Việc thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ không chỉ bảo đảm được quyền lợi của người thuê, mà còn giúp chủ nhà trọ dễ dàng quản lý hơn, và giúp chính quyền nắm được những thông tin cần thiết nhất.
Cùng đọc bài viết và tìm hiểu cách làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Vì sao phải làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ?
Có nhiều sinh viên, học sinh lên thuê nhà trọ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh đều không để ý đến việc đăng ký tạm trú cho người thuê trọ, dẫn đến nhiều trường hợp dở khóc dở cười.
Thiên M. (19 tuổi, sinh viên trường ĐH QGHN) có nói: “Em là sinh viên, thuê một căn phòng trọ trên đường Xuân Thủy, Cầu Giấy đã được một tháng. Lúc mới thuê trọ, chủ nhà có đưa cho em tờ giấy để khai báo tạm trú nhưng em quên không làm, chủ nhà cũng quên nhắc. Kết quả là vừa tháng trước, công an phường tới kiểm tra tạm trí thì em và một số người vẫn chưa đăng ký theo quy định của pháp luật. Vì vậy, cả bọn em và chủ nhà đều bị lập biên bản. Chưa kể bọn em còn bị các anh công an nói một trận nữa.”
Vì sao phải làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ?
Như vậy, việc đăng ký và làm đầy đủ các thủ tục tạm trú khi thuê nhà trọ, phòng trọ có vai trò quan trọng trong việc giúp Nhà nước quản lý công dân, đảm bảo được an ninh trật tự trong khu vực.
Đồng thời, đối với những sinh viên, người dân thuê trọ như bạn Thiên M., còn giúp bạn hoàn thành các thủ tục cần thiết ở trường đại học, bảo đảm được một số quyền lợi của bản thân như quyền bầu cử, bỏ phiếu,....
Đối với những người đi làm, thuê nhà ở các thành phố khác, việc đăng ký tạm trú tạm vắng còn đảm bảo được những quyền lợi nhất định như: cho con đi học tại các trường mầm non, tiểu học, phổ thông trên địa bàn của thành phố, đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi bản thân có nhu cầu vay vốn ngân hàng hoặc vốn tiêu dùng tại ngân hàng, các công ty tài chính, làm thủ tục mua hàng trả góp tại những cửa hàng trên địa bàn mình sinh sống,...
Đăng ký tạm trú đảm bảo được những quyền lợi nhất định cho bản thân
Với những lợi ích như vậy, việc làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ là việc vô cùng cần thiết. Hơn nữa, nếu như bản thân không đăng ký tạm trú, khi bị phát hiện, bạn còn có thể bị phạt với mức phạt hành chính dao động từ 100.000 - 300.000 đồng (dựa theo điểm a, khoản 1, điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ - CP).
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ
Để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ, đầu tiên bạn cần phải có được những giấy tờ cần thiết dưới đây:
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, các giấy tờ cần thiết, bạn nộp giấy tờ tại công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.
Thời hạn cấp sổ tạm trú cho người thuê trọ: Theo quy định của Luật Cư trú sửa đổi 2013, trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp Sổ tạm trú cho công dân.
Sổ tạm trú có thời hạn tối đa là 24 tháng. Trong 30 ngày, trước ngày hết hạn, công dân phải đến Công an xã, phường, thị trấn để làm thủ tục gia hạn Sổ tạm trú.
Thủ tục đăng ký tạm trú cho nhà trọ
Thông thường, thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ sẽ do chính chủ nhà trọ thực hiện. Vì vậy, thủ tục đăng ký tạm trú cho nhà trọ cũng không có quá nhiều sự khác biệt, vẫn yêu cầy đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ sau:
Thủ tục đăng ký tạm trú cho nhà trọ
Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú?
Khoản 2, điều 30 của Luật Cư trú đã quy định rõ: Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Theo quy định trên thì chỉ những người sinh sống, làm việc, lao động, học tập (kéo dài trong một thời gian nhất định và mang tính chất thường xuyên, ổn định) tại một địa điểm thì mới phải làm thủ tục đăng ký tạm trú.
Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú?
Trường hợp bạn không phải đăng ký tạm trú là khi bạn không sinh sống, làm việc, lao động, học tập hoặc những công việc mang tính chất ổn định, kéo dài và thường xuyên tại một phường, quận, xã, thành phố nhất định.
Trong trường hợp bạn chỉ ở một địa điểm vài buổi, không nhất định thì bạn có thể làm thủ tục lưu trú và báo cáo lưu trú cho công an xã, phường, quận nơi bạn sinh sống là được.
Điều 31 luật Cư trú cũng ghi rõ:
- Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
- Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết.
- Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
- Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.
Lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ là bao nhiêu
Lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú được căn cứ theo từng khu định của thành phố, tỉnh. Đồng thời, mức lệ phí làm thủ tục tạm trú ở các quận cũng cao hơn hẳn so với lệ phí tại các huyện, xã, thị trấn.
Lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ là bao nhiêu
Ở thủ đô Hà Nội, dựa vào Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố, lệ phí làm thủ tục tạm trú cho người ở trọ không cấp sổ là 15.000đ/trường hợp, nếu cấp sổ lệ phí sẽ tăng thêm 5.000đ/trường hợp
Như vậy, qua bài viết này, Chothuephongtrore hy vọng người đọc biết được thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ cũng như nắm được những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề thuê nhà trọ, phòng trọ nhé.
Nguồn tin tức bất động sản : http://chothuephongtrore.com/tu-van...-o-tro-nhanh-chong-va-chinh-xac-nhat-ar73.htm
Cùng đọc bài viết và tìm hiểu cách làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Vì sao phải làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ?
Có nhiều sinh viên, học sinh lên thuê nhà trọ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh đều không để ý đến việc đăng ký tạm trú cho người thuê trọ, dẫn đến nhiều trường hợp dở khóc dở cười.
Thiên M. (19 tuổi, sinh viên trường ĐH QGHN) có nói: “Em là sinh viên, thuê một căn phòng trọ trên đường Xuân Thủy, Cầu Giấy đã được một tháng. Lúc mới thuê trọ, chủ nhà có đưa cho em tờ giấy để khai báo tạm trú nhưng em quên không làm, chủ nhà cũng quên nhắc. Kết quả là vừa tháng trước, công an phường tới kiểm tra tạm trí thì em và một số người vẫn chưa đăng ký theo quy định của pháp luật. Vì vậy, cả bọn em và chủ nhà đều bị lập biên bản. Chưa kể bọn em còn bị các anh công an nói một trận nữa.”
Vì sao phải làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ?
Như vậy, việc đăng ký và làm đầy đủ các thủ tục tạm trú khi thuê nhà trọ, phòng trọ có vai trò quan trọng trong việc giúp Nhà nước quản lý công dân, đảm bảo được an ninh trật tự trong khu vực.
Đồng thời, đối với những sinh viên, người dân thuê trọ như bạn Thiên M., còn giúp bạn hoàn thành các thủ tục cần thiết ở trường đại học, bảo đảm được một số quyền lợi của bản thân như quyền bầu cử, bỏ phiếu,....
Đối với những người đi làm, thuê nhà ở các thành phố khác, việc đăng ký tạm trú tạm vắng còn đảm bảo được những quyền lợi nhất định như: cho con đi học tại các trường mầm non, tiểu học, phổ thông trên địa bàn của thành phố, đầy đủ các giấy tờ cần thiết khi bản thân có nhu cầu vay vốn ngân hàng hoặc vốn tiêu dùng tại ngân hàng, các công ty tài chính, làm thủ tục mua hàng trả góp tại những cửa hàng trên địa bàn mình sinh sống,...
Đăng ký tạm trú đảm bảo được những quyền lợi nhất định cho bản thân
Với những lợi ích như vậy, việc làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ là việc vô cùng cần thiết. Hơn nữa, nếu như bản thân không đăng ký tạm trú, khi bị phát hiện, bạn còn có thể bị phạt với mức phạt hành chính dao động từ 100.000 - 300.000 đồng (dựa theo điểm a, khoản 1, điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ - CP).
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ
Để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ, đầu tiên bạn cần phải có được những giấy tờ cần thiết dưới đây:
- Giấy tờ và các tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trong trường hợp chỗ ở hợp pháp của bạn là phòng trọ, nhà trọ, thì bạn phải được chủ nhà có ý kiến đồng ý bằng văn bản về việc cho đăng ký tạm trú vào ngôi nhà của chủ trọ.
- Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, các giấy tờ cần thiết, bạn nộp giấy tờ tại công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.
Thời hạn cấp sổ tạm trú cho người thuê trọ: Theo quy định của Luật Cư trú sửa đổi 2013, trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng công an xã, phường, thị trấn phải cấp Sổ tạm trú cho công dân.
Sổ tạm trú có thời hạn tối đa là 24 tháng. Trong 30 ngày, trước ngày hết hạn, công dân phải đến Công an xã, phường, thị trấn để làm thủ tục gia hạn Sổ tạm trú.
Thủ tục đăng ký tạm trú cho nhà trọ
Thông thường, thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê trọ sẽ do chính chủ nhà trọ thực hiện. Vì vậy, thủ tục đăng ký tạm trú cho nhà trọ cũng không có quá nhiều sự khác biệt, vẫn yêu cầy đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ sau:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu (đối với những trường hợp chủ nhà trọ phải khai bản khai nhân khẩu).
- Giấy tờ và các tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trong trường hợp chỗ ở hợp pháp của bạn là phòng trọ, nhà trọ, thì bạn phải được chủ nhà có ý kiến đồng ý bằng văn bản về việc cho đăng ký tạm trú vào ngôi nhà của chủ trọ.
- Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú.
Thủ tục đăng ký tạm trú cho nhà trọ
Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú?
Khoản 2, điều 30 của Luật Cư trú đã quy định rõ: Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Theo quy định trên thì chỉ những người sinh sống, làm việc, lao động, học tập (kéo dài trong một thời gian nhất định và mang tính chất thường xuyên, ổn định) tại một địa điểm thì mới phải làm thủ tục đăng ký tạm trú.
Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú?
Trường hợp bạn không phải đăng ký tạm trú là khi bạn không sinh sống, làm việc, lao động, học tập hoặc những công việc mang tính chất ổn định, kéo dài và thường xuyên tại một phường, quận, xã, thành phố nhất định.
Trong trường hợp bạn chỉ ở một địa điểm vài buổi, không nhất định thì bạn có thể làm thủ tục lưu trú và báo cáo lưu trú cho công an xã, phường, quận nơi bạn sinh sống là được.
Điều 31 luật Cư trú cũng ghi rõ:
- Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
- Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết.
- Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.
- Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.
Lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ là bao nhiêu
Lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú được căn cứ theo từng khu định của thành phố, tỉnh. Đồng thời, mức lệ phí làm thủ tục tạm trú ở các quận cũng cao hơn hẳn so với lệ phí tại các huyện, xã, thị trấn.
Lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ là bao nhiêu
Ở thủ đô Hà Nội, dựa vào Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố, lệ phí làm thủ tục tạm trú cho người ở trọ không cấp sổ là 15.000đ/trường hợp, nếu cấp sổ lệ phí sẽ tăng thêm 5.000đ/trường hợp
Như vậy, qua bài viết này, Chothuephongtrore hy vọng người đọc biết được thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ cũng như nắm được những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề thuê nhà trọ, phòng trọ nhé.
Nguồn tin tức bất động sản : http://chothuephongtrore.com/tu-van...-o-tro-nhanh-chong-va-chinh-xac-nhat-ar73.htm