Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Bọc Răng Sứ Có Bền Không? Duy Trì Được Bao Lâu?

Review nha khoa

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
329
Thích
0
Điểm
16
#1
Bọc răng sứ có bền không, duy trì được bao lâu là mối bận tâm hàng đầu của những người đang có ý định làm răng sứ. Theo các chuyên gia Răng hàm mặt, răng sứ có độ bền khá cao nếu được phục hình đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách.

Bọc răng sứ có bền không? Duy trì được bao lâu?
Bọc răng sứ là giải pháp hoàn hảo cho những trường hợp răng nứt mẻ, răng bị tổn thương do tai nạn, chấn thương và sâu răng nặng. Ngoài ra, kỹ thuật này còn được áp dụng để cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng trong nhiều trường hợp như răng ngả màu, răng thưa, răng hô vẩu nhẹ và chiều dài các răng không đồng đều. Với sự hỗ trợ của phần mềm hiện đại, phục hình răng sứ có thể thiết kế nụ cười tùy theo sở thích và cá tính của từng khách hàng.

Bọc răng sứ mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao nhưng nhiều người lo ngại về độ bền của phương pháp này. Không ít người cho rằng, răng sứ là răng giả nên độ bền và khả năng chịu lực kém nên có thể làm giảm hiệu quả ăn nhai đáng kể. Vậy, bọc răng sứ có bền không? Duy trì được bao lâu?

Được biết, các vật liệu được sử dụng để làm răng sứ có khả năng chịu lực tốt và độ bền cao. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc đúng cách, răng sứ có thể sử dụng được khoảng 5 – 15 năm. Sau khi phục hình, răng sứ có thể thay thế cho răng thật trong quá trình ăn nhai và hỗ trợ giao tiếp. Với khả năng chịu lực tốt, răng sứ mang đến cảm giác chân thực khi ăn nhai, hoàn toàn không gây ra tình trạng cộm và khó chịu trong quá trình ăn uống.
Tuy nhiên, độ bền của răng sứ sẽ có sự chênh lệch tùy theo từng trường hợp cụ thể. Bởi tuổi thọ của răng sứ bị chi phối bởi những yếu tố sau đây:

Vật liệu làm răng sứ: Độ bền của răng sứ phụ thuộc phần lớn vào vật liệu được sử dụng để chế tác mão sứ. Trong đó, các loại răng sứ kim loại có độ bền chỉ ở mức tương đối (khoảng 5 – 7 năm). Nếu sử dụng răng sứ toàn sứ, độ bền có thể kéo dài từ 9 – 15 năm khi chăm sóc đúng cách. Những trường hợp sử dụng răng sứ kim loại quý cũng có thể sử dụng được khoảng 15 năm vì kim loại hầu như không bị oxy hóa và bền vững dưới tác động của axit bên trong khoang miệng.
Kỹ thuật của bác sĩ: Ngoài vật liệu làm răng sứ, tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của răng sứ. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, răng sứ có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, những trường hợp mão sứ bị chênh, cộm, hở, đặt không đúng vị trí thường bị hư hại chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Cách chăm sóc: Cách chăm sóc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ. Nếu được chăm sóc đúng cách, răng sứ sẽ duy trì được độ bền và khả năng chịu lực tốt. Ngược lại, những trường hợp có thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học dễ gặp phải tình trạng nứt, vỡ mão sứ. Về lâu dài, độ bền của răng sứ sẽ giảm đi đáng kể và phải phục hình lại mão sứ sau một thời gian ngắn.
Bọc răng sứ có độ bền tương đối cao, dao động từ 5 – 15 năm tùy theo chất liệu và cách chăm sóc của từng người. Sau thời gian này, bạn phải làm lại mão sứ để có thể bảo vệ cùi răng thật và đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ. Chính vì vậy, nên cân nhắc lựa chọn các vật liệu bền, tốt để tiết kiệm chi phí và thời gian phục hình răng sứ nhiều lần.
Xem thêm: nha khoa việt pháp

Cách kéo dài tuổi thọ, độ bền của răng sứ
Răng sứ được chế tác từ các vật liệu bền, tốt và có khả năng chịu lực cao. Chính vì vậy sau khi phục hình, răng sứ có thể hoàn thiện các chức năng vốn có như hỗ trợ phát âm, ăn nhai,… Như đã đề cập, ngoài tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ, chế độ chăm sóc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của phương pháp bọc răng sứ. Do đó sau khi phục hình răng, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:

1. Chú ý thói quen ăn uống, sinh hoạt
Răng sứ sau khi phục hình có thể khôi phục các chức năng sinh lý của răng. Để kéo dài tuổi thọ của răng, bạn nên lưu ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt. Không chỉ giúp tăng độ bền của răng sứ, xây dựng các thói quen tốt còn có thể cải thiện sức khỏe răng miệng và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa.
Cách xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt giúp kéo dài độ bền của răng sứ:

Sau khi phục hình răng sứ, bạn nên tránh ăn uống trong 24 – 48 giờ đầu tiên. Trong thời gian này, có thể dùng sữa và sinh tố để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Sau đó, có thể dùng các món ăn mềm, lỏng, ít gia vị và nguội trong 3 – 5 ngày để răng sứ quen dần với áp lực trong quá trình ăn nhai.
Khi răng sứ đã ổn định và hết đau nhức, ê buốt, bạn có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, nên hạn chế các thực phẩm dai, cứng và khô. Để ăn nhai các loại thực phẩm này, răng phải tạo ra áp lực lớn. Điều này tác động tiêu cực đến lớp men của răng thật và độ bền của mão răng sứ.
Nhai đều 2 bên hàm để tránh mòn men răng và đau nhức khớp thái dương hàm.
Hạn chế dùng đồ uống, thực phẩm chứa nhiều axit và cồn. Bởi cồn và axit đều tác động tiêu cực đến lớp men của răng. Về lâu dài, độ bền của răng sứ sẽ giảm đi đáng kể.
Kiêng các loại đồ uống và món ăn có màu đậm. Những loại răng sứ không có khả năng chống bám sẽ dễ bị ngả màu nếu dùng tiếp xúc thường xuyên với các phân tử màu có trong thức ăn.
Bổ sung canxi, vitamin D, C và các dưỡng chất cần thiết khác để tăng cường sức khỏe răng miệng. Bởi độ chắc khỏe của cùi răng thật bên trong cũng ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của mão răng sứ.
Uống nhiều nước để đảm bảo khoang miệng tiết đủ nước bọt. Ngoài khả năng làm mềm và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, nước bọt còn có tác dụng giảm hình thành mảng bám và hạn chế tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ.
Không hút thuốc lá, sử dụng máng chống nghiến nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ, không dùng răng cắn xé vật cứng, tránh nhai đá lạnh,… để bảo vệ sức khỏe răng miệng và kéo dài độ bền của răng sứ.
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ của răng sứ. Đồng thời duy trì hàm răng trắng khỏe và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa.
Xem thêm: nha khoa Kim

Cách vệ sinh răng miệng giúp kéo dài tuổi thọ và độ bền của răng sứ:

Sử dụng bàn chải có kích thước vừa phải để làm sạch răng miệng 2 – 3 lần/ ngày. Khi chải răng, nên thao tác theo chiều dọc để làm sạch thức ăn thừa và mảng bám trong các kẽ. Ngoài ra, cần chú ý thay bàn chải định kỳ 3 tháng/ lần để đảm bảo hiệu quả làm sạch.
Bên cạnh việc chải răng, bạn có thể dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch hại khuẩn bên trong khoang miệng. Hơn nữa, súc miệng còn giúp hạn chế tình trạng hơi thở có mùi sau khi làm răng sứ thẩm mỹ.
Với những người làm răng sứ toàn hàm, nên đầu tư bàn chải điện và máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Các thiết bị này được đánh giá có hiệu quả làm sạch tốt hơn so bàn chải và chỉ nha khoa truyền thống.
Sau các bữa ăn nhẹ, bạn có thể làm sạch răng miệng bằng cách súc miệng với nước sạch. Việc loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng sẽ hạn chế được lượng mảng bám và cao răng tích tụ.
3. Khám định kỳ 6 tháng/ lần
Biện pháp cuối cùng giúp tăng độ bền và tuổi thọ của răng sứ là khám định kỳ 6 tháng/ lần. Thăm khám thường xuyên giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng răng miệng, răng sứ và tiến hành loại bỏ vôi răng tích tụ. Qua đó hạn chế tối đa các bệnh lý răng miệng và kéo dài tuổi thọ của răng sứ.
Nếu có vấn đề bất thường (răng sứ bị chênh, cộm và hở), bạn nên đến phòng khám để được kiểm tra và xử lý sớm. Trường hợp để kéo dài có thể khiến mão sứ bị hư hại và phải làm lại mão sứ mới. Điều này không chỉ làm mất thời gian mà còn gây hao tốn tài chính.

Trên đây là những thông tin giải đáp “Bọc răng sứ có bền không? Duy trì được bao lâu?”. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tuổi thọ của răng sứ và trang bị cho mình các biện pháp chăm sóc hiệu quả. Trước khi làm răng sứ, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn về những vấn đề cần lưu ý.
 

Đối tác

Top