Chữa tủy răng cửa có đau không, giá bao nhiêu là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tủy răng là một mô liên kết răng với dây thần kinh và mạch máu, giúp nuôi dưỡng và tái tạo mô răng. Khi tủy viêm, bệnh nhân cần điều trị sớm để giảm đau đớn và tránh làm ảnh hưởng đến chức năng răng.
Khi nào cần chữa tủy răng cửa?
Răng có ba thành phần chính gồm tủy răng, men răng và ngà răng. Trong đó tủy răng là mô liên kết răng với dây thần kinh và mạch máu của cơ thể, có chức năng nuôi dưỡng và tái tạo mô răng. Đồng thời dẫn truyền cảm giác và giữ chức năng miễn dịch. Tủy răng nằm sâu bên trong răng, được ngà và men răng bao bọc.
Cấu trúc tủy răng phức tạp và không đồng nhất giữa các răng. Bên cạnh đó cấu trúc buồng tủy cũng khác biệt ở từng cá thể, hệ răng và độ tuổi. Mặc dù được bảo vệ bởi ngà và men răng nhưng tủy răng có thể bị tổn thương khi có yếu tố tác động. Cụ thể sâu răng, mẻ/ sứt răng do chấn thương, nhiễm trùng, viêm nha chu.
Khi có những biểu hiện nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, xác định tình trạng. Từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp, tránh tổn thương kéo dài làm ảnh hưởng răng miệng và thể trạng.
Ngoài ra chữa tủy răng cửa cũng được chỉ định cho những trường hợp sau:
Răng cửa có khiếm khuyết lớn do chấn thương, ảnh hưởng đến tủy khi mài răng
Răng bị hô, chìa, móm được chữa tủy và bọc răng sứ phục hình răng.
Xem thêm: Nha khoa desantist
Các phương pháp chữa tủy răng cửa
Tùy thuộc vào tình trạng mô răng và tổn thương tủy, bệnh nhân được chữa tủy răng cửa với những phương pháp sau:
Loại bỏ mô bệnh và trám răng
Nếu tủy mới chớm viêm, có thể hồi phục được, bệnh nhân được loại bỏ hoàn toàn các mô bệnh, làm sạch lỗ hổng và trám kín răng. Sau điều trị, bệnh nhân được theo dõi trong 6 tháng.
Nếu viêm giảm, không đau nhức, người bệnh không cần phải lấy tủy răng. Trong trường hợp đau nhiều, viêm tiến triển, bệnh nhân được tái khám và điều trị với phương pháp thích hợp hơn.
Lấy tủy răng
Lấy tủy răng được áp dụng cho những trường hợp viêm nặng, tủy răng bị tổn thương trên diện rộng dẫn đến sưng và đau nhức nhiều. Sau khi lấy tủy răng, bệnh nhân được hàn trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hình và bảo tồn răng thật.
Nhổ răng
Nhổ răng được chỉ định cho những bệnh nhân có tủy răng bị hoại tử làm ảnh hưởng nặng nề đến các dây thần kinh bên dưới và chân răng. Phương pháp này loại bỏ hoàn toàn các mô bệnh giúp ngăn đau nhức tái diễn cho bệnh nhân.
Quy trình chữa tủy răng cửa
Quy trình chữa tủy răng cửa gồm những giai đoạn sau:
Khám và chỉ định thuốc
Trong lần hẹn đầu tiên, bệnh nhân được thăm khám lâm sàng kết hợp chụp X-quang chẩn đoán mức độ tổn thương mô răng. Dựa vào chẩn đoán, bệnh nhân được chỉ định điều trị với các phương pháp thích hợp nhất.
Nếu đau nhức nhiều và sưng viêm, bệnh nhân được chỉ định thuốc giảm đau hoặc kháng viêm để kiểm soát. Thuốc diệt tủy răng được chỉ định cho người dị ứng thuốc gây tê. Thuốc này được đặt vào trong khoang tủy và trám bít tạm thời bằng vật liệu nhân tạo.
Thuốc diệt tủy răng được điều chế ở dạng bột nhão, có tác dụng làm chết tủy răng, tránh gây đau răng khi lấy tủy. Thường mất 24 đến 48 tiếng đồng hồ để thuốc phát huy tác dụng. Vì thế bệnh nhân được đặt lịch hẹn vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 sau đặt thuốc để tiến hành lấy tủy.
Thông thường, bệnh nhân tiến hành lấy tủy răng sau khi các triệu chứng được kiểm soát. Những trường hợp hoại tử không triệu chứng, không dị ứng thuốc gây tê có thể lấy tủy răng ngay.
Phục hình răng
Bệnh nhân được phục hình răng có khiếm khuyết hoặc lỗ sâu lớn, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Trong đó bọc mão sứ là phương pháp được đánh giá tốt nhất. Mão sứ có màu sắc và hình dáng tương tự răng thật. Khi dùng có thể làm tăng tối đa tính thẩm mỹ.
Ngoài ra bọc mão răng giúp ngăn ngừa tình trạng răng đổi màu sau lấy tủy (do không được nuôi dưỡng), bảo vệ răng thật. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn phát triển bên trong, tránh tình trạng hư hỏng tái diễn.
Chữa tủy răng cửa mất khoảng bao lâu?
So với răng hàm, quy trình lấy tủy răng cửa thường đơn giãn và nhanh hơn do chỉ có một khoang tủy. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân được đặt lịch hẹn từ 1 – 2 lần. Trong khi điều trị nội nha, bệnh nhân mất từ 15 đến 30 phút để chữa tủy răng cửa.
Tuy nhiên bệnh nhân có thể mất nhiều thời gian hơn nếu chân răng cong hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra thời gian điều trị cũng kéo dài nếu viêm tủy răng hoặc hoại tử tủy răng xảy ra ở nhiều răng.
Đối với trường hợp bọc mão răng phục hình răng cửa, bệnh nhân thường mất từ 2 đến 4 ngày để hoàn thành quá trình (tùy thuộc vào thời gian chế tạo mão). Phương pháp này mang đến tính thẩm mỹ cao, phù hợp với người có răng cửa bị gãy, có khiếm khuyết lớn. Nếu chăm sóc tốt, răng bọc sứ có tuổi thọ lên đến 15 năm.
Xem thêm: Nha khoa sunshine lừa đảo
Bảng giá chữa tủy răng cửa
Để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chữa tủy răng cửa, người bệnh nên nắm rõ chi phí điều trị nội khoa. So với răng hàm (răng 2 chân, 3 chân), răng cửa có chi phí điều trị thấp hơn do chỉ có một chân, quá trình lấy tủy diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Dưới đây là một số thông tin quan trọng trong bảng giá chữa tủy răng cửa:
Chữa tủy răng cửa cấp 1 (răng 1 chân): 600.000 – 800.000 đồng/ 1 răng.
Chữa tủy răng cửa cấp 2 (răng 1 chân): 1 triệu đồng/ 1 răng.
Chữa tủy răng lại (cấp 1): 1,5 – 2 triệu đồng/ 1 răng.
Chữa tủy răng lại (cấp 2): 2 – 3 triệu đồng/ 1 răng.
Lấy tủy buồng: 500.000 đồng/ 1 răng.
Đóng pin cấp 1: 500.000 đồng/ 1 răng.
Đóng pin cấp 2: 1 triệu đồng/ 1 răng.
Lấy tủy răng sữa cấp 1: 200.000 đồng/ 1 răng.
Lấy tủy răng sữa cấp 2: 350.000 đồng/ 1 răng.
Lấy tủy răng sữa cấp 3: 500.000 đồng/ 1 răng.
Chữa tủy răng cửa có đau không?
Chữa tủy răng cửa thường không gây đau. Bởi trong quá trình điều trị nội khoa, bệnh nhân được dùng thuốc gây tê để giảm bớt triệu chứng. Ngoài ra những trường hợp hoại tử tủy răng hoặc dùng thuốc diệt tủy răng có thể lấy tủy răng ngay. Bởi bệnh nhân không thể cảm nhận được bất kỳ cảm giác nào khi tủy răng đã chết hoàn toàn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức nhẹ và ê buốt sau khi chữa tủy răng cửa. Điều này xảy ra do những tác động trong khoang tủy khi lấy tủy răng kích thích các dây thần kinh mô nướu.
Tùy thuộc vào mức độ kích thích, đau và ê buốt có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên đau chỉ ở mức độ nhẹ, không khiến bệnh nhân quá khó chịu.
Biện pháp chăm sóc sau chữa tủy răng cửa
Người bệnh nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau chữa tủy răng cửa để giảm đau và ê buốt. Đồng thời tạo điều kiện cho răng lấy tủy sớm ổn định và phục hồi hoàn toàn.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc nên được áp dụng:
1. Nghỉ ngơi đầy đủ
Sau khi chữa tủy răng cửa, người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ. Các nghiên cứu cho thấy, nghỉ ngơi và giữ tâm trạng thoải mái có thể giảm cảm giác đau đớn hiệu quả. Trong vài ngày đầu, không nên ăn đồ cứng, không nghiến răng hoặc cắn xé thức ăn… Vì điều này có thể khiến răng cửa vừa điều trị bị kích thích dẫn đến đau nhức.
2. Chườm đá
Chườm đá có thể giúp giảm sưng và đau hiệu quả, phù hợp với bệnh nhân vừa điều trị tủy răng cửa. Nhiệt độ thấp giúp làm tê liệt các dây thần kinh ở mô nướu, xoa dịu mô nướu tổn thương và sưng viêm. Từ đó làm gián đoạn/ ức chế thụ cảm cơn đau của não, giảm cơn đau, mang đến cảm giác dễ chịu.
Ngoài ra chườm đá còn có tác dụng co mạch, giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương. Điều này giúp hạn chế tình trạng ứ huyết, giảm nóng rát. Biện pháp này nên được thực hiện từ 3 – 5 lần/ ngày trong 2 – 3 ngày. Tránh đặt trực tiếp đá lạnh lên da.
3. Dùng thảo dược thiên nhiên
Để giảm cảm giác ê buốt và đau nhức răng sau khi chữa tủy răng cửa, người bệnh có thể sử dụng bạc hà, đinh hương hoặc dầu cỏ xạ hương.
4. Dùng thuốc
Một số thuốc giảm đau và kháng viêm như Paracetamol, Aspirin… có thể được chỉ định sau quá trình chữa tủy răng cửa. Những loại thuốc này có tác dụng xoa dịu cơn đau, giảm sưng và kháng viêm ở mô tổn thương. Loại thuốc cụ thể và liều dùng được chỉ định dựa trên tình trạng. Vì thế người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để sớm phục hồi, khắc phục triệu chứng.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp chữa tuỷ răng cửa có đau không, giá bao nhiêu, quy trình thực hiện và cách chăm sóc tại nhà. So với răng hàm, quy trình điều trị tủy răng cửa thường đơn giản, dễ thực hiện và nhanh hơn. Tuy nhiên cần thận trọng trong quá trình điều trị để giữ tính thẩm mỹ cho răng. Đồng thời tránh tổn thương mô nướu, hạn chế phát sinh các vấn đề không mong muốn.
Khi nào cần chữa tủy răng cửa?
Răng có ba thành phần chính gồm tủy răng, men răng và ngà răng. Trong đó tủy răng là mô liên kết răng với dây thần kinh và mạch máu của cơ thể, có chức năng nuôi dưỡng và tái tạo mô răng. Đồng thời dẫn truyền cảm giác và giữ chức năng miễn dịch. Tủy răng nằm sâu bên trong răng, được ngà và men răng bao bọc.
Cấu trúc tủy răng phức tạp và không đồng nhất giữa các răng. Bên cạnh đó cấu trúc buồng tủy cũng khác biệt ở từng cá thể, hệ răng và độ tuổi. Mặc dù được bảo vệ bởi ngà và men răng nhưng tủy răng có thể bị tổn thương khi có yếu tố tác động. Cụ thể sâu răng, mẻ/ sứt răng do chấn thương, nhiễm trùng, viêm nha chu.
Khi có những biểu hiện nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, xác định tình trạng. Từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp, tránh tổn thương kéo dài làm ảnh hưởng răng miệng và thể trạng.
Ngoài ra chữa tủy răng cửa cũng được chỉ định cho những trường hợp sau:
Răng cửa có khiếm khuyết lớn do chấn thương, ảnh hưởng đến tủy khi mài răng
Răng bị hô, chìa, móm được chữa tủy và bọc răng sứ phục hình răng.
Xem thêm: Nha khoa desantist
Các phương pháp chữa tủy răng cửa
Tùy thuộc vào tình trạng mô răng và tổn thương tủy, bệnh nhân được chữa tủy răng cửa với những phương pháp sau:
Loại bỏ mô bệnh và trám răng
Nếu tủy mới chớm viêm, có thể hồi phục được, bệnh nhân được loại bỏ hoàn toàn các mô bệnh, làm sạch lỗ hổng và trám kín răng. Sau điều trị, bệnh nhân được theo dõi trong 6 tháng.
Nếu viêm giảm, không đau nhức, người bệnh không cần phải lấy tủy răng. Trong trường hợp đau nhiều, viêm tiến triển, bệnh nhân được tái khám và điều trị với phương pháp thích hợp hơn.
Lấy tủy răng
Lấy tủy răng được áp dụng cho những trường hợp viêm nặng, tủy răng bị tổn thương trên diện rộng dẫn đến sưng và đau nhức nhiều. Sau khi lấy tủy răng, bệnh nhân được hàn trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hình và bảo tồn răng thật.
Nhổ răng
Nhổ răng được chỉ định cho những bệnh nhân có tủy răng bị hoại tử làm ảnh hưởng nặng nề đến các dây thần kinh bên dưới và chân răng. Phương pháp này loại bỏ hoàn toàn các mô bệnh giúp ngăn đau nhức tái diễn cho bệnh nhân.
Quy trình chữa tủy răng cửa
Quy trình chữa tủy răng cửa gồm những giai đoạn sau:
Khám và chỉ định thuốc
Trong lần hẹn đầu tiên, bệnh nhân được thăm khám lâm sàng kết hợp chụp X-quang chẩn đoán mức độ tổn thương mô răng. Dựa vào chẩn đoán, bệnh nhân được chỉ định điều trị với các phương pháp thích hợp nhất.
Nếu đau nhức nhiều và sưng viêm, bệnh nhân được chỉ định thuốc giảm đau hoặc kháng viêm để kiểm soát. Thuốc diệt tủy răng được chỉ định cho người dị ứng thuốc gây tê. Thuốc này được đặt vào trong khoang tủy và trám bít tạm thời bằng vật liệu nhân tạo.
Thuốc diệt tủy răng được điều chế ở dạng bột nhão, có tác dụng làm chết tủy răng, tránh gây đau răng khi lấy tủy. Thường mất 24 đến 48 tiếng đồng hồ để thuốc phát huy tác dụng. Vì thế bệnh nhân được đặt lịch hẹn vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 sau đặt thuốc để tiến hành lấy tủy.
Thông thường, bệnh nhân tiến hành lấy tủy răng sau khi các triệu chứng được kiểm soát. Những trường hợp hoại tử không triệu chứng, không dị ứng thuốc gây tê có thể lấy tủy răng ngay.
Phục hình răng
Bệnh nhân được phục hình răng có khiếm khuyết hoặc lỗ sâu lớn, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Trong đó bọc mão sứ là phương pháp được đánh giá tốt nhất. Mão sứ có màu sắc và hình dáng tương tự răng thật. Khi dùng có thể làm tăng tối đa tính thẩm mỹ.
Ngoài ra bọc mão răng giúp ngăn ngừa tình trạng răng đổi màu sau lấy tủy (do không được nuôi dưỡng), bảo vệ răng thật. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn phát triển bên trong, tránh tình trạng hư hỏng tái diễn.
Chữa tủy răng cửa mất khoảng bao lâu?
So với răng hàm, quy trình lấy tủy răng cửa thường đơn giãn và nhanh hơn do chỉ có một khoang tủy. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân được đặt lịch hẹn từ 1 – 2 lần. Trong khi điều trị nội nha, bệnh nhân mất từ 15 đến 30 phút để chữa tủy răng cửa.
Tuy nhiên bệnh nhân có thể mất nhiều thời gian hơn nếu chân răng cong hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra thời gian điều trị cũng kéo dài nếu viêm tủy răng hoặc hoại tử tủy răng xảy ra ở nhiều răng.
Đối với trường hợp bọc mão răng phục hình răng cửa, bệnh nhân thường mất từ 2 đến 4 ngày để hoàn thành quá trình (tùy thuộc vào thời gian chế tạo mão). Phương pháp này mang đến tính thẩm mỹ cao, phù hợp với người có răng cửa bị gãy, có khiếm khuyết lớn. Nếu chăm sóc tốt, răng bọc sứ có tuổi thọ lên đến 15 năm.
Xem thêm: Nha khoa sunshine lừa đảo
Bảng giá chữa tủy răng cửa
Để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chữa tủy răng cửa, người bệnh nên nắm rõ chi phí điều trị nội khoa. So với răng hàm (răng 2 chân, 3 chân), răng cửa có chi phí điều trị thấp hơn do chỉ có một chân, quá trình lấy tủy diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Dưới đây là một số thông tin quan trọng trong bảng giá chữa tủy răng cửa:
Chữa tủy răng cửa cấp 1 (răng 1 chân): 600.000 – 800.000 đồng/ 1 răng.
Chữa tủy răng cửa cấp 2 (răng 1 chân): 1 triệu đồng/ 1 răng.
Chữa tủy răng lại (cấp 1): 1,5 – 2 triệu đồng/ 1 răng.
Chữa tủy răng lại (cấp 2): 2 – 3 triệu đồng/ 1 răng.
Lấy tủy buồng: 500.000 đồng/ 1 răng.
Đóng pin cấp 1: 500.000 đồng/ 1 răng.
Đóng pin cấp 2: 1 triệu đồng/ 1 răng.
Lấy tủy răng sữa cấp 1: 200.000 đồng/ 1 răng.
Lấy tủy răng sữa cấp 2: 350.000 đồng/ 1 răng.
Lấy tủy răng sữa cấp 3: 500.000 đồng/ 1 răng.
Chữa tủy răng cửa có đau không?
Chữa tủy răng cửa thường không gây đau. Bởi trong quá trình điều trị nội khoa, bệnh nhân được dùng thuốc gây tê để giảm bớt triệu chứng. Ngoài ra những trường hợp hoại tử tủy răng hoặc dùng thuốc diệt tủy răng có thể lấy tủy răng ngay. Bởi bệnh nhân không thể cảm nhận được bất kỳ cảm giác nào khi tủy răng đã chết hoàn toàn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức nhẹ và ê buốt sau khi chữa tủy răng cửa. Điều này xảy ra do những tác động trong khoang tủy khi lấy tủy răng kích thích các dây thần kinh mô nướu.
Tùy thuộc vào mức độ kích thích, đau và ê buốt có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên đau chỉ ở mức độ nhẹ, không khiến bệnh nhân quá khó chịu.
Biện pháp chăm sóc sau chữa tủy răng cửa
Người bệnh nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau chữa tủy răng cửa để giảm đau và ê buốt. Đồng thời tạo điều kiện cho răng lấy tủy sớm ổn định và phục hồi hoàn toàn.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc nên được áp dụng:
1. Nghỉ ngơi đầy đủ
Sau khi chữa tủy răng cửa, người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ. Các nghiên cứu cho thấy, nghỉ ngơi và giữ tâm trạng thoải mái có thể giảm cảm giác đau đớn hiệu quả. Trong vài ngày đầu, không nên ăn đồ cứng, không nghiến răng hoặc cắn xé thức ăn… Vì điều này có thể khiến răng cửa vừa điều trị bị kích thích dẫn đến đau nhức.
2. Chườm đá
Chườm đá có thể giúp giảm sưng và đau hiệu quả, phù hợp với bệnh nhân vừa điều trị tủy răng cửa. Nhiệt độ thấp giúp làm tê liệt các dây thần kinh ở mô nướu, xoa dịu mô nướu tổn thương và sưng viêm. Từ đó làm gián đoạn/ ức chế thụ cảm cơn đau của não, giảm cơn đau, mang đến cảm giác dễ chịu.
Ngoài ra chườm đá còn có tác dụng co mạch, giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương. Điều này giúp hạn chế tình trạng ứ huyết, giảm nóng rát. Biện pháp này nên được thực hiện từ 3 – 5 lần/ ngày trong 2 – 3 ngày. Tránh đặt trực tiếp đá lạnh lên da.
3. Dùng thảo dược thiên nhiên
Để giảm cảm giác ê buốt và đau nhức răng sau khi chữa tủy răng cửa, người bệnh có thể sử dụng bạc hà, đinh hương hoặc dầu cỏ xạ hương.
4. Dùng thuốc
Một số thuốc giảm đau và kháng viêm như Paracetamol, Aspirin… có thể được chỉ định sau quá trình chữa tủy răng cửa. Những loại thuốc này có tác dụng xoa dịu cơn đau, giảm sưng và kháng viêm ở mô tổn thương. Loại thuốc cụ thể và liều dùng được chỉ định dựa trên tình trạng. Vì thế người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để sớm phục hồi, khắc phục triệu chứng.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp chữa tuỷ răng cửa có đau không, giá bao nhiêu, quy trình thực hiện và cách chăm sóc tại nhà. So với răng hàm, quy trình điều trị tủy răng cửa thường đơn giản, dễ thực hiện và nhanh hơn. Tuy nhiên cần thận trọng trong quá trình điều trị để giữ tính thẩm mỹ cho răng. Đồng thời tránh tổn thương mô nướu, hạn chế phát sinh các vấn đề không mong muốn.