Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Diệt Tủy Răng Là Gì? Vì Sao Phải Diệt Tủy Răng Khi Bị Viêm?

Lamtamkk

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
352
Thích
0
Điểm
16
#1
Diệt tủy răng là kỹ thuật loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm nhằm bảo tồn răng và ngăn ngừa vi khuẩn lây nhiễm sang các cơ quan lân cận. Trước đây, kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đặt thuốc nhưng hiện nay giải pháp ưu tiên là chữa tủy răng bằng kỹ thuật nội nha.



Diệt tủy răng là gì?

Tủy răng là cơ quan nằm sâu bên trong ngà răng và được bao bọc bởi men răng – phần cứng chắc nhất của răng. Tủy răng là mô mềm chứa nhiều mạch máu và tế bào thần kinh với chức năng chính là dẫn truyền cảm giác, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng nuôi dưỡng ngà răng. Với nhiều chức năng quan trọng, tủy răng được ví như “trái tim” của mỗi chiếc răng.



Vì nằm bên sâu bên trong cấu trúc nên tủy răng ít khi bị tổn thương hơn so với men răng và ngà răng. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào khoang tủy sau khi đã phá hủy ngà răng hoặc cũng có thể di chuyển ngược dòng từ mô nha chu vào kẽ hở của chân răng (chóp răng) gây viêm nhiễm tủy răng. Đối với những trường hợp viêm tủy răng không hồi phục, bác sĩ sẽ xem xét diệt tủy răng để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang những cơ quan khác.



Diệt tủy răng (chữa tủy răng) là kỹ thuật loại bỏ toàn bộ khoang tủy bị viêm nhiễm, sau đó trám bít tủy bằng vật liệu nhân tạo để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn (được gọi là kỹ thuật nội nha). Kỹ thuật này được thực hiện trong trường hợp viêm tủy răng không hồi phục, viêm tủy răng hoại tử tủy (chết tủy) và một số trường hợp khác.



Ngoài chữa tủy bằng kỹ thuật nội nha, trước đây diệt tủy răng còn được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, biện pháp này hiện nay ít được áp dụng do nhiều tác dụng phụ và không thể làm sạch hoàn toàn khoang tủy bị viêm nhiễm.

Xem thêm:nha khoa parkway có tốt không



Vì sao phải diệt tủy răng khi bị viêm?

Diệt tủy răng thường được áp dụng trong giai đoạn viêm tủy răng gây đau nhức răng dữ dội và tủy răng bị hư hại nhiều, không còn khả năng hồi phục. Phương pháp này có thể loại bỏ toàn bộ tủy răng nên tủy sẽ không còn chức năng thụ cảm. Qua đó giảm nhanh cảm giác ê buốt và đau nhức dữ dội.

Ngoài ra, diệt tủy răng kịp thời còn giúp loại bỏ ổ viêm nhiễm, ngăn không cho vi khuẩn lây lan sang những cơ quan kế cận và cơ quan xa (não, tim, khớp,…). Đây được xem là giải pháp bảo tồn răng và phòng ngừa biến chứng của viêm tủy răng hiệu quả nhất.



Chống chỉ định diệt tủy răng

Trong hầu hết tất cả các trường hợp viêm tủy răng, diệt tủy răng là giải pháp tối ưu giúp kiểm soát viêm nhiễm, bảo tồn răng và phòng ngừa viêm nhiễm lây lan rộng. Tuy nhiên, kỹ thuật này chống chỉ định với những trường hợp sau đây:



Viêm tủy răng hồi phục: Viêm tủy răng hồi phục là giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này, tủy răng chỉ bị tổn thương nhẹ nên vẫn có khả năng hồi phục. Trong giai đoạn viêm tủy răng nhẹ, giải pháp tối ưu là trám bít bằng Ca(OH)2 để tủy răng tự tái tạo thay vì diệt tủy răng.

Răng có chỉ định nhổ: Viêm tủy răng nặng, kéo dài có thể khiến răng bị hư hại nặng, lung lay,… Trong trường hợp này, diệt tủy răng không thể bảo tồn răng nên giải pháp được lựa chọn là nhổ bỏ răng.

Một số trường hợp khác: Dị ứng thuốc tê và thuốc mê, bệnh cao huyết áp, các bệnh về máu,… có thể gặp phải nguy cơ khi điều trị nội nha. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định diệt tủy răng bằng cách đặt thuốc.

Diệt tủy răng (chữa tủy) là kỹ thuật nha khoa phức tạp, được áp dụng trong điều trị viêm tủy răng. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng có chỉ định điều trị bằng phương pháp này. Do đó, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.



Các bước chuẩn bị trước khi diệt tủy răng

Trước khi diệt tủy răng, bạn cần đến nha khoa để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và đánh giá mức độ viêm nhiễm của khoang tủy. Các bước chuẩn bị trước khi diệt tủy răng:

Khám răng miệng và chụp X-Quang: Khám răng miệng và chụp X-Quang được thực hiện nhằm đánh giá mức độ tổn thương của chân răng và phân biệt viêm tủy răng với các bệnh lý có triệu chứng tương tự. Qua các kỹ thuật này, bác sĩ có thể đánh giá mức độ viêm nhiễm tủy răng và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Tư vấn: Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn đầy đủ về tình trạng sức khỏe và quá trình diệt tủy răng để đảm bảo bệnh nhân hiểu rõ về bệnh tình cũng như những hạn chế – ưu điểm của kỹ thuật này. Điều trị tủy (diệt tủy răng) chỉ được thực hiện khi bệnh nhân đồng ý.

Diệt tủy răng không có chống chỉ định tuyệt đối với người mắc các bệnh nội khoa, phụ nữ mang thai, người đang sử dụng thuốc điều trị,… Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có những vấn đề trên để được cân nhắc về rủi ro và lợi ích. Với những trường hợp có nguy cơ cao, bác sĩ có thể yêu cầu dời lịch điều trị hoặc xem xét thay thế bằng phương pháp khác.



Thực hiện diệt tủy răng

Chữa tủy răng là kỹ thuật điều trị viêm tủy răng được áp dụng phổ biến. Quá trình thực hiện kỹ thuật này có thể diễn ra trong 1 – 2 lần hẹn.

Đối với những trường hợp chữa tủy răng phải thực hiện 2 lần, bác sĩ sẽ trám tạm vào khoang tủy để ngăn không cho thức ăn và vi khuẩn xâm nhập. Sau đó trong buổi điều trị tiếp theo, vết trám tạm sẽ được loại bỏ, kế tiếp bác sĩ sẽ vô khuẩn khoang tủy, trám bít tủy răng và phục hình mão sứ (nếu có).



Chăm sóc sau khi diệt tủy răng

Sau khi diệt tủy răng, răng thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn trước. Để bảo tồn răng và phòng ngừa tình trạng răng suy yếu, gãy, sứt mẻ, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc như:

Trong vài ngày đầu, nên ưu tiên dùng các món ăn mềm, lỏng và nguội để giảm kích thích lên mô nướu và răng bị tổn thương. Tránh dùng thức ăn quá cứng, quá nóng và quá lạnh.

Hạn chế sử dụng thực phẩm quá nhiều đường và thực phẩm làm mòn men răng. Đối với răng đã điều trị tủy, men răng dễ bị tổn thương nếu sử dụng các loại thực phẩm này thường xuyên.

Tránh dùng lực nhai ở răng đã bị diệt tủy.

Chải răng nhẹ nhàng, chú ý súc miệng sau khi đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa hình thành mảng bám.

Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như đau răng kéo dài, đau dữ dội, vùng mô nướu bao xung quanh bị sưng đỏ, chảy máu,…

Xem thêm: nha khoa việt sing có tốt không



Diệt tủy răng (chữa tủy) có an toàn không?

Như đã đề cập, diệt tủy răng bằng thuốc hiện nay không được chỉ định do các loại thuốc được sử dụng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Hơn nữa, thuốc diệt tủy hoàn toàn không thể loại bỏ mô tủy bị hoại tử. Do đó, tình trạng hôi miệng có thể kéo dài dai dẳng. Theo thời gian, vi khuẩn có thể xâm nhập vào phần tủy bị hoại tử, tiếp tục phát triển và gây viêm nhiễm các cơ quan lân cận.



Thực tế hiện nay, có rất ít nơi thực hiện diệt tủy răng bằng thuốc. Phương pháp được ưu tiên hiện nay là điều trị nội nha (lấy hoàn toàn tủy răng bị hoại tử bằng dụng cụ chuyên dụng, sau đó trám bít bằng vật liệu nhân tạo). Phương pháp hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, chữa tủy răng kịp thời còn giúp kiểm soát viêm nhiễm và bảo tồn răng.



Tuy nhiên khi tủy răng bị loại bỏ, răng thường có xu hướng suy yếu dần theo thời gian. Vì thiếu dưỡng chất nên men răng sẽ có dấu hiệu ngả màu, chất men giòn, dễ bị tổn thương và hư hại. Ngoài ra, điều trị tủy răng ở những cơ sở kém chất lượng cũng có thể gây ra một số rủi ro như:



Sót tủy, trám bít khoang tủy không kín gây ra tình trạng chữa tủy răng xong vẫn đau nhức

Răng bị vỡ, tổn thương nặng do chữa tủy sai cách

Gây tổn thương, hư hại các răng lân cận

Lây nhiễm chéo bệnh lý giữa các khách hàng do không vô trùng tốt dụng cụ y tế

Một số lưu ý trước khi diệt tủy răng

Diệt tủy răng là phương pháp điều trị chính đối với bệnh viêm tủy răng không hồi phục, chân răng chưa bị lung lay và tổn thương quá nặng. Tuy nhiên trước khi áp dụng phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Cần lựa chọn phòng khám, bệnh viện uy tín để thực hiện diệt tủy răng. Thực hiện phương pháp này ở những cơ sở kém chất lượng có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Diệt tủy răng có thể kiểm soát viêm nhiễm và bảo tồn răng. Tuy nhiên, răng đã bị diệt tủy thường chỉ có tuổi thọ ngắn khoảng từ 15 – 20 năm. Vì vậy, điều trị ngay trong giai đoạn viêm tủy răng có hồi phục có thể phục hồi tủy, tránh tình trạng tủy răng bị tổn thương nặng và hoại tử.

Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian điều trị.

Diệt tủy răng là kỹ thuật nha khoa được thực hiện trong điều trị viêm tủy răng và một số bệnh lý răng miệng thường gặp khác. Để được tư vấn cụ thể hơn về phương pháp này, bạn đọc vui lòng trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt.
 

Đối tác

Top