Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ

Mẹ Cò

Thành viên cấp 1
Tham gia
5/6/20
Bài viết
96
Thích
0
Điểm
6
Nơi ở
Hà Nội
Website
satbabau.vn
#1
Thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại nhiều quốc gia. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu thai kỳ. Thiếu máu ở bà bầu gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả bà mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy đâu là dấu hiệu và cách phòng tránh tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ?





Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ

1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn 1,6 tỷ người trên toàn cầu bị thiếu máu thì có đến 50% là thiếu máu do thiếu sắt , nhiều phụ nữ bị thiếu sắt ngay cả trước khi mang thai vì họ không có đủ chất sắt trong chế độ ăn uống và mất chất sắt trong kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng thiếu máu phổ biến trong thai kỳ. Mệt mỏi là một biểu hiện gần như phổ biến khi mang thai. Đây cũng là triệu chứng chính của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Các dấu hiệu phổ biến khác bao gồm chóng mặt, tim đập nhanh, cáu kỉnh và các vấn đề về tập trung kém. Một số phụ nữ cũng có cảm giác thèm ăn vặt nhưng nó sẽ biến mất ngay sau khi lượng sắt cơ thể mẹ bầu ổn định

Vì các dấu hiệu thiếu máu có thể dễ dàng bị lầm tưởng như là các triệu chứng của thai kỳ nên nó thường chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu giúp xác định tình trạng thiếu hụt nên được thực hiện sớm trong thai kỳ và một lần nữa trong tam cá nguyệt thứ ba sẽ đo nồng độ hemoglobin. Nếu mức độ hemoglobin thấp và nghi ngờ thiếu sắt, các bác sĩ thường sẽ cho mẹ bầu dùng thử thuốc bổ sung sắt. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm mức độ ferritin (dự trữ sắt) để xác nhận nguyên nhân thiếu máu.

Nếu đó là lần mang thai thứ hai hoặc thứ ba của mẹ bầu (hoặc thậm chí nhiều hơn), mẹ bầu cũng có nguy cơ gia tăng thiếu máu vì có thể mẹ bầu chưa tích lũy đủ lượng sắt dự trữ giữa các lần mang thai, đặc biệt nếu mẹ nuôi con bú, mẹ cũng bị mất khoáng chất khi cho con bú. Vì lý do này, bác sĩ khuyến khích phụ nữ bắt đầu bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh ngay từ khi bắt đầu cố gắng mang thai và tiếp tục bổ sung trong thời gian cho con bú để bù đắp lại lượng sắt trong cơ thể.



2. Cách phòng tránh đối phó với thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

Nếu mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt ở mức độ nhẹ, thường ít ảnh hưởng đến em bé. Nhưng thiếu máu do thiếu sắt nặng ở mẹ nếu không được hát hiện và cải thiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh sinh non, sinh nhẹ cân, chậm phát triển và có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Một chế độ ăn uống đầy đủ bao gồm các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, rau bina, đậu lăng và đậu nành cũng giúp mẹ bầu cỉa thiện tình trạng thiếu hụt sắt. Hầu hết các mẹ bầu được khuyến nghị bổ sung sắt khi mang thai và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, sẽ không bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.

Ăn thực phẩm giàu sắt hoặc nấu bằng chảo gang, có thể tắng cường sắt vào thực phẩm. Và bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào những thực phẩm giàu chất sẽ giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ khoáng chất tốt hơn.

Nếu bác sĩ chẩn đoán mẹ bầu bị thiếu sắt hoặc thiếu máu, mẹ bầu được khuyến nghị bổ sung sắt. Các tác dụng phụ thường gặp của dạng sắt này là táo bón, trào ngược axit và phân có màu đen.

Mẹ bầu nên nhớ nếu gặp phải những tác dụng phụ tiêu hóa có trong những chất bổ sung sắt. Mẹ bầu nên lựa chọn đúng loại thuốc sắt dành cho bà bầu và bổ sung đúng liều lượng khuyến cáo.

Mẹ bầu nên đọc nhãn viên bổ sung sắt và chọn một loại có chứa sắt hữu cơ để đảm bảo khả năng hấp thu cho cơ thể. Tránh chọn sắt vô cơ vì chúng khó hấp thu, dễ gây ra hiện tượng lắng đọng sắt, sắt dư thừa gắn kết với thức ăn ở trong ruột, dạ dày gây tổn thương đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng: táo bón, nóng trong,… Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu ngần ngại trong việc bổ sung sắt. ( mẹ tham khảo viên sắt uống không gây táo bón)



 

Đối tác

Top