Viêm nha chu có lây không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc bởi đây là bệnh lý nha khoa có mức độ nghiêm trọng. Để được giải đáp thắc mắc này và hướng dẫn cách phòng ngừa hiệu quả, bạn đọc nên tham khảo thông tin hữu ích trong bài viết sau.
Bệnh viêm nha chu có lây không?
Viêm nha chu là vấn đề răng miệng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đây là bệnh lý nha khoa có mức độ nặng, có thể tiến triển theo chiều hướng xấu dẫn đến áp xe răng, viêm tủy răng, răng lung lay và thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh còn có thể đi vào tuần hoàn máu, sau đó di chuyển đến những cơ quan xa gây ra nhiều biến chứng như tiểu đường, tăng nguy cơ đột quỵ, tổn thương gan,…
Như đã biết, nha chu là tổ chức nâng đỡ răng bao gồm mô nướu, cement, dây chằng nha chu và xương ổ răng. Tình trạng viêm nha chu thường bắt đầu từ hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào mô nướu (viêm nướu răng). Nếu không được kiểm soát sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng dẫn đến viêm nha chu.
Ở giai đoạn đầu, bệnh lý này hầu như không gây ra triệu chứng mà chỉ phát sinh các dấu hiệu điển hình khi nha chu đã bị tổn thương nặng. Do đó, phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị dẫn đến nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Chính vì có nhiều biến chứng nặng nề nên khá nhiều người bận tâm đến vấn đề “Bệnh viêm nha chu có lây không?”.
Tác nhân gây viêm nha chu là các hại khuẩn có trong khoang miệng. Các vi khuẩn này tồn tại trong nước bọt và có khả năng lây cho người khác thông qua các hoạt động như ăn uống thân mật, hôn môi, sử dụng chung các vật dụng cá nhân,… Khi lây nhiễm sang người khác, vi khuẩn sẽ tồn tại trong khoang miệng và gây viêm nướu răng nếu có điều kiện. Sau đó một thời gian sẽ chuyển thành viêm nha chu. Tuy nhiên nếu chăm sóc răng miệng tốt, vi khuẩn gây viêm nha chu thường không có điều kiện để phát triển.
Tóm lại, vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể lây cho người khác thông qua hoạt động hôn môi, ăn uống thân mật, sử dụng chung bàn chải, ly và một số vật dụng cá nhân. Tuy nhiên, vi khuẩn chỉ phát triển mạnh và gây tổn thương mô nướu, dây chằng nha chu, xương ổ răng, cement,… khi vệ sinh răng miệng kém. Vì vậy nếu biết cách phòng ngừa, bạn hoàn toàn có thể tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh lý này.
Xem thêm: bọc răng sứ lava esthetic có tốt không
Cách phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả
Viêm nha chu là bệnh nha khoa có mức độ nghiêm trọng. Nếu không được điều trị và kiểm soát sớm, bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như răng lung lay, đau nhức, mất răng vĩnh viễn, viêm tủy răng, áp xe chân răng,… Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh lý này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Mặc dù có mức độ nặng và dễ phát sinh biến chứng nhưng viêm nha chu là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa. Để phòng tránh bệnh lý này, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp giúp phòng ngừa viêm nha chu và các bệnh nha khoa thường gặp như viêm nướu răng, sâu răng, viêm tủy răng,… Khi răng miệng được làm sạch hoàn toàn, hại khuẩn sẽ không có điều kiện để phát triển dẫn đến tổn thương các cơ quan nâng đỡ răng (nướu, dây chằng, xương ổ răng, cement).
Cách vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa bệnh viêm nha chu hiệu quả:
Chải răng 2 – 3 lần/ ngày là biện pháp cơ bản giúp làm sạch và chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, cần đảm bảo chải răng đúng cách để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám bên trong kẽ răng, mặt nhai,…
Lựa chọn bàn chải có kích thước vừa phải, lông mảnh, mềm để đảm bảo hiệu quả làm sạch. Ngoài ra, nên chú ý thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần hoặc thay bất cứ khi nào nhận thấy lông bàn chải bị sờn, giảm khả năng loại bỏ mảng bám.
Không dùng tăm để lấy thức ăn giắt trong các kẽ. Thói quen này có thể gây tổn thương men răng và mô nướu. Để làm sạch thức ăn thừa và mảng bám, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa. Chỉ nha khoa có kích thước rất mảnh nên hoàn toàn không gây tổn thương nướu, răng và có thể sử dụng nhiều lần trong ngày để làm sạch răng miệng.
Sử dụng nước muối hoặc các sản phẩm súc miệng chuyên dụng sau khi chải răng để sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn có hại. Các nghiên cứu đã cho thấy, dùng nước súc miệng chứa Hexetidine và Chlorhexidine 3 tháng/ lần có thể ngăn ngừa hình thành sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… hiệu quả.
Khi ăn uống bên ngoài không có điều kiện để chải răng, bạn có thể làm sạch bằng cách súc miệng bằng nước sạch và nhai kẹo cao su không đường. Nếu có thể, nên dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa trong các kẽ.
Các biện pháp vệ sinh răng miệng kể trên rất dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa viêm nha chu và các bệnh nha khoa thường gặp khác.
2. Lấy cao răng định kỳ
Viêm nha chu thường xảy ra do cao răng tích tụ nhiều ở chân răng. Cao răng thực chất là mảng bám bị khoáng hóa do không được làm sạch kịp thời. Khác với mảng bám sinh học, cao răng có kết cấu cứng chắc và bám chặt vào bề mặt răng nên không thể làm sạch thông qua các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường.
Cao răng là nơi để hại khuẩn trú ngụ và phát triển mạnh. Nhờ có cao răng, vi khuẩn sẽ tránh được tác động của nước bọt. Theo thời gian, vi khuẩn tăng nhanh về số lượng và bài tiết độc tố gây kích ứng, viêm nhiễm mô nướu. Sau đó, vi khuẩn dần xâm nhập và gây tổn thương các tổ chức nâng đỡ răng như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement (xê măng).
Vì vậy, lấy cao răng định kỳ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu đáng kể. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp phòng ngừa sâu răng, viêm nướu răng và một số bệnh nha khoa thường gặp khác. Theo các chuyên gia, nên lấy cao răng đều đặn 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
3. Thay đổi thói quen xấu
Vi khuẩn được xem là tác nhân trực tiếp gây viêm nha chu. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh lý này cũng tăng lên đáng kể khi duy trì các thói quen xấu. Do đó để phòng tránh viêm nha chu và các bệnh nha khoa khác, bạn nên thay đổi các thói quen sau:
Chải răng quá mạnh khiến mô nướu và men răng bị tổn thương. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tổ chức nâng đỡ răng dẫn đến viêm nướu răng và viêm nha chu. Ngoài ra, đánh răng mạnh còn là nguyên nhân gây ê buốt răng.
Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá. Các nghiên cứu cho thấy, những thói quen này làm mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Đồng thời làm giảm khả năng đề kháng tự nhiên của răng và gây giảm bài tiết nước bọt. Những tác động tiêu cực này chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và viêm nha chu.
Tránh sử dụng thức ăn chứa quá nhiều đường như kẹo, bánh bông lan, socola, nước ngọt có gas,… Đường trong các loại thực phẩm này sẽ tạo môi trường để vi khuẩn sản sinh axit gây sâu răng. Khi men răng bị hư hại, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào tổ chức nha chu và gây viêm nhiễm các cơ quan này.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng thực phẩm và các loại thức uống chứa nhiều axit như me, cóc, chanh, nước ngọt có gas, nước tăng lực,… Axit có trong các loại thực phẩm và thức uống kể trên có thể khiến men răng bị bào mòn. Đồng thời tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh gây viêm nhiễm mô nướu, dây chằng nha chu và một số cơ quan bao xung quanh răng.
Không dùng răng để xé, cắn đồ vật. Ngoài ra, nên cải thiện tình trạng nghiến răng để giảm nguy cơ bị viêm nha chu và các bệnh nha khoa khác.
Hạn chế sử dụng món ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
Xem thêm: bọc răng sứ orodent có tốt không
4. Bổ sung khoáng chất cần thiết
Khoáng chất là thành phần cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe của men răng, mô nướu và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nha khoa hiệu quả.
Cách bổ sung khoáng chất cần thiết giúp phòng ngừa viêm nha chu:
Fluor là khoáng chất thiết yếu đối với quá trình tái khoáng men răng và ngăn chặn viêm nhiễm mô nướu. Vì vậy để giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa, bạn nên bổ sung fluor bằng cách sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng hoặc gel bôi chứa thành phần này.
Ngoài ra, có thể bổ sung canxi, magie, sắt, phốt pho,… thông qua một số loại thực phẩm lành mạnh như sữa, trứng, hải sản, cá, đậu.
Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây cũng là cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ngoài khoáng chất, chất xơ trong nhóm thực phẩm này có thể làm sạch mảng bám một cách tự nhiên, đồng thời gia tăng lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh bên trong khoang miệng.
5. Điều trị sớm bệnh viêm nướu răng
Viêm nướu răng được xem là giai đoạn đầu của viêm nha chu. Khi hiện tượng viêm nhiễm ở mô nướu không được kiểm soát, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và đi sâu vào các cơ quan khác như xương ổ răng, dây chằng nha chu, cement,… Tuy nhiên, viêm nướu là bệnh nha khoa có triệu chứng mờ nhạt nên nhiều người thường có tâm thế chủ quan.
Khám và điều trị sớm viêm nướu răng là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa viêm nha chu. Tùy theo mức độ tổn thương của nướu răng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như:
Sử dụng dung dịch súc miệng sát khuẩn
Dùng thuốc bôi sát khuẩn tại chỗ
Cạo vôi răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Trên đây là những thông tin giải đáp “Bệnh viêm nha chu có lây không?” và đề cập đến một số biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu có nguy cơ cao mắc bệnh lý này (tuổi trên 65, mắc bệnh tiểu đường,…), bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được hướng dẫn cụ thể hơn về cách phòng tránh.
Bệnh viêm nha chu có lây không?
Viêm nha chu là vấn đề răng miệng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đây là bệnh lý nha khoa có mức độ nặng, có thể tiến triển theo chiều hướng xấu dẫn đến áp xe răng, viêm tủy răng, răng lung lay và thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh còn có thể đi vào tuần hoàn máu, sau đó di chuyển đến những cơ quan xa gây ra nhiều biến chứng như tiểu đường, tăng nguy cơ đột quỵ, tổn thương gan,…
Như đã biết, nha chu là tổ chức nâng đỡ răng bao gồm mô nướu, cement, dây chằng nha chu và xương ổ răng. Tình trạng viêm nha chu thường bắt đầu từ hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào mô nướu (viêm nướu răng). Nếu không được kiểm soát sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng dẫn đến viêm nha chu.
Ở giai đoạn đầu, bệnh lý này hầu như không gây ra triệu chứng mà chỉ phát sinh các dấu hiệu điển hình khi nha chu đã bị tổn thương nặng. Do đó, phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị dẫn đến nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Chính vì có nhiều biến chứng nặng nề nên khá nhiều người bận tâm đến vấn đề “Bệnh viêm nha chu có lây không?”.
Tác nhân gây viêm nha chu là các hại khuẩn có trong khoang miệng. Các vi khuẩn này tồn tại trong nước bọt và có khả năng lây cho người khác thông qua các hoạt động như ăn uống thân mật, hôn môi, sử dụng chung các vật dụng cá nhân,… Khi lây nhiễm sang người khác, vi khuẩn sẽ tồn tại trong khoang miệng và gây viêm nướu răng nếu có điều kiện. Sau đó một thời gian sẽ chuyển thành viêm nha chu. Tuy nhiên nếu chăm sóc răng miệng tốt, vi khuẩn gây viêm nha chu thường không có điều kiện để phát triển.
Tóm lại, vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu có thể lây cho người khác thông qua hoạt động hôn môi, ăn uống thân mật, sử dụng chung bàn chải, ly và một số vật dụng cá nhân. Tuy nhiên, vi khuẩn chỉ phát triển mạnh và gây tổn thương mô nướu, dây chằng nha chu, xương ổ răng, cement,… khi vệ sinh răng miệng kém. Vì vậy nếu biết cách phòng ngừa, bạn hoàn toàn có thể tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh lý này.
Xem thêm: bọc răng sứ lava esthetic có tốt không
Cách phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả
Viêm nha chu là bệnh nha khoa có mức độ nghiêm trọng. Nếu không được điều trị và kiểm soát sớm, bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như răng lung lay, đau nhức, mất răng vĩnh viễn, viêm tủy răng, áp xe chân răng,… Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh lý này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Mặc dù có mức độ nặng và dễ phát sinh biến chứng nhưng viêm nha chu là bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa. Để phòng tránh bệnh lý này, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp giúp phòng ngừa viêm nha chu và các bệnh nha khoa thường gặp như viêm nướu răng, sâu răng, viêm tủy răng,… Khi răng miệng được làm sạch hoàn toàn, hại khuẩn sẽ không có điều kiện để phát triển dẫn đến tổn thương các cơ quan nâng đỡ răng (nướu, dây chằng, xương ổ răng, cement).
Cách vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa bệnh viêm nha chu hiệu quả:
Chải răng 2 – 3 lần/ ngày là biện pháp cơ bản giúp làm sạch và chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, cần đảm bảo chải răng đúng cách để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám bên trong kẽ răng, mặt nhai,…
Lựa chọn bàn chải có kích thước vừa phải, lông mảnh, mềm để đảm bảo hiệu quả làm sạch. Ngoài ra, nên chú ý thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần hoặc thay bất cứ khi nào nhận thấy lông bàn chải bị sờn, giảm khả năng loại bỏ mảng bám.
Không dùng tăm để lấy thức ăn giắt trong các kẽ. Thói quen này có thể gây tổn thương men răng và mô nướu. Để làm sạch thức ăn thừa và mảng bám, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa. Chỉ nha khoa có kích thước rất mảnh nên hoàn toàn không gây tổn thương nướu, răng và có thể sử dụng nhiều lần trong ngày để làm sạch răng miệng.
Sử dụng nước muối hoặc các sản phẩm súc miệng chuyên dụng sau khi chải răng để sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn có hại. Các nghiên cứu đã cho thấy, dùng nước súc miệng chứa Hexetidine và Chlorhexidine 3 tháng/ lần có thể ngăn ngừa hình thành sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… hiệu quả.
Khi ăn uống bên ngoài không có điều kiện để chải răng, bạn có thể làm sạch bằng cách súc miệng bằng nước sạch và nhai kẹo cao su không đường. Nếu có thể, nên dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa trong các kẽ.
Các biện pháp vệ sinh răng miệng kể trên rất dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa viêm nha chu và các bệnh nha khoa thường gặp khác.
2. Lấy cao răng định kỳ
Viêm nha chu thường xảy ra do cao răng tích tụ nhiều ở chân răng. Cao răng thực chất là mảng bám bị khoáng hóa do không được làm sạch kịp thời. Khác với mảng bám sinh học, cao răng có kết cấu cứng chắc và bám chặt vào bề mặt răng nên không thể làm sạch thông qua các biện pháp vệ sinh răng miệng thông thường.
Cao răng là nơi để hại khuẩn trú ngụ và phát triển mạnh. Nhờ có cao răng, vi khuẩn sẽ tránh được tác động của nước bọt. Theo thời gian, vi khuẩn tăng nhanh về số lượng và bài tiết độc tố gây kích ứng, viêm nhiễm mô nướu. Sau đó, vi khuẩn dần xâm nhập và gây tổn thương các tổ chức nâng đỡ răng như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement (xê măng).
Vì vậy, lấy cao răng định kỳ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu đáng kể. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp phòng ngừa sâu răng, viêm nướu răng và một số bệnh nha khoa thường gặp khác. Theo các chuyên gia, nên lấy cao răng đều đặn 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
3. Thay đổi thói quen xấu
Vi khuẩn được xem là tác nhân trực tiếp gây viêm nha chu. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh lý này cũng tăng lên đáng kể khi duy trì các thói quen xấu. Do đó để phòng tránh viêm nha chu và các bệnh nha khoa khác, bạn nên thay đổi các thói quen sau:
Chải răng quá mạnh khiến mô nướu và men răng bị tổn thương. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tổ chức nâng đỡ răng dẫn đến viêm nướu răng và viêm nha chu. Ngoài ra, đánh răng mạnh còn là nguyên nhân gây ê buốt răng.
Hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá. Các nghiên cứu cho thấy, những thói quen này làm mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng. Đồng thời làm giảm khả năng đề kháng tự nhiên của răng và gây giảm bài tiết nước bọt. Những tác động tiêu cực này chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và viêm nha chu.
Tránh sử dụng thức ăn chứa quá nhiều đường như kẹo, bánh bông lan, socola, nước ngọt có gas,… Đường trong các loại thực phẩm này sẽ tạo môi trường để vi khuẩn sản sinh axit gây sâu răng. Khi men răng bị hư hại, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào tổ chức nha chu và gây viêm nhiễm các cơ quan này.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng thực phẩm và các loại thức uống chứa nhiều axit như me, cóc, chanh, nước ngọt có gas, nước tăng lực,… Axit có trong các loại thực phẩm và thức uống kể trên có thể khiến men răng bị bào mòn. Đồng thời tạo điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh gây viêm nhiễm mô nướu, dây chằng nha chu và một số cơ quan bao xung quanh răng.
Không dùng răng để xé, cắn đồ vật. Ngoài ra, nên cải thiện tình trạng nghiến răng để giảm nguy cơ bị viêm nha chu và các bệnh nha khoa khác.
Hạn chế sử dụng món ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
Xem thêm: bọc răng sứ orodent có tốt không
4. Bổ sung khoáng chất cần thiết
Khoáng chất là thành phần cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe của men răng, mô nướu và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nha khoa hiệu quả.
Cách bổ sung khoáng chất cần thiết giúp phòng ngừa viêm nha chu:
Fluor là khoáng chất thiết yếu đối với quá trình tái khoáng men răng và ngăn chặn viêm nhiễm mô nướu. Vì vậy để giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa, bạn nên bổ sung fluor bằng cách sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng hoặc gel bôi chứa thành phần này.
Ngoài ra, có thể bổ sung canxi, magie, sắt, phốt pho,… thông qua một số loại thực phẩm lành mạnh như sữa, trứng, hải sản, cá, đậu.
Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây cũng là cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ngoài khoáng chất, chất xơ trong nhóm thực phẩm này có thể làm sạch mảng bám một cách tự nhiên, đồng thời gia tăng lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh bên trong khoang miệng.
5. Điều trị sớm bệnh viêm nướu răng
Viêm nướu răng được xem là giai đoạn đầu của viêm nha chu. Khi hiện tượng viêm nhiễm ở mô nướu không được kiểm soát, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và đi sâu vào các cơ quan khác như xương ổ răng, dây chằng nha chu, cement,… Tuy nhiên, viêm nướu là bệnh nha khoa có triệu chứng mờ nhạt nên nhiều người thường có tâm thế chủ quan.
Khám và điều trị sớm viêm nướu răng là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa viêm nha chu. Tùy theo mức độ tổn thương của nướu răng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị như:
Sử dụng dung dịch súc miệng sát khuẩn
Dùng thuốc bôi sát khuẩn tại chỗ
Cạo vôi răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Trên đây là những thông tin giải đáp “Bệnh viêm nha chu có lây không?” và đề cập đến một số biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu có nguy cơ cao mắc bệnh lý này (tuổi trên 65, mắc bệnh tiểu đường,…), bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt để được hướng dẫn cụ thể hơn về cách phòng tránh.