- Tham gia
- 24/4/19
- Bài viết
- 44
- Thích
- 0
- Điểm
- 6
Các startup non trẻ thường gặp nhiều vấn đề kể từ giai đoạn “thai nghén” ý tưởng cho đến khi chính thức đi vào hoạt động và mong muốn mở rộng thị trường. Các mentor – hay còn gọi là các cố vấn – mang đến những lời khuyên hữu ích, câu hỏi định hướng và truyền cảm hứng cho các startup.
Nếu bạn đang cảm thấy mất phương hướng và lạc lõng, hãy tìm đến các mentor có kinh nghiệm. Không chỉ các mentor mới có quyền lựa chọn startup để tư vấn và đồng hành mà chính startup cũng cần có những tiêu chí riêng để lựa chọn mentor phù hợp nhất với mình. Để giúp startup lựa chọn mentor phù hợp nhất, Rehoboth Việt Nam gợi ý 5 yếu tố không thể bỏ qua của mentor.
1. Có kinh nghiệm về lĩnh vực của startup
Không một ai có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn về việc kinh doanh cửa hàng trà sữa nếu họ chưa từng làm trong ngành F&B đúng không? Chính vì vậy, trước khi quyết định chọn mentor nào cho mình bạn cũng cần biết sơ lược về kinh nghiệm và những thành tựu của họ để trả lời cho hàng loạt câu hỏi: Họ từng làm trong lĩnh vực gì? Am hiểu về ngành nghề này có đủ sâu sắc? Họ từng là mentor của các startup thành công nào?….
Đừng vội vàng lựa chọn một mentor chỉ vì họ nổi tiếng (bạn có thể tìm tới họ sau khi phát triển đủ lớn và cần hoàn thiện hơn về mặt quản lý và tư duy mở rộng thị trường), thay vào đó, gắn bó với một mentor có kinh nghiệm trong lĩnh vực của bạn mới là một quyết định đúng đắn. Họ chính là người thấu hiểu nhất về cách thức hoạt động cho startup của bạn.
2. Tôn trọng và bảo mật thông tin được chia sẻ
Thật đáng sợ nếu tất cả những điều bạn nói với mentor bị lan truyền ra ngoài, đặc biệt nghiêm trọng khi đối thủ của bạn nghe được bất cứ thông tin tuyệt mật nào. Việc thoải mái bộc bạch toàn bộ thông tin sẽ là vô cùng khó với bất cứ startup non trẻ nào bởi những lo sợ như vậy.
Nếu bạn không có quá nhiều mối quan hệ hữu ích để tìm được mentor uy tín, hãy tìm đến các vườn ươm khởi nghiệp. Đây là nơi mang lại những sự hỗ trợ cơ bản và thiết thực nhất dành cho startup, họ cũng có mối liên hệ với nhiều mentor uy tín trong nhiều lĩnh vực, thậm chí mentor ngay tại vườn ươm để tư vấn và cho bạn lời khuyên.
3. Chỉ dẫn chi tiết chứ không chỉ tay năm ngón
Đừng quên rằng, công ty là của bạn chứ không phải mentor! Mentor chỉ là người định hướng và nuôi dưỡng ngọn lửa nhiệt huyết chứ không phải là người giải quyết toàn bộ vấn đề cho công ty của bạn. Đừng dựa dẫm vào mentor quá nhiều vì xét cho cùng đây chính là công ty của bạn. Nếu bạn thất bại, mọi tổn thất về tiền bạc lẫn thời gian của công ty đều do bạn chịu trách nhiệm chứ không phải là mentor.
Chính vì vậy, những mentor có tâm huyết và chuyên nghiệp sẽ đưa cho bạn những chỉ dẫn phù hợp để giải quyết vấn đề startup đang gặp phải thay vì chỉ tay năm ngón và lựa chọn thay bạn. Hãy nhớ, việc mentor can thiệp quá sâu đôi khi khiến bạn mất quyền kiểm soát công ty dẫn đến những hậu quả khó lường.
4. Tách biệt ý kiến chủ quan với thực tế kinh doanh
Những người đã từng hoạt động lĩnh vực nào đó thường giải quyết các vấn đề phát sinh bằng những cách họ đã làm. Dĩ nhiên, các phương pháp đó có thể hiệu quả ở nhiều trường hợp giống như vậy nhưng thực tế cho thấy thị trường luôn thay đổi đòi hỏi sự cải tiến liên tục.
Chính vì vậy, mentor sáng suốt sẽ luôn cập nhật những thông tin thị trường và các giải pháp mới thay vì đưa những ý kiến chủ quan của mình. Startup cũng cần sáng suốt để chọn lọc những lời khuyên đúng đắn phù hợp với thực tế hoạt động của công ty.
5. Không lửng lơ
Mentor luôn cố gắng hiểu startup một cách sâu sắc để đưa ra được những lời khuyên chính xác và phù hợp nhất với định hướng phát triển của bạn. Muốn làm được điều đó, họ cần phải gắn bó và thể hiện sự sẵn sàng đồng hành cùng startup, không phải bất cứ lúc nào mentor cũng bên cạnh bạn, nhưng họ luôn đưa ra những định hướng kịp thời khi bạn cần.