- Tham gia
- 22/12/19
- Bài viết
- 270
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì kế toán cần xác định các khoản chi phí được trừ và chi phí không được trừ nhằm bảo đảm tính đúng số thuế và quyền lợi của doanh nghiệp. Dưới đây là các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 78/2014/TT-BTC.
- Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015
- Thông tư 119/2014/TTBTC
- Thông tư 151/2014/TT/BCT
- Thông tư 25/2018/TT-BTC.
- Nghị định 146/2017/NĐ-CP
- Luật số 71/2014/QH2013
- Nghị định 15/2022/NĐ-CP
- Luật Thuế TNDN 2008
Các khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan, nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây thì các khoản chi sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
- Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
- Đối với khoản chi có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Trường hợp công ty mẹ nhận khoản ủng hộ, tài trợ của các đơn vị thành viên để tập trung đầu mối thực hiện hoạt động ủng hộ, tài trợ thì công ty mẹ và các đơn vị thành viên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với khoản ủng hộ, tài trợ của công ty mẹ và từng đơn vị thành viên. Công ty mẹ phải có Biên bản hoặc văn bản, tài liệu xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ nêu tại khoản 4 Điều này. Đơn vị thành viên phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và có văn bản xác nhận của công ty mẹ về khoản ủng hộ, tài trợ của từng đơn vị thành viên.
Lưu ý: Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh khoản chi bằng ngoại tệ.
Ví dụ: Công ty B có hóa đơn đầu vào giá trị là 25 triệu nhưng thanh toán bằng tiền mặt: 10 triệu, thanh toán chuyển khoản: 15 triệu.
=> Như vậy công ty B chỉ được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là 15 triệu. Còn phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là: 10 triệu sẽ không được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Tham khảo: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Tín Việt
Các khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo khoản 2 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung theo Thông tư 25/2018/TT-BTC, quy định các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN cụ thể như sau:
1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
- Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
-> Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 78/2014/TT-BTC.
- Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015
- Thông tư 119/2014/TTBTC
- Thông tư 151/2014/TT/BCT
- Thông tư 25/2018/TT-BTC.
- Nghị định 146/2017/NĐ-CP
- Luật số 71/2014/QH2013
- Nghị định 15/2022/NĐ-CP
- Luật Thuế TNDN 2008
Các khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan, nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây thì các khoản chi sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
- Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
- Đối với khoản chi có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Trường hợp công ty mẹ nhận khoản ủng hộ, tài trợ của các đơn vị thành viên để tập trung đầu mối thực hiện hoạt động ủng hộ, tài trợ thì công ty mẹ và các đơn vị thành viên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với khoản ủng hộ, tài trợ của công ty mẹ và từng đơn vị thành viên. Công ty mẹ phải có Biên bản hoặc văn bản, tài liệu xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ nêu tại khoản 4 Điều này. Đơn vị thành viên phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và có văn bản xác nhận của công ty mẹ về khoản ủng hộ, tài trợ của từng đơn vị thành viên.
Lưu ý: Khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh khoản chi bằng ngoại tệ.
Ví dụ: Công ty B có hóa đơn đầu vào giá trị là 25 triệu nhưng thanh toán bằng tiền mặt: 10 triệu, thanh toán chuyển khoản: 15 triệu.
=> Như vậy công ty B chỉ được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là 15 triệu. Còn phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là: 10 triệu sẽ không được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Tham khảo: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói của Tín Việt
Các khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo khoản 2 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung theo Thông tư 25/2018/TT-BTC, quy định các khoản chi không được trừ khi tính thuế TNDN cụ thể như sau:
1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
- Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
-> Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.