Cho dù bạn bè đề nghị làm cho họ với tư cách nhân viên toàn thời gian, nhân viên làm việc từ xa hay là freelancer theo từng job, bạn hãy thử cân nhắc một số yếu tố quan trọng trước khi nhận lời. Cùng CareerViet theo dõi bài viết sau nhé!
Làm việc với bạn bè có vẻ là một ý tưởng rất vui. Ông bà ta cũng có câu: “Buôn có bạn, bán có phường”. Tuy vậy, trong trường hợp bạn bè là người trả lương cho ta, thì bạn cần nhận thức được các thách thức tiềm ẩn, để đảm bảo vừa hài lòng với lợi ích, vừa không ảnh hưởng đến tình bạn.
Động lực mới
Quen nghĩ về một người nào đó như là một người bạn, thì sẽ có lúc bạn giật mình khi người ta đột nhiên trở nên nghiêm túc, nhất là khi bạn phải báo cáo tình hình công việc cho họ. Mặc dù mối quan hệ bạn bè trước đó là rất tốt, nhưng rõ ràng cảm giác “cán cân quyền lực” nghiêng về phía họ có thể khiến bạn hẫng hụt ít nhiều.
Về cơ bản, trong công việc thì quyền lợi của doanh nghiệp và người sở hữu doanh nghiệp bao giờ cũng được đặt lên trước mối quan hệ cá nhân. Nếu bạn và người bạn-cấp trên đó có phong cách làm việc khác nhau, sớm muộn xung khắc sẽ xảy ra.
Tuy vậy, nếu hai bạn thực sự khăng khít, bạn có thể biến tình bạn thành nền tảng cho mối quan hệ công việc hiệu quả. Hiểu rõ từ trước về điểm mạnh và điểm yếu của nhau chính là một lợi thế để bạn thay đổi và giải quyết các vấn đề trong công việc như những đồng đội thực sự.
Có thể giúp bạn thăng tiến - Hoặc không
Hãy bỏ ý nghĩ rằng mình sẽ nhận được một số “đặc quyền” khi làm việc cho bạn bè. Sẽ có lợi hơn khi cách đối xử của người bạn-cấp trên tại văn phòng không tạo cho mọi người cảm giác là bạn được thiên vị.
Chỉ có bạn mới có thể tự xây dựng sự phát triển của mình dựa trên kỹ năng và sự chuyên nghiệp; cộng với lợi thế là một số hiểu biết nhất định về “sếp”: cách giao tiếp, sở thích chung, tính khí… Kho dữ kiện đó có thể giúp bạn phối hợp với họ tốt hơn, tạo ra môi trường làm việc thoải mái hơn so với việc bạn làm cho một người không quen biết.
Họ vẫn là ông chủ
Ngoài đời, hai người có thể đối thoại đồng đẳng, thậm chí đối đầu khi tranh luận nhưng đôi bên vẫn tôn trọng nhau. Nhưng trong công việc, bạn không thể mong đợi điều tương tự. Khi đã nhận lời mời làm việc của họ, tức là bạn chấp nhận họ là sếp (hoặc khách hàng), đi kèm nghĩa vụ chấp hành những chỉ đạo, ràng buộc pháp lý theo phạm vi hợp đồng.
Bạn bè hay đồng đội?
Với những lý do như trên, hãy suy nghĩ thật kỹ khi nhận lời làm việc cho bạn bè, dù với tư cách là cấp dưới hay đối tác. Liệu tình bạn của hai người có bị thử thách, gây ảnh hưởng tới cả đời sống cá nhân và công việc? Chỉ khi cả hai đã nhìn nhận trước các nguy cơ và cam kết sẽ cùng giải quyết một cách khách quan và tích cực khi chúng nảy sinh, thì điều đó mới thực sự có lợi cho sự nghiệp của đôi bên.
Nguồn: CareerViet
Làm việc với bạn bè có vẻ là một ý tưởng rất vui. Ông bà ta cũng có câu: “Buôn có bạn, bán có phường”. Tuy vậy, trong trường hợp bạn bè là người trả lương cho ta, thì bạn cần nhận thức được các thách thức tiềm ẩn, để đảm bảo vừa hài lòng với lợi ích, vừa không ảnh hưởng đến tình bạn.
Động lực mới
Quen nghĩ về một người nào đó như là một người bạn, thì sẽ có lúc bạn giật mình khi người ta đột nhiên trở nên nghiêm túc, nhất là khi bạn phải báo cáo tình hình công việc cho họ. Mặc dù mối quan hệ bạn bè trước đó là rất tốt, nhưng rõ ràng cảm giác “cán cân quyền lực” nghiêng về phía họ có thể khiến bạn hẫng hụt ít nhiều.
Về cơ bản, trong công việc thì quyền lợi của doanh nghiệp và người sở hữu doanh nghiệp bao giờ cũng được đặt lên trước mối quan hệ cá nhân. Nếu bạn và người bạn-cấp trên đó có phong cách làm việc khác nhau, sớm muộn xung khắc sẽ xảy ra.
Tuy vậy, nếu hai bạn thực sự khăng khít, bạn có thể biến tình bạn thành nền tảng cho mối quan hệ công việc hiệu quả. Hiểu rõ từ trước về điểm mạnh và điểm yếu của nhau chính là một lợi thế để bạn thay đổi và giải quyết các vấn đề trong công việc như những đồng đội thực sự.
Có thể giúp bạn thăng tiến - Hoặc không
Hãy bỏ ý nghĩ rằng mình sẽ nhận được một số “đặc quyền” khi làm việc cho bạn bè. Sẽ có lợi hơn khi cách đối xử của người bạn-cấp trên tại văn phòng không tạo cho mọi người cảm giác là bạn được thiên vị.
Chỉ có bạn mới có thể tự xây dựng sự phát triển của mình dựa trên kỹ năng và sự chuyên nghiệp; cộng với lợi thế là một số hiểu biết nhất định về “sếp”: cách giao tiếp, sở thích chung, tính khí… Kho dữ kiện đó có thể giúp bạn phối hợp với họ tốt hơn, tạo ra môi trường làm việc thoải mái hơn so với việc bạn làm cho một người không quen biết.
Họ vẫn là ông chủ
Ngoài đời, hai người có thể đối thoại đồng đẳng, thậm chí đối đầu khi tranh luận nhưng đôi bên vẫn tôn trọng nhau. Nhưng trong công việc, bạn không thể mong đợi điều tương tự. Khi đã nhận lời mời làm việc của họ, tức là bạn chấp nhận họ là sếp (hoặc khách hàng), đi kèm nghĩa vụ chấp hành những chỉ đạo, ràng buộc pháp lý theo phạm vi hợp đồng.
Bạn bè hay đồng đội?
Với những lý do như trên, hãy suy nghĩ thật kỹ khi nhận lời làm việc cho bạn bè, dù với tư cách là cấp dưới hay đối tác. Liệu tình bạn của hai người có bị thử thách, gây ảnh hưởng tới cả đời sống cá nhân và công việc? Chỉ khi cả hai đã nhìn nhận trước các nguy cơ và cam kết sẽ cùng giải quyết một cách khách quan và tích cực khi chúng nảy sinh, thì điều đó mới thực sự có lợi cho sự nghiệp của đôi bên.
Nguồn: CareerViet