Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Hồ Chí Minh Đào tạo kỹ năng quản trị kinh doanh ra sao?

baongoc1404

Thành viên cấp 1
Tham gia
7/8/20
Bài viết
170
Thích
0
Điểm
16
#1
Đặc điểm ngành quản trị kinh doanh
Trong hoạt động kinh tế kinh doanh, mục đích cuối cùng đuợc đặt ra chính là tạo ra nguồn thu lớn cho tổ chức, phát triển tổ chức và mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Hoạt động quản trị kinh doanh là đảm bảo đạt được các mục đích trên.
quản trị kinh doanh.jpg

Quản trị kinh doanh không can thiệp và quản trị toàn bộ một tổ chức, mà chỉ hướng đến thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, và phát triển công việc kinh doanh của công ty, tổ chức. Những hoạt động có liên quan bao gồm xây dựng các quy trình kinh doanh, hệ thống kinh doanh, kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tối đá hoá hiệu suất để tạo thêm nguồn thu từ hoạt động kinh doanh.

Điều quan trọng hơn trong quản trị kinh doanh là đề ra được chiến lược, chiến thuật, hoạch định để đưa công ty/tổ chức phát triển trong tương lai. (Và trong một số trường hợp: đề ra chiến lược, chiến thuật… để công ty/tổ chức có thể duy trì hoạt động, không bị phá sản).

So sánh giữa ngành quản trị kinh doanh với một số ngành liên quan
Quản trị kinh doanh thực hiện quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, và phát triển công việc kinh doanh của công ty, tổ chức.

Trong khi quản trị nhân sự hướng tới quản lý nhân sự trong tổ chức. Quản lý sản xuất hướng tới đảm bảo quá trình sản xuất hiệu quả, xuyên suốt, chất lượng tốt.

Những thuận lợi và khó khăn khi làm trong ngành quản trị kinh doanh
Áp lực từ hoạt động kinh doanh với sự cạnh tranh của rất nhiều đơn vị khác, để có thể đưa công ty phát triển, bạn cần phải nhạy bén đề ra những chiến lược, giải pháp phù hợp. Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, bạn sẽ phải đối diện với những thất bại vì không đạt mục tiêu, hoạt động kinh doanh bị trì trệ kéo theo hoạt động sản xuất và toàn bộ nhà máy của bạn bị trì trệ. Không những thế, với một nguồn lực con nguời, tài chính giới hạn trong tổ chức, việc quản trị con nguời và tài chính không phải là việc dễ dàng.

Tuy vậy, thành công khi đã đến luôn được ghi nhận; đầu tiên chính hệ thống bạn quan trị hoạt động hiệu quả, hoạt động kinh doanh tiến triển tốt và tạo nguồn thu lớn về cho bạn và tổ chức của bạn. Điều đó thật tuyệt vời. Và những vị trí cao nhất trong tổ chức là dành cho bạn.

Với những cử nhân mới tốt nghiệp, con đường nghề nghiệp khá chông gai cho nhiều bạn trẻ. Đôi khi công việc đầu tiên chỉ là những công việc của một nhân viên kinh doanh cơ bản,đôi khi bạn sẽ cảm thấy chán nản với những công việc như thế. Tuy nhiên, nếu bạn đủ năng động, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm để tích luỹ cho bản thân, và tìm cơ hội chuyển sang các vị trí công việc khác phù hợp hơn.

Một số ngành nghề phù hợp cho dân quản trị kinh doanh
Không ai vừa ra trường bỗng dưng có thể làm quản lý mà đòi hỏi cần những kinh nghiệm “thực chiến” ác liệt qua nhiều dự án. Bởi vậy, học ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì sau khi ra trường luôn là những quan tâm hàng đầu của hầu hết sinh viên.

Là một ngành đặc thù giúp sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết ngay từ trên ghế nàh trường, sau khi tốt nghiệp, sinh viên QTKD có khả năng thích ứng nhanh chóng và lựa chọn nghê nghiệp linh hoạt trong nhiều lĩnh vực kinh tế liên quan. Một số công việc khởi điểm thường thấy của sinh viên ngành quản trị kinh doanh như:

Chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự; kinh doanh; marketing tại các công ty dịch vụ, sản xuất
Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác tại các công ty xuất nhập khẩu hay công ty đa quốc gia.
Giảng viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại các trường Đại Học

Có nên học Quản trị Kinh Doanh?
Với những thông tin được đưa ra ở phía trên, việc lựa chọn ngành QTKD vừa là cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức
Ra trường, các em có thể đảm đương hầu hết các công việc ở trong công ty. Có thể bắt đầu từ một nhân viên sales, tư vấn viên, nhân sự hay truyền thông,… Như vậy các em hoàn toàn có thể chuyển giao giữa các vị trí để không gặp tình trạng chán nản.
Việc học quản trị kinh doanh cũng đồng nghĩa với một con đường học tập rộng mở. Ngành này sẽ cung cấp cho các em rất nhiều lựa chọn về chuyên môn như marketing, logistics, nhân lực,…

Làm việc trong lĩnh vực này đem đến rất nhiều cơ hội nhưng cùng đó cũng có nhiều áp lực. Trong công việc, việc xuất hiện các vấn đề về đối thủ hay nội bộ công ty là điều không tránh khỏi. Đặc biệt đối với những sinh viên mới ra trường sẽ cần nhiều thời gian để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.
 

Đối tác

Top