Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Bị tiêu xương hàm có niềng răng được không?

Review nha khoa

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
329
Thích
0
Điểm
16
#1
Khi niềng răng, toàn bộ răng trên cung hàm phải chịu một lực kéo nhất định để dịch chuyển về vị trí mong muốn. Nếu các cơ quan nâng đỡ răng bị tổn thương, bác sĩ sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định. Vậy bị tiêu xương hàm có niềng răng được không?

Bị tiêu xương hàm có niềng răng được không?

Tiêu xương hàm là tình trạng xương ổ răng bị phá hủy nghiêm trọng dẫn đến tình trạng sụt lún tổ chức nâng đỡ răng, chân răng trở nên lỏng lẻo và lung lay. Tình trạng này thường xảy ra do mất răng vĩnh viễn hoặc do ảnh hưởng của viêm nha chu, tiểu đường, loãng xương,…

Xương ổ răng là một trong những cơ quan nâng đỡ răng bên cạnh cement, dây chằng nha chu và mô nướu. Khi cơ quan này bị hư hại, răng sẽ dần suy yếu và có thể dẫn đến tình trạng mất răng vĩnh viễn. Ngoài ra, tiêu xương hàm còn khiến khuôn mặt bị biến đổi do không còn cơ quan nâng đỡ.

Chính vì những ảnh hưởng nặng nề nên nhiều người băn khoăn “Liệu tiêu xương hàm có niềng răng được không?”. Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này sử dụng máng đeo hoặc hệ thống mắc cài để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn một cách từ từ. Do đó, toàn bộ răng trên cung hàm đều phải chịu lực kéo nhất định.

nha khoa sunshine > https://www.facebook.com/nhakhoathammysunshine

Niềng răng là phương pháp mất khá nhiều thời gian (khoảng 1 – 4 năm tùy theo trường hợp). Do đó, yêu cầu đầu tiên khi can thiệp phương pháp này là chân răng phải chắc chắn. Với trường hợp tiêu xương hàm, chân răng trở nên lung lay và lỏng lẻo. Dưới tác động của lực kéo khi niềng răng, răng có thể bị hư hại và gãy, rụng.

Tuy nhiên nếu tình trạng tiêu xương chỉ có mức độ nhẹ và kịp thời thăm khám, điều trị, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng phục hồi của xương ổ răng trước khi chỉ định niềng răng. Trong trường hợp tiêu xương răng xảy ra do viêm nha chu và đi kèm với các bệnh mãn tính (tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông máu,…), niềng răng hầu như không được chỉ định.

Can thiệp niềng răng khi bị tiêu xương hàm có thể dẫn đến những hệ lụy, biến chứng như:

Gãy răng: Như đã đề cập, niềng răng tạo một lực nhất định lên tất cả các răng trên cung hàm để dịch chuyển răng về vị trí như mong muốn. Nếu bị tiêu xương hàm, răng có thể bị gãy, rụng trong quá trình niềng.

Đẩy nhanh tốc độ tiêu xương: Tác động cơ học từ niềng răng có thể kích thích hiện tượng tiêu xương diễn ra nhanh hơn bình thường. Tình trạng này gây sụp lún tổ chức nâng đỡ răng, răng lung lay và gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống.

Hư hại cấu trúc răng: Niềng răng khi bị tiêu xương hàm có thể làm hư hại toàn bộ cấu trúc răng. Dưới tác động của phương pháp niềng răng, toàn bộ xương ổ răng và chân răng có thể bị hư hại trầm trọng. Hậu quả là phải can thiệp các phương pháp phục hình để thay thế cho các răng bị tổn thương nặng.

Không đạt được hiệu quả chỉnh nha cao: Tiêu xương hàm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chỉnh nha. Vì chân răng không được cố định chắc chắn nên sự dịch chuyển của các răng trên cung hàm bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu niềng răng khi bị tiêu xương hàm, kết quả chỉnh nha có thể không đạt được như mong đợi.

Xem thêm: nha khoa sunshine lừa đảo

Cần làm gì khi bị tiêu xương hàm?

Tiêu xương hàm là tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Ngoài ra, tình trạng này kéo dài còn tác động đến các răng lân cận. Vì vậy khi bị tiêu xương hàm, cần có biện pháp chăm sóc, điều trị để kiểm soát bệnh hiệu quả.

Các biện pháp chăm sóc, điều trị tiêu xương hàm hiệu quả:

Thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường (tụt lợi hở chân răng, khoảng cách giữa các răng thưa dần, răng lung lay, lỏng lẻo,…). Ngoài ra, nên khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn.

Tuân thủ các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định. Tích cực điều trị có thể kiểm soát hiện tượng tiêu xương hàm và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Giữ vệ sinh răng miệng tốt có thể kiểm soát tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả. Ngoài chải răng 2 – 3 lần/ ngày, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng và dùng chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng hoàn toàn.

Tiêu xương hàm thường có liên quan đến tình trạng mất răng vĩnh viễn. Nếu bị mất răng, nên cấy ghép Implant để tránh tiêu xương hàm các răng kế cận và phục hồi chức năng thẩm mỹ, sinh lý của răng. Đối với những trường hợp xương hàm bị phá hủy nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương trước khi cấy Implant.

Tiêu xương hàm có mối liên hệ mật thiết với bệnh loãng xương. Nếu cần thiết, có thể bổ sung vitamin D và canxi để thúc đẩy quá trình tạo cốt bào nhằm tái tạo các mô xương bị hư hại và ngăn chặn tiêu xương hàm tiến triển nặng.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bị tiêu xương hàm có niềng răng được không?”. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, nên thực hiện các biện pháp chăm sóc và điều trị sớm để kiểm soát hiện tượng tiêu xương hàm, tránh dẫn đến mất răng và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.
 

Đối tác

Top