- Tham gia
- 21/8/23
- Bài viết
- 329
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Viêm nha chu tiến triển theo từng giai đoạn với triệu chứng mờ nhạt và khó phát hiện. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nặng dẫn đến hàng loạt các biến chứng nặng nề và thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến người trung niên và cao tuổi. Bệnh lý này cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất răng vĩnh viễn ở người trưởng thành.
Viêm nha chu là thuật ngữ đề cập đến hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở tất cả các cơ quan bao xung quanh răng (hay còn gọi là nha chu) bao gồm mô nướu, dây chằng nha chu, cement và xương ổ răng. Nếu không có biện pháp điều trị, tổ chức nha chu có thể bị tổn thương nặng khiến răng lung lay, lỏng lẻo và tăng nguy cơ mất răng.
Bệnh lý này bắt nguồn từ sự hình thành mảng bám và cao răng do vệ sinh răng miệng kém. Mảng bám, cao răng chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và bài tiết độc tố. Độc tố từ vi khuẩn chính là tác nhân trực tiếp gây viêm nhiễm mô nướu và các tổ chức bao xung quanh răng.
Nếu vệ sinh răng miệng tốt và lấy cao răng định kỳ, số lượng vi khuẩn trong khoang miệng sẽ giảm đi đáng kể và hiện tượng viêm nhiễm mô nướu cũng được kiểm soát nhanh chóng. Tuy nhiên trong trường hợp không lấy vôi răng, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và tấn công vào các cơ quan nâng đỡ răng.
Bệnh viêm nha chu thường có tiến triển âm thầm với triệu chứng mờ nhạt, không có tính điển hình cao. Bệnh lý này thường phát triển qua những giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 – Viêm nhiễm mô nướu (viêm lợi)
Viêm lợi (viêm nướu răng) là bệnh nha khoa rất phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh lý này được xem là giai đoạn nhẹ của viêm nha chu. Viêm nướu răng là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở mô nướu bao xung quanh răng do sự tích tụ của mảng bám và cao răng.
Cao răng hình thành tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và sản sinh độc tố gây viêm nhiễm, chảy máu và phù nề mô nướu. Ở giai đoạn viêm nướu răng, răng hầu như chưa bị đau nhức, chỉ có hiện tượng nướu sưng, có màu đỏ thẫm và dễ chảy máu khi chải răng.
Viêm nướu răng là bệnh nha khoa có mức độ nhẹ. Sau khi cạo vôi răng và chăm sóc răng miệng đúng cách, phần lớn các triệu chứng đều thuyên giảm chỉ sau vài ngày. Trong trường hợp nướu sưng nhiều, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm nước súc miệng và gel bôi sát khuẩn. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, viêm lợi có thể tiến triển nặng dẫn đến viêm nha chu.
Xem thêm : nha khoa shinbi
Giai đoạn 2 – Viêm nhiễm lan rộng
Viêm nướu răng không được điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan rộng. Các cơ quan cấu thành nha chu nằm liền kề với chức năng chính là bảo vệ chân răng và cố định răng trên cung hàm.
Tình trạng viêm nhiễm mô nướu không được kiểm soát sớm có thể gây viêm các tổ chức nâng đỡ răng như dây chằng nha chu, cement và xương ổ răng. Giai đoạn này được gọi là viêm nha chu.
Giai đoạn 3 – Hình thành túi nha chu
Viêm nha chu tiến triển sẽ hình thành túi nha chu – túi nằm giữa răng và mô nướu. Túi có thể rỗng hoặc chứa dịch, mủ. Sự hình thành của túi nha chu là dấu hiệu cho thấy viêm nha chu đã tiến triển nặng và gây hư hại phần nào các tổ chức nâng đỡ răng.
Túi nha chu có xu hướng sâu dần theo thời gian. Túi càng sâu thì mức độ nâng đỡ răng của mô nướu và xương ổ răng càng suy giảm. Do đó để bảo tồn răng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nạo túi nha chu nhằm tạo điều kiện cho mô nướu phục hồi và bám dính vào thân răng.
Giai đoạn 4 – Xương ổ răng và răng bị phá hủy
Xương ổ răng là cơ quan nằm sâu bên dưới mô nướu với chức năng chính là định hình khuôn mặt và cố định răng trên cung hàm. Tiêu xương ổ răng là một trong những biến chứng nặng nề của viêm nha chu. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn phát triển, tấn công và phá hủy vào mô xương khiến xương bị phá hủy trầm trọng.
Ngoài ra, hiện tượng viêm nhiễm mãn tính ở tổ chức nha chu cũng kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các chất trung gian do bạch cầu sản sinh cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ hủy cốt bào ở xương ổ răng, hậu quả là gây tiêu xương, răng trở nên lỏng lẻo và gãy, rụng nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm : nha khoa quốc tế việt đức
Điều trị viêm nha chu bằng cách nào?
Viêm nha chu là một trong những bệnh lý nha khoa có mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh lý này có tiến triển âm thầm và triệu chứng mờ nhạt nên rất khó phát hiện. Hầu hết các trường hợp đến khám đều đã chuyển sang các giai đoạn nặng nên quá trình điều trị gặp rất nhiều hạn chế.
Tùy theo mức độ phát triển của viêm nha chu, bác sĩ có thể xem xét các phương pháp điều trị sau:
Sử dụng thuốc: Dùng thuốc là phương pháp được chỉ định trong trường hợp viêm nha chu cấp tính gây đau nhức nhiều, nướu sưng viêm và phù nề nặng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm và giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Các loại thuốc được sử dụng thường là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và kháng sinh.
Các phương pháp điều trị không phẫu thuật: Các phương pháp điều trị không phẫu thuật là lựa chọn ưu tiên trong trường hợp bị viêm nha chu. Tùy theo mức độ tổn thương của nha chu, bác sĩ có thể chỉ định chỉnh sửa/ thay thế miếng trám, cạo vôi răng, xử lý mặt gốc răng,… Các phương pháp này thường được áp dụng đồng thời với sử dụng thuốc tại chỗ và dùng dung dịch súc miệng sát khuẩn.
Phẫu thuật điều trị viêm nha chu: Trong trường hợp viêm nha chu nặng, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật để bảo tồn răng và hạn chế nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng bao gồm phẫu thuật nạo túi nha chu, phẫu thuật ghép nướu và phẫu thuật ghép xương.
Các biện pháp khác: Ngoài những biện pháp trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp điều trị khác như nhổ răng, cấy ghép Implant, chăm sóc răng miệng hợp lý và áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà (chườm lạnh, súc miệng với nước ấm, sử dụng thảo dược,…).
Viêm nha chu là bệnh lý nha khoa có mức độ nặng, dễ dẫn đến viêm tủy răng, áp xe răng và thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Mặc dù có thể kiểm soát tình trạng viêm nhiễm thông qua các biện pháp chăm sóc và điều trị nhưng mô nha chu gần như không thể phục hồi hoàn toàn. Do đó sau khi kết thúc điều trị, bạn phải duy trì các biện pháp chăm sóc răng miệng, điều trị dự phòng để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin về các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm nha chu và các phương pháp điều trị bệnh lý này hiệu quả. Nếu nghi ngờ mắc bệnh lý này, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu là một trong những bệnh lý nha khoa thường gặp. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến người trung niên và cao tuổi. Bệnh lý này cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất răng vĩnh viễn ở người trưởng thành.
Viêm nha chu là thuật ngữ đề cập đến hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở tất cả các cơ quan bao xung quanh răng (hay còn gọi là nha chu) bao gồm mô nướu, dây chằng nha chu, cement và xương ổ răng. Nếu không có biện pháp điều trị, tổ chức nha chu có thể bị tổn thương nặng khiến răng lung lay, lỏng lẻo và tăng nguy cơ mất răng.
Bệnh lý này bắt nguồn từ sự hình thành mảng bám và cao răng do vệ sinh răng miệng kém. Mảng bám, cao răng chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển và bài tiết độc tố. Độc tố từ vi khuẩn chính là tác nhân trực tiếp gây viêm nhiễm mô nướu và các tổ chức bao xung quanh răng.
Nếu vệ sinh răng miệng tốt và lấy cao răng định kỳ, số lượng vi khuẩn trong khoang miệng sẽ giảm đi đáng kể và hiện tượng viêm nhiễm mô nướu cũng được kiểm soát nhanh chóng. Tuy nhiên trong trường hợp không lấy vôi răng, vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và tấn công vào các cơ quan nâng đỡ răng.
Bệnh viêm nha chu thường có tiến triển âm thầm với triệu chứng mờ nhạt, không có tính điển hình cao. Bệnh lý này thường phát triển qua những giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 – Viêm nhiễm mô nướu (viêm lợi)
Viêm lợi (viêm nướu răng) là bệnh nha khoa rất phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh lý này được xem là giai đoạn nhẹ của viêm nha chu. Viêm nướu răng là tình trạng viêm nhiễm khu trú ở mô nướu bao xung quanh răng do sự tích tụ của mảng bám và cao răng.
Cao răng hình thành tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và sản sinh độc tố gây viêm nhiễm, chảy máu và phù nề mô nướu. Ở giai đoạn viêm nướu răng, răng hầu như chưa bị đau nhức, chỉ có hiện tượng nướu sưng, có màu đỏ thẫm và dễ chảy máu khi chải răng.
Viêm nướu răng là bệnh nha khoa có mức độ nhẹ. Sau khi cạo vôi răng và chăm sóc răng miệng đúng cách, phần lớn các triệu chứng đều thuyên giảm chỉ sau vài ngày. Trong trường hợp nướu sưng nhiều, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm nước súc miệng và gel bôi sát khuẩn. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, viêm lợi có thể tiến triển nặng dẫn đến viêm nha chu.
Xem thêm : nha khoa shinbi
Giai đoạn 2 – Viêm nhiễm lan rộng
Viêm nướu răng không được điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lây lan rộng. Các cơ quan cấu thành nha chu nằm liền kề với chức năng chính là bảo vệ chân răng và cố định răng trên cung hàm.
Tình trạng viêm nhiễm mô nướu không được kiểm soát sớm có thể gây viêm các tổ chức nâng đỡ răng như dây chằng nha chu, cement và xương ổ răng. Giai đoạn này được gọi là viêm nha chu.
Giai đoạn 3 – Hình thành túi nha chu
Viêm nha chu tiến triển sẽ hình thành túi nha chu – túi nằm giữa răng và mô nướu. Túi có thể rỗng hoặc chứa dịch, mủ. Sự hình thành của túi nha chu là dấu hiệu cho thấy viêm nha chu đã tiến triển nặng và gây hư hại phần nào các tổ chức nâng đỡ răng.
Túi nha chu có xu hướng sâu dần theo thời gian. Túi càng sâu thì mức độ nâng đỡ răng của mô nướu và xương ổ răng càng suy giảm. Do đó để bảo tồn răng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nạo túi nha chu nhằm tạo điều kiện cho mô nướu phục hồi và bám dính vào thân răng.
Giai đoạn 4 – Xương ổ răng và răng bị phá hủy
Xương ổ răng là cơ quan nằm sâu bên dưới mô nướu với chức năng chính là định hình khuôn mặt và cố định răng trên cung hàm. Tiêu xương ổ răng là một trong những biến chứng nặng nề của viêm nha chu. Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn phát triển, tấn công và phá hủy vào mô xương khiến xương bị phá hủy trầm trọng.
Ngoài ra, hiện tượng viêm nhiễm mãn tính ở tổ chức nha chu cũng kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các chất trung gian do bạch cầu sản sinh cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ hủy cốt bào ở xương ổ răng, hậu quả là gây tiêu xương, răng trở nên lỏng lẻo và gãy, rụng nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm : nha khoa quốc tế việt đức
Điều trị viêm nha chu bằng cách nào?
Viêm nha chu là một trong những bệnh lý nha khoa có mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh lý này có tiến triển âm thầm và triệu chứng mờ nhạt nên rất khó phát hiện. Hầu hết các trường hợp đến khám đều đã chuyển sang các giai đoạn nặng nên quá trình điều trị gặp rất nhiều hạn chế.
Tùy theo mức độ phát triển của viêm nha chu, bác sĩ có thể xem xét các phương pháp điều trị sau:
Sử dụng thuốc: Dùng thuốc là phương pháp được chỉ định trong trường hợp viêm nha chu cấp tính gây đau nhức nhiều, nướu sưng viêm và phù nề nặng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm và giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Các loại thuốc được sử dụng thường là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và kháng sinh.
Các phương pháp điều trị không phẫu thuật: Các phương pháp điều trị không phẫu thuật là lựa chọn ưu tiên trong trường hợp bị viêm nha chu. Tùy theo mức độ tổn thương của nha chu, bác sĩ có thể chỉ định chỉnh sửa/ thay thế miếng trám, cạo vôi răng, xử lý mặt gốc răng,… Các phương pháp này thường được áp dụng đồng thời với sử dụng thuốc tại chỗ và dùng dung dịch súc miệng sát khuẩn.
Phẫu thuật điều trị viêm nha chu: Trong trường hợp viêm nha chu nặng, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật để bảo tồn răng và hạn chế nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng bao gồm phẫu thuật nạo túi nha chu, phẫu thuật ghép nướu và phẫu thuật ghép xương.
Các biện pháp khác: Ngoài những biện pháp trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp điều trị khác như nhổ răng, cấy ghép Implant, chăm sóc răng miệng hợp lý và áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà (chườm lạnh, súc miệng với nước ấm, sử dụng thảo dược,…).
Viêm nha chu là bệnh lý nha khoa có mức độ nặng, dễ dẫn đến viêm tủy răng, áp xe răng và thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Mặc dù có thể kiểm soát tình trạng viêm nhiễm thông qua các biện pháp chăm sóc và điều trị nhưng mô nha chu gần như không thể phục hồi hoàn toàn. Do đó sau khi kết thúc điều trị, bạn phải duy trì các biện pháp chăm sóc răng miệng, điều trị dự phòng để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin về các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm nha chu và các phương pháp điều trị bệnh lý này hiệu quả. Nếu nghi ngờ mắc bệnh lý này, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng.