Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Cách sắp xếp đá hồ cá thủy sinh ấn tượng

Nin Nin

Thành viên cấp 1
Tham gia
29/7/22
Bài viết
418
Thích
0
Điểm
16
#1
Các loại đá xếp bố cục cho bể thủy sinh gọi là đá hồ cá thủy sinh. Đá thủy sinh còn có thể dùng trong cách xếp đá bể cá Ali hoặc bể nuôi cá đầu bò, trang trí các loại tiểu cảnh, bể bán cạn khác.

Cách xếp đá bể cá thủy sinh
Chọn đá phù hợp để tạo nên bố cục đẹp
Đối với thủy sinh, chúng ta có thể sử dụng nhiều loại đá. Các loại đá này có thể được dùng để trang trí cho bể thủy sinh, bể cá cảnh, ngoài ra còn có thể dùng chúng để trang trí tiểu cảnh hòn non bộ…

Tuy nhiên lời khuyên cho bạn là nên chọn đá trong cách xếp đá bể cá thủy sinh theo 2 tiêu chí:

– Đá có bề mặt bị tác động của thiên nhiên: loại đá này tuy rất khó tìm, nhưng sau khi thành tác phẩm, sẽ rất đặc sắc.

– Đá có chất liệu phù hợp với môi trường hồ thuỷ sinh: chất liệu đá rất quan trọng, vì những chất chúng thải ra khi ngâm trong nước hồ thuỷ sinh có thể sẽ tác động tiêu cực tới cây cối. Các loại đá được khuyến cáo nên dùng là: đá trầm tích, đá Tiger, đá Da Voi,…

Ngoài ra, hình dáng không như ý là vấn đề muôn thuở của tất cả những ai từng bố cục đá. Nhất là việc chọn các khối đá phụ phù hợp với các khối đá chính của bố cục. Việc cần làm là ngắm nghía các bề mặt kỹ lưỡng để chọn ra các góc cạnh phù hợp với phần khuyết hay thừa của bố cục. Sau đó dùng các biện pháp can thiệp để chúng hài hòa với các anh em chúng.

Cách xếp đá bể cá thủy sinh gồm các dạng
Bố cục đá cho hồ thủy sinh cũng có thể được thực theo nhiều cách khác nhau sao cho độc đáo và nổi bật. Điều đó phụ thuộc vào việc bạn có khai thác được hình dạng và màu sắc một cách thích hợp hay không. Ngoài ra, mỗi bố cục đều có thể trở thành một tác phẩm xuất sắc, dĩ nhiên, tương tự như thời trang, kiểu bố cục sẽ thay đổi hàng năm. Tất cả phụ thuốc vào sáng tạo của bạn dựa trên cơ sở vận dụng và mở rộng các dạng bố cục sau:

– Dạng tam giác: cao một bên, thấp bên kia

– Dạng lõm: cao hai bên và thấp chính giữa

– Dạng lồi ngược với dạng trên, thấp hai bên và cao chính giữa.

– Dạng vuông vức: chỗ nào cũng cao. Đây là dạng cần phải tránh. Nó không tạo ra không gian trống, mà điều này lại cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra cảm giác về chiều sâu. Vì vậy đôi khi thiếu mà lại cần thiết hơn.

Vì vậy tốt nhất hãy trình bày để mọi người biết, hồ thủy sinh của bạn có bao nhiêu kiểu bố cục đang tồn tại. Theo cách này, có lẽ bạn sẽ có động lực để tạo ra kiểu bố cục của riêng mình. Hãy kết hợp với những kiểu bố cục khác nhau và bạn có thể thu được một bố cục tuyệt vời.

Lưu ý khi sắp xếp bố cục đá
Khí lực và dòng chảy của đá
Quy tắc vàng của xếp đá nói chung và iwagumi nói riêng là sắp xếp các viên đá lần lượt từ lớn nhất tới nhỏ nhất. Kích thước chuẩn của viên đá lớn nhất (viên đá chính) là khoảng 2/3 chiều cao của bể khi nó được đặt trên nền. Nếu đá chính không đủ cao, có thể thêm một viên đá mỏng phía dưới để tăng chiều cao tới mức phù hợp. Nếu đá chính quá cao, hãy chôn một phần chân đá trong đất nền.

Tổng số lượng đá nên là một số lẻ

Đá phải đồng bộ, cùng chất và kết cấu

Sắp xếp các viên đá lớn trước

Các viên đá nhỏ hơn đều có một mối quan hệ chính – phụ đối với đá chính

Bố cục tổng thể sẽ tốt hơn nếu có một số chi tiết đá chông chênh (thiếu chắc chắn)

Hãy chú ý tới dòng chảy của nước trong bể

Tính “thiền” của bố cục lại nằm trong những viên đá nhỏ lẻ

Cố gắng hoàn thành bố cục trong lần xếp đầu tiên, đừng quá do dự

Hãy cảm nhận và truyền tâm huyết của bạn vào từng viên đá

Cách xếp đá bể cá cần sắp xếp cẩn thận và có chủ đích không phải là xấu. Nhưng hãy coi nó như một việc hết sức bình thường.

Chia sẻ cách cách xếp đá bể cá đơn giản nhất
Có rất nhiều cách xếp đá bể cá thủy sinh đã được áp dụng, dưới đây Trang Trí Đá gợi í cho bạn phương thức đơn giản nhất để những người chơi hồ thủy sinh hay bể các cảnh lần đầu cũng có thể thực hiện được. Các bước tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị phụ kiện hồ cá phù hợp.
Phân nền, đá, sỏi, cây trân châu (các loại cỏ khác), máy lọc, máy bơm, hồ theo kích thước tiêu chuẩn.

  • Nên phác thảo về bố cục đá cho bể thủy sinh của mình trước khi chọn đá.
Trong đó nếu muốn muốn tính âm rõ nét thì chọn các tảng có cạnh tròn, vân, sọc ngang, màu nhạt. Ngược lai, nếu muốn bố cục mang tính dương thì sẽ chọn các tảng nhọn đầu vân xiên, đứng, màu nóng hoặc sậm.

  • Bố cục phối hợp hài hoà các yếu tố âm dương và toàn bố cục phải nêu được một chủ đề nào đó.
Bạn nên hoàn chỉnh bố cục để đạt được sự cân xứng, rồi hãy thay vài tảng ‘âm’ bằng các tảng ‘dương’ hoặc tìm cách nhấn mạnh chúng ở các vị trí cần thiết để dần tiến tới sự tương xứng.

  • Tảng đá được chọn làm điểm nhấn chính là yếu tố quyết định sự thành bại.
Vì vậy, nó phải là tảng đặc sắc nhất về hình dáng, màu sắc, kích cỡ. Nếu không có tảng vừa ý, bạn nên kiếm cách tổ hợp vài tảng với nhau.

  • Đơn giản hoá dần các chi tiết phụ để ý đồ chính được tập trung.
Chắc chắn bạn cũng đừng tham khi muốn cả bố cục chỗ nào cũng đẹp, vì số lượng các điểm nhấn tỉ lệ nghịch với độ tương đối khi khách xem hồ.

Tạo một không gian xanh mát, trong lành trong nhà phố bằng cách đưa bể cá thủy sinh vào nhà là một giải pháp thông minh dù nhà có diện tích hẹp hay rộng. Và chúng ta không nhất thiết cần có các quy luật được cho là đẹp hay không đẹp, hài hòa hay không hài hòa nhất là đối với bố cục đã cho hồ thủy sinh. Một trong những kinh nghiệm vô giá là chịu lắng nghe và chọn lọc những gì người khác nói như vậy bạn sẽ có được một hồ thủy sinh đẹp đáng ngưỡng mộ.
 

Đối tác

Top