Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Cách cải thiện cho trẻ gặp tình trạng đầy bụng tại nhà

Hanggminhh

Thành viên cấp 1
Tham gia
7/3/22
Bài viết
196
Thích
0
Điểm
16
#1
Các vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ luôn là nỗi lo thường trực của các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng một trong những tình huống mà chúng ta thường xuyên phải đối mặt nhất. Hãy cùng tìm hiểu các cách chữa đầy bụng cho trẻ tại nhà hiệu quả và nhanh chóng nhất trong bài viết dưới đây.

CÁCH CẢI THIỆN CHO TRẺ GẶP TÌNH TRẠNG ĐẦY BỤNG TẠI NHÀ
Tìm hiểu những cách chữa đầy bụng cho trẻ tại nhà giúp bé giảm nhanh các triệu chứng của bệnh để hồi phục sức khỏe tốt hơn. Dưới đây là một số biện pháp giảm đầy hơi chướng bụng mẹ nên biết:
Chườm nóng vùng bụng trẻ giảm khó chịu
Biện pháp chườm nóng vùng bụng giúp trẻ dễ chịu hơn, giảm đầy hơi chướng bụng hiệu quả. Tận dụng hơi nóng và sức nặng của khăn hoặc túi chườm, mẹ sẽ giúp đẩy không khí thừa trong bụng ra bên ngoài. Mẹ chỉ cần dùng 2 chiếc khăn nhúng nước nóng, vắt khô, tới khi có độ ấm vừa phải thì đặt lên bụng chườm cho trẻ là được.
Cho trẻ uống men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
Tăng cường men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên là cách bảo vệ đường ruột của bé khỏi các tác nhân gây hại, hỗ trợ cải thiện, phòng ngừa nhiều bệnh lý hệ tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón... Bởi trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của con còn non nớt nên rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa do các hại khuẩn xâm nhập và gây bệnh, trong đó có biểu hiện chướng bụng đầy hơi
Nước lá tía tô có tác dụng giảm đầy hơi hiệu quả

Lá tía tô là loại thảo dược dễ kiếm, dễ mua, có tác dụng giải độc, giảm chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ hãy lấy lá tía tô tươi, rửa sạch và giã lấy nước cho bé uống để cải thiện triệu chứng cho con. Với những trẻ sơ sinh mẹ có thể chưng cách thủy lá tía tô để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của con.
Dùng lá trầu không cải thiện tình trạng đầy bụng cho bé
Tá trầu không có chứa hoạt tính kháng sinh mạnh tự nhiên, giúp ức chế nhiều chủng vi khuẩn như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli.. Nhiều mẹ cũng sử dụng cách chữa đầy bụng cho trẻ tại nhà với lá trầu không đơn giản chỉ là hơ nóng lá trầu không và vuốt bụng cho trẻ khoảng 5 phút từ trên xuống dưới bụng. Mẹ cũng có thể dùng lá trầu không đắp quanh rốn để giảm đầy bụng cho con.
TRẺ BỊ ĐẦY BỤNG, CHƯỚNG BỤNG LÀ DO ĐÂU?
Trẻ em là đối tượng dễ bị đầy bụng, khó tiêu hơn nhiều so với người lớn. Bụng luôn có cảm giác no, ậm ạch khiến cho bé không muốn bú sữa hoặc ăn uống, thậm chí mệt mỏi, quấy khóc.
Một số nguyên nhân khiến bé gặp phải tình trạng đầy hơi chướng bụng này là do:
  • Ngộ độc thức ăn, dị ứng thực phẩm: Ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn ôi thiu hay bị nhiễm khuẩn gây ra tình trạng ngộ độc và làm cho trẻ đầy hơi chướng bụng kèm nôn trớ, đi ngoài ra máu. Một số thực phẩm cũng dễ gây dị ứng cho trẻ bố mẹ cũng nên lưu ý loại bỏ trong bữa ăn của con.
  • Bệnh lý về đại tràng: Bệnh lý phình đại tràng hay hội chứng ruột kích thích cũng có các dấu hiệu là đầy bụng, chướng bụng ở trẻ.
  • Nhiễm trùng: Hiện tượng đầy hơi chướng bụng kéo dài vài ngày có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm amidan, sốt rét, nhiễm trùng đường tiểu..
  • Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn hàng ngày của trẻ không khoa học, bữa ăn thừa đạm và tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ khiến trẻ dễ đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Nếu mẹ cho trẻ ăn các loại thức ăn khi cơ thể chưa đủ men tiêu hóa để tiêu hóa hết lượng thức ăn này cũng dễ gây ra hiện tượng đầy hơi chướng bụng.
  • Sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn giết luôn vi khuẩn có lợi. Trẻ dùng kháng sinh trong thời gian dài dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh, có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa với biểu hiện là đầy hơi chướng bụng.
  • Do cách ăn chưa đúng: Một số trẻ bị ép ăn quá nhiều trong một bữa khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải, thức ăn chưa tiêu bị đẩy xuống đường ruột và khiến trẻ đi ngoài phân sống. Ngoài ra, nếu trẻ ăn quá nhanh hoặc bé bú mẹ không đúng cách cũng sẽ nuốt một lượng khí dư thừa trong đường ruột và gây chướng bụng.
 

Đối tác

Top