Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc [Chia sẻ] Tế bào gốc là gì? Hiểu rõ vai trò quan trọng của tế bào gốc trong y học

isanguyen

Thành viên cấp 1
Tham gia
22/5/23
Bài viết
1,124
Thích
1
Điểm
38
#1
Cuộc sống càng phát triển thì con người chúng ta dường như lại càng phải đối mặt với nhiều hơn những mầm mống gây bệnh tật. Chúng tồn tại trong thực phẩm và trong môi trường sống hàng ngày. Khoa học cũng vì thế mà phải chạy đua, phát triển hơn hết để tìm ra những phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Đặc biệt cho những căn bệnh nan y. Tế bào gốc là một trong những thành tựu y học nổi bật nhất tại thời điểm đầu thế kỉ 21 này. Vậy tế bào gốc là gì, hãy cùng VNCORD – DK tìm hiểu một số thông tin về nó nhé.
Tế bào gốc là gì?
Mỗi loại tế bào gốc lại có cách thức thu thập riêng biệt
Tế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt, chưa biệt hoá. Và có khả năng biệt hóa thành các loại tế bào chức năng khác trong cơ thể. Các loại tế bào gốc do đó có thể giúp bổ sung, sửa chữa những tế bào già yếu hoặc bị tổn thương. Điều này làm cho tế bào gốc trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực y học.
Có nhiều cách phân loại tế bào gốc, theo tiềm năng biệt hoá (vạn năng, đa năng, vài tiềm năng), theo vị trí thu nhận và theo kiểu biệt hoá của chúng. Trong bài phân tích này, chúng tôi phân loại tế bào gốc theo tiềm năng biệt hóa của chúng. Có 4 loại tế bào gốc như sau:
Tế bào gốc phôi (Tế bào gốc vạn năng)
Tế bào gốc phôi được đánh giá là “hoàn hảo” nhất trong các nhóm tế bào gốc được nghiên cứu. Bởi lẽ chúng là những tế bào non trẻ, có thể phát triển thành bất cứ cơ quan nào của cơ thể thuộc ba lá phôi (ngoại bì, trung bì, nội bì). Tuy nhiên, cách thu nhận tế bào gốc từ phôi này không hề đơn giản. Khối tế bào bên trong tồn tại ngay trong phôi nang, tức là trong giai đoạn đầu hình thành của bé con. Vì thế, để thu nhận tế bào gốc phôi, chỉ có trường hợp sảy thai dưới 4-5 tuần tuổi hoặc trường hợp thụ tinh ống nghiệm. Và điều này vấp phải nhiều tranh cãi về tính đạo đức trong khoa học.
Tế bào gốc nhũ nhi (Tế bào gốc đa năng)
Ở thời điểm hiện tại, tế bào gốc nhũ nhi là loại tế bào gốc được thu nhận và lưu trữ nhiều nhất. Tế bào gốc nhũ nhi có thể được thu nhận từ nhau thai, màng ối, nước ối, dây rốn, máu cuống rốn. Được lấy ngay sau khi em bé chào đời và không gây bất cứ nguy hại nào cho cả mẹ và bé. Tế bào gốc nhũ nhi có tiềm năng ứng dụng rất lớn vì tính non trẻ của nó được xem là gần với tế bào gốc phôi nhất. Và có khả năng biệt hoá đa dạng hơn so với tế bào gốc trưởng thành.
Tế bào gốc trưởng thành (Tế bào gốc vài tiềm năng)
Tế bào gốc trưởng thành được cho là tồn tại khắp cơ thể. Tuy không có tính “vạn năng” như tế bào gốc phôi, nhưng lại có tính chuyên biệt hơn. Có nghĩa là chúng có thể tự làm mới và biệt hoá thành các tế bào chuyên hoá về chức năng của mô hay cơ quan nhất định. Tuy nhiên, vai trò chính của chúng trong cơ thể sống chỉ là duy trì và sửa chữa mô. Chúng có thể được tìm thấy ở những cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tuỷ, máu, cơ xương, gan hay da. Các nghiên cứu liên quan đến nhóm tế bào gốc này cũng liên quan nhiều đến điều trị bệnh của các cơ quan này.
Tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPS)
Tránh vấp phải những tranh cãi liên quan đến nguồn gốc của tế bào gốc phôi, các nhà khoa học đã tạo ra tế bào gốc iPS trong phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật tái lập trình tế bào trưởng thành. Được cho là có tiềm năng tương tự như tế bào gốc phôi, chúng có thể hữu ích trong việc phát triển những nghiên cứu về liệu pháp tế bào ứng dụng trong điều trị sau này. Song, vẫn cần nhiều thời gian hơn để quá trình này phát triển hoàn thiện nhất.
Vai trò quan trọng của tế bào gốc trong y học hiện tại và tương lai
Cần hệ thống máy móc và nhân lực quản lý chất lượng hỗ trợ lưu trữ
Tế bào gốc được xem như một “bảo hiểm sinh học” cho người được lưu trữ và cho những người thân của họ. Với tế bào gốc, người bệnh có thể được cấy ghép, điều trị, thay thế các bộ phận, cơ quan bị bệnh, bị tổn thương một cách hiệu quả.
Vai trò của tế bào gốc trong y học là kháng viêm, tái tạo và phục hồi các mô và cơ quan bị hư hỏng hoặc mất chức năng. Chúng có khả năng biệt hóa và trở thành các loại tế bào chuyên hóa trong cơ thể. Như tế bào máu, tế bào thần kinh, tế bào cơ và tế bào da. Điều này mang lại tiềm năng lớn trong việc nghiên cứu và điều trị các bệnh lý hiện tại vẫn chưa có phương pháp cứu chữa thích hợp như:
Điều trị bệnh tim: Tế bào gốc có thể được sử dụng để tái tạo các tế bào cơ tim bị tổn thương sau cơn đau tim. Chúng có khả năng biệt hóa thành tế bào cơ tim mới và phục hồi chức năng tim.
Điều trị ung thư máu: Tế bào gốc tạo máu có thể được sử dụng trong quá trình ghép tủy xương để phục hồi hệ thống tạo máu sau khi áp dụng liệu pháp hóa trị hoặc xạ trị.
Phục hồi thần kinh: Với khả năng biến hóa thành tế bào thần kinh. Tạo tiềm năng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh. Chẳng hạn như bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống và đa tổn thương thần kinh.
Phục hồi mô xương và sụn: Tế bào gốc có khả năng tái tạo và phục hồi mô xương và sụn. Có thể được sử dụng trong việc điều trị chấn thương và các bệnh lý về cơ xương khớp.
Ngoài ra, tế bào gốc còn được nghiên cứu và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm phục hồi mô da, điều trị bệnh tiểu đường, nghiên cứu về bệnh tâm thần và bệnh Alzheimer.
VNCORD – DK lưu trữ tế bào gốc cho trẻ
VNCORD – DK hiện là cơ sở lưu trữ mô, máu cho trẻ sơ sinh giúp bảo quản “cơ hội sống” cho trẻ trong tương lai.
Tuy vừa được thành lập không lâu, song ngân hàng mô VNCORD – DK tự tin hướng tới là một địa chỉ bảo quản, lưu trữ tế bào gốc mô và máu tốt hàng đầu Việt Nam. Với các dịch vụ: lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn và mô dây rốn. VNCORD – DK đảm bảo các dịch vụ chất lượng theo tiêu chuẩn khoa học. Theo sát mẹ và bé từ hành trình mang thai, cho tới khi sinh và trong suốt quá trình lưu trữ sau này.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin dịch vụ. Vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.
Thông tin liên hệ
Website: https://vncord.com
Địa chỉ: 51-53 đường D4, Khu dân cư Himlam, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP. HCM
Điện thoại: 0939 378 118 – 18006102
Email: info@vncord.com
 

Đối tác

Top