Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Các lỗi thường gặp khi sơn nhà và cách xử lý

Luxan Paint

Thành viên cấp 1
Tham gia
28/5/22
Bài viết
9
Thích
0
Điểm
1
#1
Dưới đây là các lỗi thường gặp khi sơn nhà mà bài viết muốn chia sẻ, các bạn nên đọc tham khảo để biết cách khắc phục nếu xuất hiện ở nhà mình nhé.
1. Màng sơn bị kiềm hóa, loang màu
* Hiện tượng:
– Màu bị bạc thành từng vết loang lổ, không có ranh giới rõ rệt, Các vết bạc màu thường có màu trắng hoặc vàng nhạt.
– Thường thấy trên tường có các vết nứt ,hay bị ngấm ẩm.
– Các khu vực thường quan sát thấy sự cố: Chân tường, các vết tường nứt, bể nước, ống nước ngầm, nền bê tông nơi tiếp giáp giữa 2 tầng, sân thượng…
* Nguyên nhân:
– Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm tường dưới 16% hoặc thi công từ 24-28 ngày sau khi tô hồ )
– Không dùng sơn lót hoặc không dùng sơn lót kháng kiềm đúng chất lượng
– Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm từ bên ngoài vào cũng sẽ gây ra hiện tượng kiềm hóa
– Do độ kiềm của hồ, vữa quá cao tấn công vào lớp màng sơn, làm suy yếu chất kết dính dân đến mất màu sơn
* Biện pháp phòng ngừa:
– Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 28 ngày sau khi tô hồ). Cần có biện pháp che chắn khi trời mưa. Và có biện pháp thích hợp để làm khô tường khi cần tiến độ gấp ( dùng quạt công nghiệp…)
– Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường…)
– Luôn xử dụng sơn lót chống kiềm
– Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công ( tỷ lệ pha nước, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết…) Biện pháp khắc phục:
– Xả nhám bề mặt sơn cũ để cho hơi nước thoát ra (4-6 tuần). Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm (vết nứt, nơi có độ ẩm cao…)
– Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp
2. Màng sơn bị phồng rộp

* Hiện tượng:
– Màng sơn ở một số chỗ bị phồng lên, phồng rộp luôn đi kèm với hiện tượng bong tróc. Hiện tượng phồng rộp chỉ quan sát được sau khi sơn được một thời gian ( từ vài tuần trở lên).
* Nguyên nhân:
– Phồng rộp xảy ra khi trong tường có nhiều hơi ẩm. Sau một thời gian, hơi nước từ trong tường sẽ đẩy màng sơn phồng lên.
– Màng sơn có đặc tính thở kém nên lượng hơi ẩm khó thoát ra ngoài màng sơn, làm cho màng sơn bị phồng lên.
– Màng sơn bị nứt nên nước thấm vào màng sơn.
– Độ bám dính của sơn không tốt do sơn có lượng nhựa thấp hoặc do bề mặt tường chưa được vệ sinh kỹ, còn dầu mỡ.
– Sơn một lớp phủ hệ dầu lên lớp sơn hệ nước.
– Thi công khi bề mặt tường quá nóng.
– Thời gian thi công các lớp sơn không đảm bảo như nhà sản xuất khuyến cáo
– Không rửa sạch dụng cụ thi công lần trước, để các vảy sơn sót lại
– Vệ sinh bề mặt không kỹ, để lại trên bề mặt nhiều bụi (sau khi xả nhám lớp mastic)
– Đối với sơn dung môi: Do nhiệt độ quá cao dung môi bay hơi nhanh nên màng sơn chưa liên kết
* Biện pháp phòng ngừa:
– Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16%).
– Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm
– Sử dụng sơn có đặc tính thở tốt, có độ bám dính tốt.
– Vệ sinh sạch bề mặt hồ vữa trước khi thi công.
– Tránh sơn 1 lớp sơn phủ hệ dầu lên lớp sơn phủ hệ nước.
– Tránh sơn khi bề mặt tường quá nóng.
*Biện pháp khắc phục:
– Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).
– Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).
– Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.
– Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót.
+ 2 lớp sơn hoàn thiện.
– Pha sơn đúng tỷ lệ, đúng quy trình quy định cho mỗi thùng sơn

3. Màng sơn bị bong tróc

Sau khi khô, màng sơn bị bong tróc toàn bộ lớp màng hoặc từng lớp màng nhỏ
* Nguyên nhân:
– Xử lý bề mặt vẫn còn bụi bám, dầu, mỡ, sáp… làm giảm độ bám
– Thi công không đúng bước, không sử dụng sơn lót
– Dùng lớp sơn hệ dung môi mạnh hơn hệ dung môi của lớp sơn trước
– Thi công dưới điều kiện sự tạo màng bị cản trở như: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, có gió to làm cho màng sơn bay hơi quá nhanh
*Biện pháp phòng ngừa:
– Sơn đúng độ dày, dùng dụng cụ thích hợp
– Dùng đúng loại dung môi.
– Không thi công trong điều kiện quá nóng.
* Cách khắc phục:
– Cạo sạch vùng sơn bị nhăn, xả nhám bề mặt và làm sạch.
– Sơn lại đầy đủ hệ sơn.
Bề mặt màng sơn có bột trắng (dạng phấn)

4. Màng sơn bị phấn hóa

Hiện tượng: Bề mặt màng sơn có bột màu trắng ( phấn)
* Nguyên nhân:
– Độ kết dính của sơn giảm do pha quá loãng
– Dùng loại sơn rẻ tiền, chất lượng thấp
– Tia tử ngoại và thời tiết ảnh hưởng xấu đến màng sơn
* Cách khắc phục:
– Chọn loại sơn chất lượng, phù hợp với mục đích sử dụng
– Pha đúng tỷ lệ quy định từ nhà sản xuất in trên bao bì
5. Màng sơn bị rêu mốc
Hiện tượng: sau khi khô, trên màng sơn xuất hiện những đốm, vệt mốc đen, xanh, vàng…
* Nguyên nhân:
– Không vệ sinh bề mặt trước khi sơn
– Do bề mặt cần sơn bị ẩm
– Dùng sơn nội thất đem sơn ngoại thất
– Lớp sơn quá mỏng hoặc chỉ sơn 1 lớp, không đủ lượng chất chống mốc cần thiết
* Cách xử lý:
– Vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ, hết bụi bẩn, rêu mốc
– Thi công đủ lớp sơn như nhà sản xuất yêu cầu để đạt hiệu quả tốt nhất
6. MÀU SƠN KHÔNG ĐỒNG NHẤT

Có khi nào bạn thắc mắc “chỉ dùng một loại sơn màu nhưng sao lại không đều màu”
* Nguyên nhân do:
– Không khuấy đều thùng sơn trước khi lăn
– Thợ thi công lăn không đều tay
– Dặm vá không khéo léo
– Mỗi lần pha sơn lại pha theo tỷ lệ loãng khác nhau
* Cách khắc phục:
– Chú ý quấy đều khi pha sơn
– Tỷ lệ pha sơn phải đúng với hướng dẫn sử dụng
– Khi sơn phải lăn đều tay
Lưu ý: với căn nhà có thiết kế mở thì từng khu vực bạn lại nên sử dụng những gam màu khác nhau
7. Màng sơn bị mất màu
Sau khi khô một thời gian,màng sơn bị nhạt màu hoặc mất hẳn màu
* Nguyên nhân:
– Màng sơn bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại và nhiệt độ cao
– Dùng sơn trong nhà để sơn ngoài trời
– Không dùng lớp sơn lót chống kiềm
* Cách khắc phục:
– Thi công khi nhiệt độ phù hợp
– Dùng loại sơn phù hợp và sử dụng sơn lót

8. Bề mặt sơn khô quá chậm
* Nguyên nhân:
– Do thời tiết quá lạnh và ẩm
– Sử dụng dung môi không thích hợp
– Không khuấy khi pha trộn hỗn hợp
– Màu nền không phù hợp cản trở quá trình khô của sơn
* Cách khắc phục:
– Phơi sản phẩm mới sơn nhiệt độ từ 28 – 34°C và phải có quạt sấy
– Sử dụng dung môi thích hợp cho loại sơn đó và khuấy kỹ
Chú ý: để sơn dầu nhanh khô thì không nên thi công khi trời mưa thời tiết ẩm, quét từng lớp mỏng, không dùng ngoài trời

9. Sơn bị chảy trên các bề mặt gỗ
* Nguyên nhân:
– Do pha sơn quá lỏng
– Điều chỉnh sơn ra quá nhiều khi sử dụng súng phun sơn hoặc con lăn
– Nhúng quá nhiều sơn lên con lăn
– Pha trộn sơn không đúng tỷ lệ
– Bề mặt gỗ đó không phù hợp với loại sơn sử dụng
– Quét lớp sơn quá dầy, thừa sơn và bề mặt gỗ không đủ khả năng thấm hút hay bám dính
* Cách khắc phục tình trạng này:
– Xử lý sản phẩm bằng nhám và vệ sinh bề mặt trước khi sơn
– Nhúng con lăn vừa đủ lượng sơn và quét lớp vừa đủ theo định lượng nhà sản xuất

10. Màng sơn bị nhăn
Sau khi khô màng sơn bị nhăn nheo, sần sùi ,không mượt, phẳng, không tạo màng liên tục
* Nguyên nhân:
– Sơn dày quá hoặc sơn không đều, chỗ dày, chỗ mỏng làm cho sơn không khô cùng một lúc. Bề mặt bên ngoài khô trước, lớp bên trong vẫn chưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn
– Sơn dưới trời nắng gắt, lớp ngoài bị khô quá nhanh, lớp bên trong chưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn rồi
– Sơn xong gặp trời lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột cũng làm cho lớp trong khô chậm và lớp ngoài khô nhanh
– Con lăn (roller) không thích hợp, con lăn có lông quá dài sẽ tạo nên bề mặt có vân lớn, sần sùi
CÔNG TY SƠN LUXAN CHÂU ÂU
    • Tổng đài: 1900077797
    • Di động: 0965.899.397 – 0962.899.397
    • Email: sonluxan@gmail.com
    • Website: www.luxan.vn
 

Đối tác

Top