Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Cách tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp tạm nộp theo quý

hotrotinviet

Thành viên cấp 1
Tham gia
22/12/19
Bài viết
271
Thích
0
Điểm
16
#1
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý là một vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm sau khi thành lập công ty. Việc khai thuế và tính thuế đúng quy định pháp luật sẽ thực hiện như thế nào? Tín Việt hy vọng với bài viết này, sẽ giúp Quý khách hiểu rõ hơn về cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý.


1. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH LÀ GÌ?

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tạm tính quý là khoản thuế phát sinh trong quý mà doanh nghiệp phải tạm nộp.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, và không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
2. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN ) x Thuế suất thuế TNDN
Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có): được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Thành lập công ty phải nộp các loại thuế gì?

3. XÁC ĐỊNH THU NHẬP TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
► Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
Nếu doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.

► Doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia cho số năm thu tiền trước.

► Chi phí được trừ
Trên thực tế tình hình hoạt động của Doanh nghiệp thường phát sinh hai loại chi phí là chi phí kế toán và chi phí được trừ tính thuế TNDN:
+ Chi phí kế toán là tất cả các khoản chi phí phát sinh thực tế tại Doanh nghiệp (Kế toán vẫn hạch toán vào sổ sách bình thường).
+ Chi phí được trừ tính thuế TNDN: Là những chi phí được trừ theo quy định tại điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN.
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
 

Đối tác

Top