh hiển thị trên phim càng đen. Do đó, kỹ thuật này giúp xác định xem mô xương nào có mật độ chất khoáng thấp, từ đó giúp phân độ loãng xương đồng thời dự đoán nguy cơ gãy xương của người bệnh.
 

Đối tác

Top