Bị đau nhức răng dữ dội là dấu hiệu cho thấy răng và các cơ quan xung quanh bị tổn thương nghiêm trọng. Không chỉ gây mệt mỏi và khó chịu, tình trạng này còn ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và các hoạt động thường ngày nếu không được điều trị sớm.
Đau răng dữ dội – Nguyên nhân do đâu?
Đau răng có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ nhỏ. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, cơn đau có thể có mức độ nhẹ đến nặng. Nếu đau nhẹ, tình trạng này thường không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ăn uống và sinh hoạt. Ngược lại, đau nhức răng dữ dội gây khó chịu khi ăn uống, giao tiếp, đánh răng,… và thậm chí làm gián đoạn giấc ngủ.
Các dây thần kinh ở tủy răng nối liền với não bộ. Chính vì vậy, đau răng dữ dội còn ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và khả năng tiếp thu khi học tập. Không ít người bị giảm chất lượng cuộc sống đáng kể do đau răng nặng kéo dài dai dẳng.
Thực tế, đau răng dữ dội là biểu hiện của nhiều vấn đề nha khoa và ảnh hưởng do chấn thương nặng. Để có hướng điều trị phù hợp, bạn nên xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Xem thêm: Nha khoa sunshine
Các nguyên nhân gây đau nhức răng dữ dội thường gặp:
1. Đau răng dữ dội do răng khôn mọc lệch
Răng khôn (răng số 8) là răng nằm ở cuối cung hàm và chỉ mọc trong độ tuổi trưởng thành (từ 17 – 27 tuổi). Tuy nhiên, do có vị trí và thời điểm mọc khá đặc biệt nên răng số 8 dễ mọc lệch, mọc ngầm gây chen chúc các răng khác trên cung hàm.
2. Viêm tủy răng cấp
Viêm tủy răng cấp cũng có thể gây đau răng dữ dội. Khác với men răng và ngà răng, tủy răng là mô liên kết lỏng lẻo với nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng có chức năng chính là nuôi dưỡng răng và thụ cảm, dẫn truyền tín hiệu đến não bộ.
3. Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng viêm nhiễm nặng đặc trưng bởi sự hình thành ổ mủ (áp xe) ở mô nha chu hoặc chân răng (chóp răng). Ổ mủ có thể khiến nướu sưng đỏ, răng đau nhức dữ dội kèm theo hôi miệng và sưng hạch góc hàm. Cơn đau do áp xe răng có thể gây đau đầu, cứng góc hàm và ù tai.
4. Chấn thương răng nặng
Chấn thương răng nặng cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức răng dữ dội. Khi phải chịu tác động cơ học mạnh, răng và mô nướu sẽ bị kích thích dẫn đến phản ứng viêm, phù nề và đau buốt, nhói lan đến tai và đầu.
5. Viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm (rối loạn khớp thái dương hàm) là tình trạng khớp thái dương hàm bị rối loạn dẫn đến co thắt cơ gây đau nhức và giảm khả năng, phạm vi hoạt động. Bệnh lý này có thể xảy ra do thoái hóa, nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp hoặc do chấn thương trong quá trình sinh hoạt, làm việc và tham gia giao thông.
Bị đau răng dữ dội phải làm sao?
Răng đau nhức dữ dội ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhất là trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Ở những trường hợp nặng, cơn đau có thể tự phát vào ban đêm gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, học tập và sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, đau răng dữ dội còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề răng hàm mặt. Vì vậy ngay khi xuất hiện cơn đau có mức độ nặng, bạn nên điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe và giảm tác động tiêu cực đối với chất lượng cuộc sống.
Các phương pháp điều trị đau nhức răng dữ dội:
1. Tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất
Khác với cơn đau thông thường, đau răng dữ dội là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý có mức độ nặng. Nếu không được xử trí kịp thời, răng và mô nướu có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, nên sắp xếp thời gian đến phòng khám trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.
Nếu tích cực điều trị, tình trạng đau răng dữ dội sẽ được kiểm soát trong thời gian ngắn. Ngược lại trong trường hợp chủ quan, tổn thương ở răng và nướu sẽ tiến triển nặng dẫn đến nhiều bất lợi trong quá trình điều trị.
Tìm hiểu: Nha khoa sunshine lừa đảo
2. Dùng thuốc giảm đau không kê toa
Tình trạng đau răng dữ dội có thể bùng phát giữa đêm gây mệt mỏi và mất ngủ. Nếu chưa thể đến bệnh viện ngay, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê toa để cải thiện.
Các loại thuốc giảm đau không kê toa được sử dụng để kiểm soát đau nhức răng dữ dội:
Paracetamol (Acetaminophen): Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt không kê toa được sử dụng phổ biến. Thuốc có thể giảm cơn đau có mức độ nhẹ đến vừa. Loại thuốc này tương đối an toàn ở liều điều trị, ít tác dụng phụ và nguy cơ thấp nên có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn.
NSAID: NSAID (thuốc chống viêm không steroid) cũng có thể được sử dụng trong trường hợp đau nhức răng dữ dội. Một số loại thuốc NSAID có thể được dùng mà không cần kê toa bao gồm Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen,… Nhóm thuốc này vừa có tác dụng chống viêm vừa có hiệu quả giảm đau nên mang lại cải thiện rõ rệt hơn Acetaminophen. Tuy nhiên, NSAID gây ra nhiều tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa, hô hấp và tim mạch. Do đó để đảm bảo an toàn, chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn với liều lượng thích hợp.
Thuốc gây tê tại chỗ: Các loại thuốc gây tê tại chỗ chứa Benzocaine, Lidocaine,… cũng có thể được sử dụng để giảm đau nhức răng và mô nướu. Thuốc được dùng trực tiếp lên mô nướu xung quanh răng từ 2 – 3 lần/ ngày để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng đi kèm.
Nước súc miệng sát khuẩn: Ngoài các loại thuốc giảm đau, chống viêm, bạn có thể dùng nước súc miệng sát khuẩn để giảm bớt tình trạng nướu sưng viêm, phù nề và đau nhức răng dữ dội. Các loại nước súc miệng sát khuẩn thường chứa những hoạt động như Chlorhexidine, Hexetidine, Zinc gluconate, Hydrogen peroxide,…
3. Các biện pháp hỗ trợ
Đau nhức răng dữ dội có thể nghiêm trọng hơn nếu duy trì các thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Do đó ngoài các phương pháp y tế, bạn nên điều chỉnh lối sống và áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ để kiểm soát cơn đau hoàn toàn.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị đau nhức răng dữ dội:
Thực đơn ăn uống phù hợp: Khi đau nhức răng dữ dội, bạn nên dùng các món ăn mềm, lỏng, nguội và ít gia vị để giảm áp lực lên răng đau nhức. Hạn chế dùng món ăn cứng, khô phải nhai nhiều và cần tránh các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng. Bên cạnh đó, không nên sử dụng rượu bia và thức uống có gas trong thời gian điều trị.
Nghỉ ngơi hợp lý: Mức độ đau nhức răng sẽ tăng lên đáng kể ở người bị thể trạng kém, suy nhược và căng thẳng quá mức. Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn, bạn cũng nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng và thức khuya. Nghỉ ngơi điều độ giúp thể trạng phục hồi tốt, qua đó giảm nhẹ cơn đau và các triệu chứng đi kèm.
Chườm lạnh: Đau nhức răng dữ dội có thể không thuyên giảm hoàn toàn sau khi dùng thuốc. Để kiểm soát cơn đau, bạn có thể kết hợp với biện pháp chườm lạnh. Áp túi chườm bên ngoài má của răng bị đau nhức có thể cải thiện hiện tượng phù nề mô nướu và góp phần giảm nhẹ cơn đau đáng kể.
Xoa bóp: Trong trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm, bạn nên xoa bóp từ 10 – 20 phút mỗi ngày để thư giãn cơ và thúc đẩy tuần hoàn máu đến khớp. Nếu có thể, nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giảm đau khớp thái dương hàm để tăng hiệu quả điều trị.
Bị đau răng dữ dội là dấu hiệu của nhiều vấn đề răng hàm mặt. Vì vậy, bạn nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để kéo dài, cơn đau có thể tăng dần về mức độ, tần suất dẫn đến nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Đau răng dữ dội – Nguyên nhân do đâu?
Đau răng có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ nhỏ. Tùy theo nguyên nhân cụ thể, cơn đau có thể có mức độ nhẹ đến nặng. Nếu đau nhẹ, tình trạng này thường không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ăn uống và sinh hoạt. Ngược lại, đau nhức răng dữ dội gây khó chịu khi ăn uống, giao tiếp, đánh răng,… và thậm chí làm gián đoạn giấc ngủ.
Các dây thần kinh ở tủy răng nối liền với não bộ. Chính vì vậy, đau răng dữ dội còn ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và khả năng tiếp thu khi học tập. Không ít người bị giảm chất lượng cuộc sống đáng kể do đau răng nặng kéo dài dai dẳng.
Thực tế, đau răng dữ dội là biểu hiện của nhiều vấn đề nha khoa và ảnh hưởng do chấn thương nặng. Để có hướng điều trị phù hợp, bạn nên xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Xem thêm: Nha khoa sunshine
Các nguyên nhân gây đau nhức răng dữ dội thường gặp:
1. Đau răng dữ dội do răng khôn mọc lệch
Răng khôn (răng số 8) là răng nằm ở cuối cung hàm và chỉ mọc trong độ tuổi trưởng thành (từ 17 – 27 tuổi). Tuy nhiên, do có vị trí và thời điểm mọc khá đặc biệt nên răng số 8 dễ mọc lệch, mọc ngầm gây chen chúc các răng khác trên cung hàm.
2. Viêm tủy răng cấp
Viêm tủy răng cấp cũng có thể gây đau răng dữ dội. Khác với men răng và ngà răng, tủy răng là mô liên kết lỏng lẻo với nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng có chức năng chính là nuôi dưỡng răng và thụ cảm, dẫn truyền tín hiệu đến não bộ.
3. Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng viêm nhiễm nặng đặc trưng bởi sự hình thành ổ mủ (áp xe) ở mô nha chu hoặc chân răng (chóp răng). Ổ mủ có thể khiến nướu sưng đỏ, răng đau nhức dữ dội kèm theo hôi miệng và sưng hạch góc hàm. Cơn đau do áp xe răng có thể gây đau đầu, cứng góc hàm và ù tai.
4. Chấn thương răng nặng
Chấn thương răng nặng cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức răng dữ dội. Khi phải chịu tác động cơ học mạnh, răng và mô nướu sẽ bị kích thích dẫn đến phản ứng viêm, phù nề và đau buốt, nhói lan đến tai và đầu.
5. Viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm (rối loạn khớp thái dương hàm) là tình trạng khớp thái dương hàm bị rối loạn dẫn đến co thắt cơ gây đau nhức và giảm khả năng, phạm vi hoạt động. Bệnh lý này có thể xảy ra do thoái hóa, nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp hoặc do chấn thương trong quá trình sinh hoạt, làm việc và tham gia giao thông.
Bị đau răng dữ dội phải làm sao?
Răng đau nhức dữ dội ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhất là trong quá trình ăn uống và giao tiếp. Ở những trường hợp nặng, cơn đau có thể tự phát vào ban đêm gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, học tập và sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra, đau răng dữ dội còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề răng hàm mặt. Vì vậy ngay khi xuất hiện cơn đau có mức độ nặng, bạn nên điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe và giảm tác động tiêu cực đối với chất lượng cuộc sống.
Các phương pháp điều trị đau nhức răng dữ dội:
1. Tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất
Khác với cơn đau thông thường, đau răng dữ dội là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý có mức độ nặng. Nếu không được xử trí kịp thời, răng và mô nướu có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, nên sắp xếp thời gian đến phòng khám trong thời gian sớm nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời.
Nếu tích cực điều trị, tình trạng đau răng dữ dội sẽ được kiểm soát trong thời gian ngắn. Ngược lại trong trường hợp chủ quan, tổn thương ở răng và nướu sẽ tiến triển nặng dẫn đến nhiều bất lợi trong quá trình điều trị.
Tìm hiểu: Nha khoa sunshine lừa đảo
2. Dùng thuốc giảm đau không kê toa
Tình trạng đau răng dữ dội có thể bùng phát giữa đêm gây mệt mỏi và mất ngủ. Nếu chưa thể đến bệnh viện ngay, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê toa để cải thiện.
Các loại thuốc giảm đau không kê toa được sử dụng để kiểm soát đau nhức răng dữ dội:
Paracetamol (Acetaminophen): Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt không kê toa được sử dụng phổ biến. Thuốc có thể giảm cơn đau có mức độ nhẹ đến vừa. Loại thuốc này tương đối an toàn ở liều điều trị, ít tác dụng phụ và nguy cơ thấp nên có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn.
NSAID: NSAID (thuốc chống viêm không steroid) cũng có thể được sử dụng trong trường hợp đau nhức răng dữ dội. Một số loại thuốc NSAID có thể được dùng mà không cần kê toa bao gồm Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen,… Nhóm thuốc này vừa có tác dụng chống viêm vừa có hiệu quả giảm đau nên mang lại cải thiện rõ rệt hơn Acetaminophen. Tuy nhiên, NSAID gây ra nhiều tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa, hô hấp và tim mạch. Do đó để đảm bảo an toàn, chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn với liều lượng thích hợp.
Thuốc gây tê tại chỗ: Các loại thuốc gây tê tại chỗ chứa Benzocaine, Lidocaine,… cũng có thể được sử dụng để giảm đau nhức răng và mô nướu. Thuốc được dùng trực tiếp lên mô nướu xung quanh răng từ 2 – 3 lần/ ngày để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng đi kèm.
Nước súc miệng sát khuẩn: Ngoài các loại thuốc giảm đau, chống viêm, bạn có thể dùng nước súc miệng sát khuẩn để giảm bớt tình trạng nướu sưng viêm, phù nề và đau nhức răng dữ dội. Các loại nước súc miệng sát khuẩn thường chứa những hoạt động như Chlorhexidine, Hexetidine, Zinc gluconate, Hydrogen peroxide,…
3. Các biện pháp hỗ trợ
Đau nhức răng dữ dội có thể nghiêm trọng hơn nếu duy trì các thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Do đó ngoài các phương pháp y tế, bạn nên điều chỉnh lối sống và áp dụng thêm một số biện pháp hỗ trợ để kiểm soát cơn đau hoàn toàn.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị đau nhức răng dữ dội:
Thực đơn ăn uống phù hợp: Khi đau nhức răng dữ dội, bạn nên dùng các món ăn mềm, lỏng, nguội và ít gia vị để giảm áp lực lên răng đau nhức. Hạn chế dùng món ăn cứng, khô phải nhai nhiều và cần tránh các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng. Bên cạnh đó, không nên sử dụng rượu bia và thức uống có gas trong thời gian điều trị.
Nghỉ ngơi hợp lý: Mức độ đau nhức răng sẽ tăng lên đáng kể ở người bị thể trạng kém, suy nhược và căng thẳng quá mức. Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn, bạn cũng nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng và thức khuya. Nghỉ ngơi điều độ giúp thể trạng phục hồi tốt, qua đó giảm nhẹ cơn đau và các triệu chứng đi kèm.
Chườm lạnh: Đau nhức răng dữ dội có thể không thuyên giảm hoàn toàn sau khi dùng thuốc. Để kiểm soát cơn đau, bạn có thể kết hợp với biện pháp chườm lạnh. Áp túi chườm bên ngoài má của răng bị đau nhức có thể cải thiện hiện tượng phù nề mô nướu và góp phần giảm nhẹ cơn đau đáng kể.
Xoa bóp: Trong trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm, bạn nên xoa bóp từ 10 – 20 phút mỗi ngày để thư giãn cơ và thúc đẩy tuần hoàn máu đến khớp. Nếu có thể, nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giảm đau khớp thái dương hàm để tăng hiệu quả điều trị.
Bị đau răng dữ dội là dấu hiệu của nhiều vấn đề răng hàm mặt. Vì vậy, bạn nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để kéo dài, cơn đau có thể tăng dần về mức độ, tần suất dẫn đến nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.