Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Cách nhận biết bệnh rối loạn thần kinh thực vật

loiphucduong

Thành viên cấp 1
Tham gia
13/4/19
Bài viết
271
Thích
0
Điểm
16
#1
Các thay đổi trên cơ thể hay các triệu chứng là cách nhận biết bệnh rối loạn thần kinh thực vậtmột cách rõ nét nhất để người bệnh có thể nhận biết được cơ thể mình đang bị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan với các triệu chứng của cơ thể, hay nói cách khác là không lắng nghe cơ thể đang muốn nói gì với mình, cứ thế để tình trạng kéo dài đến khi bệnh trở nặng thì mới đi khám và điều trị gây nhiều khó khăn trong việc phục hồi bệnh.

Vì thế, nếu cơ thể có những dấu hiệu dưới đây thì cần đi thăm khám kịp thời để theo dõi tình hình sức khỏe, phát hiện bệnh sớm có hướng điều trị tốt hơn, giảm tải chi phí và tăng khả năng hồi phục của bệnh.
1. Tim đập nhanh

Đây là dấu hiệu thường xuyên thấy ở những người bị bệnh rối loạn thần kinh thực vật và dễ nhận biết nhất. Người bệnh thường xuyên cảm thấy nhịp tim của mình nhanh hơn bình thường với cường độ từ thấp đến cao, cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực kể cả khi làm việc hay nghỉ ngơi. Cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực liên tục gây cảm giác lo lắng, hoảng hốt hay sợ hãi cho người bệnh.
2. Khó thở

Dấu hiệu khó thở cũng thường xuyên xuất hiện, tuy nhiên nhiều người thường chủ quan nghỉ do mệt mỏi, thời tiết thay đổi, nghẹt mũi, ốm, cảm cúm,…gây ra. Triệu chứng này xuất hiện nhiều khi người bệnh đến nơi đông đúc, tập trung nhiều người, sinh sống nơi chật hẹp, phòng ốc bí hẹp hay khi làm việc, vận động. Lúc này người bệnh cảm thấy khó thở hụt hơi, phải rướn người lên để lấy hơi mới cảm thấy dễ thở hoặc phải hít thở thật sâu mới dễ chịu. Đôi khi trong luồng thở người bệnh còn xuất hiện những tiếng khò khè, tiếng thở rít, cảm giác thở nghẹn, thở khan, rát họng.

3. Tức ngực

Triệu chứng này thường hay nhầm với các bệnh lý về tim mạch nên thường bị bỏ qua, vì đây cũng là dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Người bệnh thường cảm thấy những cơn đau tức ngực đột ngột, cảm giác đau, nóng và rát ở vùng lồng ngực, đôi khi đau nhói hoặc thậm chí đau thắt vùng ngực. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột khiến người bệnh cảm thấy khó thở, nghẹt thở ở lồng ngực.

Tuy nhiên, triệu chứng này đôi khi còn là những dấu hiệu về bệnh lý tim mạch nguy hiểm, một số trường hợp tử vong do đột quỵ tim với triệu chứng này. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu này.


Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau.


4. Đau đầu
Đau đầu là sự đau nhức phần đầu, da đầu căng, cơn đau có thể là âm ỉ hoặc dữ dội, người bệnh cảm giác như có vật nhọn đâm chọt phần đầu, đau nặng đầu, như muốn nổ tung. Rối loạn thần kinh thực vật thường đi kèm với triệu chứng đau đầu này, các cơn đau có thể chỉ thoáng qua, thỉnh thoảng hoặc cơn đau kéo dài, dai dẳng tháng qua ngày.

Đối với những trường hợp đau đầu kéo dài hay đau đầu thâm niên cần chuẩn đoán thêm có mắc bệnh lý khác ngoài rối loạn thần kinh thực vật nữa hay không. Những cơn đau đầu nếu không được điều trị triệt để thì có thể gây những tổn thương nặng nề cho não bộ và trí nhớ người bệnh.
5. Mất ngủ
Mất ngủ là dấu hiệu của nhiều loại bệnh lý, đôi khi mất ngủ chỉ do môi trường, nhiệt độ, thời tiết, căng thẳng stress gây ra, nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có rối loạn thần kinh thực vật.

Mất ngủ là tình trạng người bệnh cảm thấy khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, tỉnh dậy quá sớm, ngủ nửa tỉnh nửa mơ giống như giả đò, thức dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, lờ đờ, thiếu sức sống.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ có thể kể đến như: môi trường sống, căng thẳng, stress, thiếu máu lên não, lối sống, thói quen sinh hoạt xấu, viêm xoang, rối loạn thần kinh thực vật, di chứng chấn thương.
6. Ù tai
Khi bị rối loạn thần kinh thực vật chức năng của tai sẽ bị suy giảm do hệ thần kinh bị tổn thương dẫn đến rối loạn, truyền sai thông tin. Cụ thể đó là khả năng nghe của người bệnh bị suy giảm, phản xạ với tiếng ồn kém, nghe không rõ, ù tai, phản ứng với âm thanh chậm hay thậm chí là điếc tạm thời.
7. Hoa mắt, chóng mặt
Đây cũng là dấu hiệu thường gặp khi rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh luôn cảm thấy mặt mũi xây xẩm, hoa mắt, nhìn không rõ, chóng mặt, choáng váng, đi không vững, cảm giác như muốn ngã hay thậm chí là ngất xỉu. Triệu chứng này xảy ra là do huyết áp giảm, nhịp tim đập nhanh, lượng máu lưu thông lên não không đủ nên xảy ra tình trạng mất thăng bằng, choáng váng.
8. Chân tay tê bì
Hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức dẫn đến tê tay, tê chân, chân tay run, đổ mồ hôi nhiều, các móng tay móng chân giòn, cứng và thô, dễ gãy. Thỉnh thoảng người bệnh còn cảm thấy chân tay lạnh, tê buốt, buồn rủn khó khăn trong việc cầm nắm hay di chuyển, đứng ngồi không yên, bệnh như người giả đò.
9. Gai sốt ớn lạnh hoặc sốt
Người bệnh cảm thấy hơi gai sốt hoặc sốt nặng, người đầy hơi trướng khí, bần thần, sợ nước, sợ gió, khiếp chạm tay vào nước vì thấy lạnh như đá. Nửa buổi người bệnh đi lại bình thường, từ trưa cho đến tối đêm người luôn cảm thấy gai lạnh, gai sốt muốn vào giường lấy chăn đắp, sau khi đắp chăn được một lát thấy nóng trong người muốn bỏ chăn ra.

10. Đau lưng
Cột sống lưng đau mỏi, đau nhức, gây cản trở trong hoạt động, làm việc, và nghỉ ngơi, khiến cơ thể khó chịu, đau nhức, mất ngủ. Đi khám thì được chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống lưng, giãn dây chằng nhưng kê đơn thuốc uống mãi không khỏi.
11. Đổ mồ hôi
Cơ thể đổ nhiều mồ hôi, dù vận động, làm việc hay nghỉ ngơi chân tay, cơ thể luôn cảm thấy ướt át, dẻo dính như kẹo, buốt lạnh, gai ớn. Do hệ thần kinh thực vật bị rối loạn khiến cho việc truyền đạt thông tin sai lệch, tuyến mồ hôi nhận sai thông tin và hoạt động sai chức năng. Tuyến mồ hôi tiết liên tục khiến cơ thể bị thiếu hụt và mất nước, sức khỏe người bệnh suy sụt, da dẻ tái nhợt thiếu sức sống.
12. Người lúc nóng lúc lạnh
Nhiệt độ cơ thể thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh, mệt mỏi, uể oải, đau nhức toàn thân, thiếu sức sống, lờ đờ mà không rõ nguyên nhân. Cơ thể nhạy cảm với nhiệt độ, khó chịu, đau đầu, buồn nôn, gai sốt ớn lạnh phổ biến vào buổi chiều, người bệnh khiếp nước và gió. Hầu hết triệu chứng này phần lớn do bệnh lý gây ra, một số bệnh như: lao phổi, thương hàn, nhồi máu cơ tim, rối loạn thần kinh thực vật, các loại ung thư não, phổi, thận, tủy sống, nhiễm khuẩn, virus,…Bên cạnh đó, người lúc nóng lúc lạnh còn đó thói quen trong lối sống sinh hoạt hằng ngày, môi trường sống, lao động và làm việc căng thẳng áp lực quá mức.
13. Huyết áp thay đổi thất thường
Huyết áp tăng giảm đột ngột thất thường, khi thì lên cao, lúc thì xuống thấp khó kiểm soát, thiểu năng mạch vành. Nhận biết rõ nét nhất đó là khi đứng lên ngồi xuống, thay đổi tư thế, hoạt động gắng sức cảm thấy đầu loạng choạng, choáng váng, chóng mặt, mặt mũi xây xẩm tối đen, nhìn không rõ hay thậm chí là ngã và ngất xỉu đột ngột.
14. Người mệt mỏi
Luôn cảm thấy mệt mỏi, chân tay buồn bầy, không muốn làm gì, không muốn vận động, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi. Người bệnh luôn trong tình trạng uể oải, thiếu sức sống, lờ đờ, mệt rã rời không còn sức lực.
15. Buồn nôn
Không ăn được gì, chán ăn, buồn nôn, cứ ngửi thấy mùi gì là lại khiếp không dám ăn. Người lăn tăn muốn ăn nhưng lại không ăn được, ngửi thấy mùi cơm là lại muốn nôn, đến bữa ăn nhưng mở vung nồi ra ngửi thấy mùi thức ăn lại sợ và khiếp.


Thuốc Linh Tiên Dược điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả.

. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn về tình trạng sức khỏe của mình, quý bạn đọc có thể liên hệ tới nhà thuốc theo hotline: 0977.890.845 để được tư vấn miễn phí và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.​
 

Đối tác

Top