QUY TRÌNH NHUỘM DỆT VẢI
Quy trình dệt nhuộm bao gồm rất nhiều công đoạn sản xuất, thông thường quy trình dệt nhuộm đi qua ba công đoạn cơ bản là: Kéo sợi, Dệt vải - xử lý hóa học (Nấu, tẩy), Nhuộm – hoàn thiện vải.
Quy trình dệt nhuộm bao gồm rất nhiều công đoạn sản xuất, thông thường quy trình dệt nhuộm đi qua ba công đoạn cơ bản là: Kéo sợi, Dệt vải - xử lý hóa học (Nấu, tẩy), Nhuộm – hoàn thiện vải.
- Kéo sợi: Trong quá trình thu hoạch bông vải, chúng được đóng lại dưới dạng những kiện bông thô chứa các sợi bông có kích thước khách nhau cùng với tạp chất tự nhiên như hạt, bụi, đất…Nguyên liệu bông thô sẽ được đánh tung, làm sạch và bông thu được dưới dạng các tấm phẳng, đều. Các sợi bông tiếp tục được kéo sợi thô để tăng kích thước, độ bền và được đánh thành từng ống. Sau khi được kéo thành sợi hoàn chỉnh sẽ đến quá trình hồ sợi dọc, đây là quá trình sử dụng, đây là quá trình sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một số các loại hồ nhân tạo như polyvinynalcol PVA, polyacrylat… để tạo màng hồ bao quanh sợi bông, tặng độ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để tiến hành dệt vải.
- Dệt vải – Xử lý hóa học: Qúa trình dệt vải được tiến hành chủ yếu bằng máy móc để kết hợp các sợi ngang và sợi dọc tạo thành tấm vải. Tiếp đó vải sẽ được nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong các dung dịch hóa học và các chất phụ trợ để tách loại bỏ phần hồ và các tạp chất thiên nhiên có trong sợi. Sau đó, những tấm vải tiếp tục được làm bóng để cho sợi cotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm. Cuối cùng là tẩy trắng vải để làm cho mất đi màu tự nhiên, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu.