- Tham gia
- 21/8/23
- Bài viết
- 269
- Thích
- 0
- Điểm
- 16
Đang niềng răng có lấy cao răng được không là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Được biết, cạo vôi răng là biện pháp làm sạch răng miệng chuyên nghiệp không xâm lấn vào nướu hay cấu trúc răng nên có thể thực hiện khi chỉnh nha. Ngoài tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng, kỹ thuật này còn giúp phòng ngừa hôi miệng và đảm bảo tốc độ chỉnh nha.
Đang niềng răng có lấy cao răng được không?
Niềng răng (chỉnh nha) là kỹ thuật sử dụng khay niềng hoặc hệ thống mắc cài để nắn chỉnh các răng trên cung hàm về đúng vị trí một cách từ từ. Phương pháp này là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng hô móm, răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, răng thưa, sai lệch khớp cắn, răng mọc lệch lạc,…
Niềng răng mất nhiều thời gian hơn so với các kỹ thuật nha khoa thông thường. Tùy theo khuyết điểm ở răng, trung bình mỗi lần niềng răng sẽ mất từ 6 – 36 tháng. Vì dụng cụ niềng bao quanh răng nên quá trình vệ sinh răng miệng khi chỉnh nha gặp rất nhiều khó khăn như khó làm sạch mảng bám hoàn toàn, cao răng tích tụ nhiều gây hôi miệng và khiến men răng ố vàng.
Do đó, nhiều người có ý định lấy cao răng khi đang niềng. Tuy nhiên, vì khí cụ chỉnh nha bao bọc xung quanh răng nên khá nhiều bạn đọc thắc mắc vấn đề “Đang niềng răng có lấy cao răng được không?”. Theo các bác sĩ, lấy cao răng chỉ tác động đến lớp cao răng bám ngoài bề mặt răng. Vì vậy, hoàn toàn có thể lấy cao răng khi đang niềng mà không ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
Xem thêm: nha khoa be dental
Lợi ích của cạo vôi răng khi niềng răng
Cạo vôi răng là biện pháp làm sạch răng chuyên nghiệp được thực hiện tại phòng khám/ bệnh viện. Khác với mảng bám thông thường, vôi răng là mảng bám đã được khoáng hóa nên có kết cấu cứng chắc, bám chặt vào men răng và bị ngả màu dần theo thời gian. Nếu không cạo vôi răng định kỳ, răng có thể bị ố vàng và dễ mắc các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng, viêm quanh chân răng,…
Khi niềng răng, các khí cụ chỉnh nha được gắn cố định lên răng nên ít nhiều sẽ gây khó khăn trong quá trình làm sạch răng miệng. Chính vì vậy, tốc độ tích tụ mảng bám và cao răng trong thời kỳ chỉnh nha sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường. Khi can thiệp niềng răng – chỉnh nha, bác sĩ thường khuyến khích lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Tương tự như cạo vôi răng thông thường, lấy cao răng khi đang niềng răng mang lại nhiều lợi ích như:
Làm sạch răng miệng: Lợi ích đầu tiên của lấy cao răng định kỳ là làm sạch răng miệng hiệu quả. Cạo vôi răng sử dụng dụng cụ chuyên dụng nên có thể loại bỏ toàn bộ cao răng tích tụ trên thân và chân răng. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng giúp làm sạch toàn bộ mảng bám trong các kẽ và rãnh nhai.
Phòng ngừa bệnh nha khoa: Với tác dụng làm sạch răng miệng hiệu quả, cạo vôi răng giúp phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp khi chỉnh nha như sâu răng, viêm nướu răng (viêm lợi), viêm nha chu,… Ngoài ra, làm sạch răng miệng định kỳ bằng cách cạo vôi răng còn giúp hạn chế tình trạng hôi miệng.
Đảm bảo tốc độ chỉnh nha: Nếu mắc các bệnh nha khoa khi niềng răng, bác sĩ phải ngưng nắn chỉnh răng để điều trị dứt điểm các vấn đề răng miệng. Chính vì vậy, cạo vôi răng định kỳ có thể phòng ngừa các bệnh lý nha khoa và đảm bảo tốc độ chỉnh nha.
Phòng ngừa các bệnh hô hấp trên: Virus, vi khuẩn trong khoang miệng không chỉ gây ra các bệnh nha khoa mà còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp trên. Do đó, cạo vôi răng còn giúp giảm nguy cơ bị viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản,…
Với nhiều lợi ích mang lại, các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt luôn khuyến khích mỗi người nên chủ động cạo vôi răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng – nhất là khi đang niềng răng bằng khí cụ cố định.
Nên cạo vôi răng bao lâu 1 lần khi đang niềng răng?
Thông thường, cạo vôi răng được thực hiện 1 – 2 lần/ năm tùy theo tốc độ tích tụ mảng bám và vôi răng. Tuy nhiên khi đang niềng răng, mảng bám và vôi răng tích tụ nhiều hơn nên cần lấy cao răng định kỳ 4 – 6 tháng/ lần. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng vôi răng trong những lần tái khám và chỉ định lấy cao răng khi cần thiết.
Nếu có các vấn đề nha khoa mãn tính, bạn nên tái khám thường xuyên trong thời gian chỉnh nha để được đánh giá tình trạng răng miệng và lấy cao răng khi cần thiết. Bằng cách loại bỏ mảng bám và vôi răng tích tụ, cạo vôi răng có thể phòng và ngăn ngừa tiến triển của các bệnh nha khoa mãn tính hiệu quả.
Xem thêm: niềng răng mắc cài cấu trúc
Các biện pháp giảm vôi răng khi niềng răng
Vôi răng tích tụ nhiều có thể gây hôi miệng và khiến men răng ố vàng. Do đó khi niềng răng, bạn cần thực hiện một số biện pháp giúp giảm vôi răng để giảm tần suất lấy cao răng và giữ gìn sức khỏe răng miệng.
Các biện pháp giúp làm giảm vôi răng trong quá trình niềng:
Chải răng 2 – 3 lần/ ngày để làm sạch thức ăn thừa và ngăn ngừa hình thành mảng bám. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả làm sạch, cần chải răng đúng cách và thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/ lần. Bàn chải thông thường không thể làm sạch hoàn toàn răng miệng khi chỉnh nha nên bạn cần dùng thêm bàn chải kẽ để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và thức ăn thừa.
Ngoài chải răng, bạn cũng cần làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa và súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm máy tăm nước để giảm hình thành mảng bám và vôi răng tích tụ.
Khi đeo mắc cài, nên hạn chế dùng thức ăn dẻo, dính và chứa nhiều đường. Các món ăn này dễ hình thành mảng bám và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây ra hiện tượng khoáng hóa mảng bám thành cao răng.
Uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ cũng có thể hạn chế tích tụ mảng bám, cao răng. Do đó, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ.
Sau các bữa ăn nhẹ, bạn nên súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng.
Từ những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Đang niềng răng có lấy cao răng được không?”. Bên cạnh kỹ thuật cạo vôi răng bạn cũng cần có biện pháp vệ sinh răng miệng phù hợp để hạn chế tích tụ mảng bám và cao răng trong thời gian chỉnh nha.
Đang niềng răng có lấy cao răng được không?
Niềng răng (chỉnh nha) là kỹ thuật sử dụng khay niềng hoặc hệ thống mắc cài để nắn chỉnh các răng trên cung hàm về đúng vị trí một cách từ từ. Phương pháp này là giải pháp tối ưu trong trường hợp răng hô móm, răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, răng thưa, sai lệch khớp cắn, răng mọc lệch lạc,…
Niềng răng mất nhiều thời gian hơn so với các kỹ thuật nha khoa thông thường. Tùy theo khuyết điểm ở răng, trung bình mỗi lần niềng răng sẽ mất từ 6 – 36 tháng. Vì dụng cụ niềng bao quanh răng nên quá trình vệ sinh răng miệng khi chỉnh nha gặp rất nhiều khó khăn như khó làm sạch mảng bám hoàn toàn, cao răng tích tụ nhiều gây hôi miệng và khiến men răng ố vàng.
Do đó, nhiều người có ý định lấy cao răng khi đang niềng. Tuy nhiên, vì khí cụ chỉnh nha bao bọc xung quanh răng nên khá nhiều bạn đọc thắc mắc vấn đề “Đang niềng răng có lấy cao răng được không?”. Theo các bác sĩ, lấy cao răng chỉ tác động đến lớp cao răng bám ngoài bề mặt răng. Vì vậy, hoàn toàn có thể lấy cao răng khi đang niềng mà không ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
Xem thêm: nha khoa be dental
Lợi ích của cạo vôi răng khi niềng răng
Cạo vôi răng là biện pháp làm sạch răng chuyên nghiệp được thực hiện tại phòng khám/ bệnh viện. Khác với mảng bám thông thường, vôi răng là mảng bám đã được khoáng hóa nên có kết cấu cứng chắc, bám chặt vào men răng và bị ngả màu dần theo thời gian. Nếu không cạo vôi răng định kỳ, răng có thể bị ố vàng và dễ mắc các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng, viêm quanh chân răng,…
Khi niềng răng, các khí cụ chỉnh nha được gắn cố định lên răng nên ít nhiều sẽ gây khó khăn trong quá trình làm sạch răng miệng. Chính vì vậy, tốc độ tích tụ mảng bám và cao răng trong thời kỳ chỉnh nha sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường. Khi can thiệp niềng răng – chỉnh nha, bác sĩ thường khuyến khích lấy cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Tương tự như cạo vôi răng thông thường, lấy cao răng khi đang niềng răng mang lại nhiều lợi ích như:
Làm sạch răng miệng: Lợi ích đầu tiên của lấy cao răng định kỳ là làm sạch răng miệng hiệu quả. Cạo vôi răng sử dụng dụng cụ chuyên dụng nên có thể loại bỏ toàn bộ cao răng tích tụ trên thân và chân răng. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng giúp làm sạch toàn bộ mảng bám trong các kẽ và rãnh nhai.
Phòng ngừa bệnh nha khoa: Với tác dụng làm sạch răng miệng hiệu quả, cạo vôi răng giúp phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp khi chỉnh nha như sâu răng, viêm nướu răng (viêm lợi), viêm nha chu,… Ngoài ra, làm sạch răng miệng định kỳ bằng cách cạo vôi răng còn giúp hạn chế tình trạng hôi miệng.
Đảm bảo tốc độ chỉnh nha: Nếu mắc các bệnh nha khoa khi niềng răng, bác sĩ phải ngưng nắn chỉnh răng để điều trị dứt điểm các vấn đề răng miệng. Chính vì vậy, cạo vôi răng định kỳ có thể phòng ngừa các bệnh lý nha khoa và đảm bảo tốc độ chỉnh nha.
Phòng ngừa các bệnh hô hấp trên: Virus, vi khuẩn trong khoang miệng không chỉ gây ra các bệnh nha khoa mà còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp trên. Do đó, cạo vôi răng còn giúp giảm nguy cơ bị viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản,…
Với nhiều lợi ích mang lại, các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt luôn khuyến khích mỗi người nên chủ động cạo vôi răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng – nhất là khi đang niềng răng bằng khí cụ cố định.
Nên cạo vôi răng bao lâu 1 lần khi đang niềng răng?
Thông thường, cạo vôi răng được thực hiện 1 – 2 lần/ năm tùy theo tốc độ tích tụ mảng bám và vôi răng. Tuy nhiên khi đang niềng răng, mảng bám và vôi răng tích tụ nhiều hơn nên cần lấy cao răng định kỳ 4 – 6 tháng/ lần. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng vôi răng trong những lần tái khám và chỉ định lấy cao răng khi cần thiết.
Nếu có các vấn đề nha khoa mãn tính, bạn nên tái khám thường xuyên trong thời gian chỉnh nha để được đánh giá tình trạng răng miệng và lấy cao răng khi cần thiết. Bằng cách loại bỏ mảng bám và vôi răng tích tụ, cạo vôi răng có thể phòng và ngăn ngừa tiến triển của các bệnh nha khoa mãn tính hiệu quả.
Xem thêm: niềng răng mắc cài cấu trúc
Các biện pháp giảm vôi răng khi niềng răng
Vôi răng tích tụ nhiều có thể gây hôi miệng và khiến men răng ố vàng. Do đó khi niềng răng, bạn cần thực hiện một số biện pháp giúp giảm vôi răng để giảm tần suất lấy cao răng và giữ gìn sức khỏe răng miệng.
Các biện pháp giúp làm giảm vôi răng trong quá trình niềng:
Chải răng 2 – 3 lần/ ngày để làm sạch thức ăn thừa và ngăn ngừa hình thành mảng bám. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả làm sạch, cần chải răng đúng cách và thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/ lần. Bàn chải thông thường không thể làm sạch hoàn toàn răng miệng khi chỉnh nha nên bạn cần dùng thêm bàn chải kẽ để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và thức ăn thừa.
Ngoài chải răng, bạn cũng cần làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa và súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm máy tăm nước để giảm hình thành mảng bám và vôi răng tích tụ.
Khi đeo mắc cài, nên hạn chế dùng thức ăn dẻo, dính và chứa nhiều đường. Các món ăn này dễ hình thành mảng bám và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây ra hiện tượng khoáng hóa mảng bám thành cao răng.
Uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ cũng có thể hạn chế tích tụ mảng bám, cao răng. Do đó, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ.
Sau các bữa ăn nhẹ, bạn nên súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng.
Từ những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vấn đề “Đang niềng răng có lấy cao răng được không?”. Bên cạnh kỹ thuật cạo vôi răng bạn cũng cần có biện pháp vệ sinh răng miệng phù hợp để hạn chế tích tụ mảng bám và cao răng trong thời gian chỉnh nha.