Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hà Nội Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh

mlawkey

Thành viên cấp 1
Tham gia
18/3/19
Bài viết
129
Thích
0
Điểm
16
#1
Luật sư Lawkey sẽ Phân tích pháp luật về đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh qua bài viết dưới dây:
Hộ kinh doanh có các đặc điểm pháp lý sau:

1) Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Các phân tích ở trên cho thấy, hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập có bản chất là cá nhân kinh doanh, do đó không thể là pháp nhân. Nó khác với công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một thực thể tách biệt với chủ sở hữu của nó. Trong khi đó hộ kinh doanh không phải là một thực thể tách biệt với cá nhân thành lập nên nó. Mọi tài sản trong của hộ kinh doanh đều là tài sản của cá nhân tạo lập nó. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh hưởng toàn bộ lợi nhuận (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính và thanh toán theo qui định của pháp luật) và gánh chịu mọi nghĩa vụ. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ án liên quan tới hoạt động của hộ kinh doanh.

Trường hợp hộ kinh doanh được tạo lập bởi hộ gia đình, thì hộ kinh doanh có bản chất là hộ gia đình kinh doanh. Do đó hộ kinh doanh cũng không phải là pháp nhân. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay đổ dồn tất cả quyền lợi và gánh nặng quản trị hộ gia đình vào chủ hộ. Nhưng có một vấn đề cần lưu ý rằng, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 qui định: “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” (Điều 56, khoản 1). Từ đó có một câu hỏi đặt ra là hộ gia đình có được xem là một “tổ chức” theo nghĩa của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 hay không để có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trước tòa án, trong khi chắc chắn hộ gia đình không phải là cá nhân theo Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2005. Vấn đề có lẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thực tiễn tố tụng. Như vậy liệu có bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được qui định tại Điều 3 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 hay không? Trong thực tiễn tố tụng chủ hộ kinh doanh, thậm chí một cơ sở sản xuất hay một cửa hàng cũng có thể trở thành nguyên đơn và bị đơn trước tòa án.

Ví dụ: (1) Tại Bản án số 87/2007/KDTM- PT ngày 10/9/2007, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa số 01/MBND/2001 ngày 26/9/2001 giữa nguyên đơn là Công ty TNHH sản xuất và thương mại Gia Lợi và bị đơn là Cơ sở Thuận Lợi (sau khi có Bản án giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao quyết định hủy Bản án kinh tế phúc thẩm số 12/KTPT ngày 24/02/2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai đương sự này, và giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật); (2) Tại Bản án số 204/2006/KDTM-ST ngày 12/5/2006, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán giữa nguyên đơn Nguyễn Văn Nở-chủ Cửa hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất Hải Hưng và bị đơn Công ti TNHH sơn Jotun Việt Nam; (3) Tại Bản án số 1784/2007/KDTM-ST ngày 24/9/2007 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng đại lý giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Tốt-Chủ hộ kinh doanh cá thể-Nhà phân phối Phước Hiệp và bị đơn Công ty TNHH thương mại và sản xuất Khiêm Tín.

Hộ kinh doanh được tạo lập bởi một nhóm người cũng không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên có vấn đề rắc rối cần lưu ý rằng: Người đứng ra đăng ký kinh doanh có được xem là người đại diện đương nhiên cho nhóm tạo lập ra hộ kinh doanh hay không, hay chỉ là người đại diện cho nhóm để đăng ký kinh doanh? Câu trả lời có ý nghĩa quan trọng đối với chế độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh, vấn đề tư cách tham gia tố tụng và vấn đề quản trị hộ kinh doanh. Câu trả lời phụ thuộc phần nào vào việc giải thích các qui định về thành lập và đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh mà sẽ được nói tới trong một chừng mực nhất định dưới đây.

2) Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh qui mô rất nhỏ

Đặc điểm này không xuất phát từ bản chất bên trong của hình thức kinh doanh này mà xuất phát từ các qui định của pháp luật Việt Nam căn cứ vào số lượng lao động được sử dụng trong hộ kinh doanh. Điều này gây tốn kém không thật cần thiết cho người kinh doanh, và có thể trái với ý chí và khả năng kinh doanh của họ. Việc buộc hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp có lẽ chưa tính đến đặc trưng của từng ngành nghề kinh doanh. Với một cửa hàng cơm bình dân con số người phục vụ có thể lên tới hàng chục với các công việc như nấu ăn, chạy chợ, phục vụ bàn, vệ sinh, trông xe… Hộ kinh doanh theo Nghị định số 88/2006 NĐ- CP chỉ được tiến hành kinh doanh tại “một địa điểm”. Bản thân cụm từ “một địa điểm” ở đây cũng cần được giải thích. Nếu “một địa điểm” không phải là một địa phương như xã
(phường), huyện (quận) hoặc tỉnh (thành phố), thì nó có nghĩa là mỗi hộ kinh doanh chỉ có thể có một cửa hàng hoặc một cơ sở sản xuất đặt tại một địa phương nhất định. Ý thứ hai có lẽ phù hợp hơn qui định tại Điều 38, khoản 1 của Nghị định số 88/2006 NĐ- CP.
Các qui định trên thực chất không cho phép hộ kinh doanh mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh, hay nói cách khác, hạn chế kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Như vậy quyền tự do kinh doanh phần nào đó có sự hạn chế.

3) Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh không phải là một thực thể độc lập, tách biệt với chủ nhân của nó. Nên về nguyên tắc chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của hộ kinh doanh, có nghĩa là chủ nhân của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình kể cả tài sản không đưa vào kinh doanh. Tuy nhiên theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện nay về trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh của hộ kinh doanh thì còn rất nhiều vấn đề phải bàn. Trước hết phải nhắc lại định nghĩa về hộ kinh doanh trong Nghị định số 88/2006 NĐ- CP để xác định chế độ trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh. Định nghĩa này có nội dung chính xác như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” (Điều 36, khoản 1). Các qui định này quả thật rất khó xác định chế độ trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh bởi cách viết. Theo định nghĩa này, người ta có thể hiểu có năm yếu tố để xác định hộ kinh doanh như sau: (1) Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ; (2) hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm; (3) hộ kinh doanh sử dụng không quá mười lao động; (4) hộ gia đình không có con dấu; và (5) hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (3) . Về nguyên lý pháp lý khi kinh doanh, thương nhân dù là thể nhân hay pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của mình. Chẳng hạn một công ti dù là công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần, công ti hợp danh đều phải bỏ toàn bộ tài sản của mình ra để trả nợ. Khi nói tới chế độ trách nhiệm vô hạn, có nghĩa là nói tới việc các thành viên của công ti phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình và liên đới đối với các khoản nợ của công ti mà mình làm thành viên. Vì vậy định nghĩa về hộ kinh doanh của Nghị định số 88/2006 NĐ- CP làm phát sinh nhiều vấn đề phải bàn về chế độ trách nhiệm. Cần lưu ý rằng việc bàn luận này phải gắn chặt với việc phân tích bản chất của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, thì người ta có thể qui kết ngay rằng cá nhân làm chủ đó phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh ngoài việc đưa tài sản kinh doanh ra để trả nợ, bởi trong trường hợp này hộ kinh doanh có bản chất là cá nhân kinh doanh hay thương nhân thể nhân.

Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ, thì ngoài việc đưa tài sản kinh doanh ra để trả nợ, việc xác định trách nhiệm của các và từng thành viên hộ gia đình cần tới các qui định của Bộ luật Dân sự 2005. Theo Bộ luật này, hộ gia đình chịu trách nhiệm bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình (Điều 110, khoản 2). Như vậy hộ kinh doanh trong trường hợp này rất gần với công ti hợp danh (mà sẽ được nghiên cứu sau). Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì vấn đề có lẽ trở nên phức tạp hơn nhiều, bởi chế độ trách nhiệm của thành viên trong nhóm không được pháp luật qui định cụ thể mà phụ thuộc vào sự giải thích. Nếu xem hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ là một công ti hợp danh không có tư cách pháp nhân như trên đã nói thì các thành viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, Nghị định số 88/2006 NĐ- CP có ý không chính xác do cách diễn đạt là hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Qui định này cần phải giải thích là hộ kinh doanh có chế độ trách nhiệm vô hạn, và chế độ này ứng với các thành viên của nhóm.

Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói.
 

Đối tác

Top