Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Chuyên Gia Giải Đáp: Sâu Răng Có Mủ Phải Xử Lý Như Thế Nào?

Lamtamkk

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
352
Thích
0
Điểm
16
#1
Sâu răng có mủ là bệnh lý nha khoa phổ biến mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là ở trẻ em. Đây là một trong những bệnh lý liên quan đến răng miệng có mức độ nguy hiểm cao, gây ra nhiều biến chứng khó lường. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý tình trạng này, từ đó có kế hoạch điều trị sớm.

Dấu hiệu nhận biết sâu răng có mủ

Sâu răng có mủ là biến chứng nghiêm trọng của tình trạng sâu răng. Lúc này, vi khuẩn đã phá hủy toàn bộ lớp bảo vệ bên ngoài và đang ăn sâu vào trong tủy răng. Bệnh lý này gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe con người. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức dữ dội, thậm chí đau lên cả vùng đầu và hai bên thái dương. Nghiêm trọng nhất là triệu chứng sốt cao, nổi hạch gây co giật.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng sâu răng có mủ mà bạn không nên bỏ qua:

Đau nhức răng

Đây là biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng gặp phải khi bị sâu răng có mủ. Tuy nhiên, tình trạng đau răng là dấu hiệu chung của tất cả các bệnh lý nha khoa nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan và không có biện pháp điều trị kịp thời.

Lợi sưng đỏ kèm mủ

Lợi sưng đỏ kèm mủ là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng sâu răng có mủ. Lúc này, vi khuẩn Streptococcus mutans đã ăn sâu vào tủy răng gây viêm nhiễm. Hiện tượng này kéo dài gây sưng tấy, phù nề và xuất hiện túi mủ. Khi dùng tay ấn nhẹ vào, bạn sẽ thấy dịch mủ chảy ra kèm theo mùi hôi khó chịu.

Hôi miệng

Đây cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp khi bị sâu răng có mủ. Tình trạng tích mủ lâu ngày trong khoang chân răng làm phát sinh mùi hôi khó chịu. Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào trong tủy răng gây nhiễm trùng và tích tụ nhiều túi mủ, từ đó tình trạng hôi miệng ngày càng nghiêm trọng.

Sâu răng có mủ do đâu?

Sâu răng có mủ thường xuất phát do các nguyên nhân sau đây:

Không điều trị sâu răng sớm

Sâu răng thường tiến triển qua nhiều giai đoạn. Ban đầu triệu chứng không quá rõ rệt, bệnh nhân vẫn có thể ăn nhai như bình thường nên nhiều người chủ quan và không có biện pháp điều trị sớm. Đến giai đoạn tiếp theo, vi khuẩn ăn sâu vào lớp ngà răng làm xuất hiện những lỗ hổng nhỏ trên răng. Lúc này, cơn đau nghiêm trọng hơn so với giai đoạn đầu. Khi đó, người bệnh mới phát hiện và chuẩn bị phương án khắc phục.Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và trám bít lỗ sâu để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn.

Viêm nha chu

Viêm nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng có mủ. Được biết, đây là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng, làm tổn thương các tổ chức xung quanh răng. Nếu không điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể phá hủy toàn bộ cấu trúc răng, từ đó khiến răng lung lay, gãy rụng.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh lý nha khoa. Việc tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều đường thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công khoang miệng. Ngoài ra, các loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao hoặc đồ uống có gas cũng gây hại cho răng. Chúng làm men răng bị bào mòn khiến vi khuẩn dễ dàng ăn sâu vào bên trong tủy gây tổn thương hoặc chết tủy. Về lâu dài không được điều trị dẫn đến viêm tủy răng có mủ.

Xem thêm: Nha khoa Sunshine

Tình trạng sâu răng xuất hiện mủ có nguy hiểm không

Sâu răng xuất hiện mủ là một trong những bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng khiến cơ miệng không thể hoạt động. Lúc này, việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn, thậm chí bệnh nhân chỉ có thể uống nước hoặc sữa.

Lâu dần cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng dẫn đến suy nhược, mất năng lượng. Nhiều trẻ còn gặp triệu chứng sốt cao, nổi hạch, sụt cân khiến phụ huynh lo lắng, bất an. Bên cạnh đó, tình trạng sâu răng có mủ còn làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng sau:

Áp xe răng: Áp xe răng là hệ quả nghiêm trọng của tình trạng sâu răng có mủ. Khi tủy răng bị viêm nhiễm, các mô nướu xung quanh thường có xu hướng rút hết chất lỏng bị nhiễm bệnh. Chính vì thế, dịch mủ không thể thoát ra ngoài qua đường nướu mà tích tụ trong chân răng, từ đó hình thành nên ổ áp xe. Tình trạng này không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu và đe dọa tính mạng con người.

Mất răng vĩnh viễn: Sâu răng xuất hiện mủ khiến các tổ chức xung quanh răng bị tổn thương nghiêm trọng. Khi đó, răng không còn nơi để bám vào, dễ lung lay và gãy rụng.

Viêm phổi: Các chuyên gia nhận định, bệnh nhân có khả năng bị viêm phổi do biến chứng của sâu răng xuất hiện mủ. Nguyên nhân bởi khi vùng răng và lợi sưng đỏ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng. Từ đó, người bệnh dễ hít phải gây viêm phổi cấp.

Xem thêm: Nha khoa Sunshine lừa đảo

Phương pháp điều trị sâu răng có mủ hiệu quả nhất

Bệnh lý sâu răng có mủ cần được xử lý sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau. Dựa vào nguyên nhân và mức độ sâu mà bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Dưới đây là 3 phương pháp điều trị sâu răng có mủ hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng:

Mẹo dân gian

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức, khó chịu nhưng chưa sắp xếp được thời gian đến nha khoa thì có thể tham khảo một vài mẹo dân gian chữa sâu răng có mủ sau đây:

Chườm lạnh

Chườm lạnh là một trong những biện pháp chữa đau răng hiệu quả nhất. Cách làm cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần cho 2 – 3 viên đá vào một chiếc khăn sạch. Sau đó chườm lên vùng má bị sưng đỏ khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không dùng để điều trị mủ chân răng. Bệnh nhân nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng có mủ.

Kết hợp muối và kinh giới

Cả muối và kinh giới đều có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn cực mạnh nên thường được áp dụng trong các bài thuốc dân gian chữa đau răng hiệu quả. Đối với trường hợp sâu răng xuất hiện mủ, người bệnh nên kết hợp 2 nguyên liệu này lại với nhau. Cách làm như sau: Rửa thật sạch rau kinh giới và cho thêm một ít muối vào đun sôi, sau đó để nguội và súc miệng hằng ngày. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để giảm nhanh cơn đau.

Mật ong

Mật ong không chỉ là nguyên liệu làm đẹp da, đẹp dáng mà còn được sử dụng để làm xẹp túi mủ xung quanh chân răng, từ đó giảm đau nhức răng hiệu quả. Các thực hiện khá đơn giản: Bạn chỉ cần sử dụng tăm bông nhúng vào mật ong và thấm lên vùng răng bị sưng đau. Sau khoảng 15 phút, bạn súc miệng lại với nước sạch và vệ sinh răng miệng như bình thường.

Dùng gừng kết hợp với hoa cúc vàng

Gừng và hoa cúc vàng được biết đến là 2 nguyên liệu tự nhiên có tính sát trùng, kháng viêm cao. Đặc biệt, hoa cúc vàng còn giúp giải độc và thanh lọc cơ thể. Chính vì vậy, từ lâu 2 dược liệu này đã được kết hợp với nhau để chữa chứng bệnh sâu răng kèm mủ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp bệnh nhân giảm nhanh cơn đau và làm xẹp túi mủ.

Chữa sâu răng có mủ tại nha khoa

Trong trường hợp thuốc giảm đau không thể tiêu mủ, bệnh nhân bắt buộc phải đến nha khoa để xử lý. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị chuyên sâu bằng một trong các biện pháp sau đây:

Rạch trích mủ

Nếu túi mủ quá lớn không thể loại bỏ bằng tia laser hoặc sóng siêu âm, nha sĩ phải sử dụng kỹ thuật trích lưu dẫn mủ để lấy sạch dịch khong khoang miệng. Đầu tiên, bác sĩ rạch một đường nhỏ ở phần lợi ngay vùng răng bị sâu để trích mủ răng ngoài. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ để tránh vi khuẩn lây lan. Cuối cùng là khâu vết thương và kê đơn thuốc giảm đau, kháng sinh cho bệnh nhân. Bạn cần chú ý uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.

Phòng ngừa sâu răng xuất hiện mủ như thế nào?

Sâu răng có mủ là mối nguy hại cho sức khỏe toàn cơ thể. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn nên lên kế hoạch chăm sóc răng miệng thật tốt để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý nha khoa, cụ thể như sau:

Đảm bảo việc đánh răng thường xuyên với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Kết hợp súc miệng bằng nước muối ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Loại bỏ các thực phẩm chứa lượng axit cao ra khỏi thực đơn hằng ngày. Bởi chúng là nguyên nhân hàng đầu gây mòn men răng và tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa.

Kiểm soát lượng đồ ngọt nạp vào cơ thể, đồng thời hạn chế cho đường vào các món ăn thường ngày.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3, canxi và vitamin D giúp răng chắc khỏe.

Ăn nhiều rau sạch và trái cây để ngăn chặn tình trạng tích mủ quanh chân răng.

Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng đau nhức răng kéo dài trên 3 ngày, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.

Khám răng định kỳ là một trong những cách phòng ngừa bệnh lý nha khoa hiệu quả nhất. Nhờ đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm mầm bệnh và lên kế hoạch điều trị cụ thể, tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm về sau.

Bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin bao gồm dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, tác hại, cách xử lý và biện pháp phòng ngừa sâu răng có mủ. Nhìn chung, vấn đề này xuất phát do chế độ ăn uống độc hại cộng thêm việc vệ sinh sai cách, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Về lâu dài không được phát hiện và điều trị sớm dẫn đến biến chứng nặng.
 

Đối tác

Top