Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật

loiphucduong

Thành viên cấp 1
Tham gia
13/4/19
Bài viết
271
Thích
0
Điểm
16
#1
Rối loạn thần kinh thực vật là tình trạng mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, làm ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, dạ dày, túi mật, ruột, phế quản...

Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật đa dạng, phong phú và thay đổi tùy theo loại rối loạn mà mỗi người gặp phải. Và những triệu chứng thường gặp của rối loạn dây thần kinh thực vật là lo lắng, thở ngắn, hồi hộp, hay đổ mồ hôi tay; hạ huyết áp tư thế gây xây xẩm mặt mày, choáng váng; nhịp tim không tăng khi gắng sức, khi đổi tư thế gây mệt, thậm chí ngất xỉu; nhịp tim tăng nhanh quá mức gây hồi hộp, đánh trống ngực…



Các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác từ chúng tôi qua

http://chualanhbenh.com/

Khi bị rối loạn hệ thần kinh thực vật có người vẫn cảm thấy bình thường, nhưng cũng có người cảm thấy rối loạn này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ. Mặt khác, biểu hiện của căn bệnh này rất đa dạng và phong phú, không ai giống ai. Có trường hợp chóng mặt, hoa mắt như anh Bình nhưng có người lại bị rối loạn giấc ngủ, nghỉ ngơi không điều độ. Lại có người bị rối loạn về đường tiêu hóa như dễ bị tiêu chảy hoặc có thể táo bón. Nhưng, biểu hiện chung là tụt huyết áp, tim đập nhanh, luôn có cảm giác lo âu sợ hãi. Có người lại bị buồn nôn, toát mồ hôi bất thường…

Muốn biết nguyên nhân gây ra căn bệnh phức tạp này thì phải hiểu được cấu tạo của hệ thần kinh thực vật trong cơ thể người. Theo tài liệu y học, hệ thần kinh thực vật là những cơ quan hệ thống trong cơ thể chịu sự chi phối của các bộ phận thần kinh hoạt động có tính chất tự động không theo ý muốn con người, có nhiều nét đặc thù giống như hệ thần kinh loài thực vật, cây cỏ. Trước đây, bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật thường gặp ở người có thần kinh yếu, nhất là chị em phụ nữ, sau này chủ yếu gặp ở những người mắc chứng trầm cảm, hoang tưởng hoặc bị stress, căng thẳng tâm lý. Chính sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm đã dẫn đến bệnh lý rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Nên sống vui vẻ, lạc quan

Đây là căn bệnh rất khó tìm ra nguyên nhân nhưng vai trò chính vẫn là sự “lệch pha” giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Đối với hệ tim mạch và hệ hô hấp, vai trò của hệ thần kinh giao cảm rất đa dạng như làm tăng huyết áp, co mạch máu, nhịp thở nhanh và cạn. Từ đó dẫn đến triệu chứng gây hồi hộp, giảm co bóp, vã mồ hôi, tăng nhịp thở làm cho bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu. Hai hệ thần kinh này tuy trái ngược nhau nhưng có một lúc nào đó lại có tác dụng hợp đồng trong một phạm vi hẹp.

Bệnh này còn gặp ở những người mắc chứng đái tháo đường, chấn thương do các tai nạn ảnh hưởng tới tủy sống và sọ não. Ngoài yếu tố di truyền, sau khi tiếp xúc với những hóa chất độc hại, nhiễm virus, nhiều người cũng dễ bị rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Cách điều trị cũng như đối phó phổ biến hiện nay với căn bệnh này vẫn là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Ngoài việc dùng các loại thuốc đặc trị như sinh tố B, thuốc canxi, thuốc an thần, người bệnh có thể kết hợp cách chữa truyền thống đông y như châm cứu, liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh. Uống thuốc chống suy nhược cơ thể, thuốc hạ huyết áp cũng có tác dụng trong khâu điều trị. Về ăn uống hạn chế thức ăn mặn, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đặc biệt là nên sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái không quá lo nghĩ đồng thời đừng quên tập thể dục thường xuyên để lấy lại sức khỏe và chống bệnh tật.
 

Đối tác

Top