Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận ISO 22000:2018

knacert

Thành viên cấp 1
Tham gia
10/12/21
Bài viết
28
Thích
0
Điểm
1
#1
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô, bao gồm:
Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất của các thành phần thực phẩm.
Doanh nghiệp chế biến các mặt hàng thực phẩm: rau củ quả, nước uống, gia vị...
Các nhà sản xuất thực phẩm.
Các nhà bán lẻ.
Các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống, thực phẩm chức năng.
Bảo quản thực phẩm.
Doanh nghiệp cung cấp thiết bị cho ngành công nghiệp thực phẩm.
Các doanh nghiệp cung cấp bao bì cho ngành công nghiệp thực phẩm và nguyên liệu tiếp xúc thực phẩm khác.
Các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc.
Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
Phiên bản cập nhật gần đây của năm 2018 là phiên bản thứ hai của tiêu chuẩn ISO 22000, tiền thân là Bộ tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 (2005) với lịch sử phát triển lâu đời.
Được thành lập vào năm 1960 từ các nguyên tắc phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) trong hệ thống chuỗi thực phẩm và sau đó là chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC), ISO 22000 được thành lập. được thiết lập để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm.
Năm 2005, phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn được giới thiệu và phiên bản gần đây nhất là phiên bản thứ hai. Các đơn vị đã đạt chứng chỉ ISO 22000: 2005 sẽ có 3 năm để nâng cấp, chuyển đổi hệ thống sang phiên bản mới và đăng ký chứng nhận ISO 22000: 2018. Tất cả các chứng chỉ ISO 22000: 2005 đều có giá trị đến hết ngày 18 tháng 6 năm 2021.
Tiêu chuẩn ISO 22000: 2018 được xây dựng theo Cấu trúc mức độ cao (HLS) dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 14001, ...) đồng bộ quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Không khó để hình dung về tiêu chuẩn này qua những hình ảnh hàng ngày của chúng ta – muốn nấu một bữa cơm ngon đảm bảo vệ sinh, công việc sẽ là chọn được những vật liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuơi ngon, vệ sinh sạch sẽ các thiết bị nấu, nấu đúng quy trình, nấu chín, bảo quản tốt…
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 bằng cách tiếp cận dựa trên rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro về An toàn thực phẩm.
Rủi ro được yêu cầu xem xét ở cả cấp độ chiến lược định hướng, chính sách, môi trường kinh doanh của tổ chức. Đó có thể là:
Những rủi ro đến từ yếu tố bên ngoài như thay đổi môi trường pháp lý, vị trí địa lý, nhu cầu, mong đợi của khách hàng, đối tác
Rủi ro trong quá trình nắm bắt, thực thi các cơ hội, biện pháp kinh doanh trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp
Tất cả những rủi ro đó đều cần được nhận diện và xem xét mức độ ảnh hưởng và tác động của chúng tới sự an toàn của sản phẩm/dịch vụ thực phẩm mà tổ chức được chứng nhận cung cấp.
Bên cạnh đó, việc nhận diện và kiểm soát các rủi ro ở cấp độ tổ chức thông qua cách tiếp cận dựa trên phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn theo nguyên tắc HACCP trong toàn bộ các quá trình của tổ chức vẫn được duy trì. Sổ tay an toàn thực phẩm góp phần làm giảm nguy cơ rủi ro về thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng cho các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm từ sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng, chế biến và bao gói lưu trữ vận chuyển cho đến việc cung cấp các suất ăn. Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp thực phẩm, không phân biệt quy mô và loại hình sản xuất thực phẩm. Qua đó, giúp cho tổ chức áp dụng thiết lập một hệ thống phòng ngừa có hiệu lực để ngăn chặn việc xảy ra các rủi ro ATTP.
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2018 được thiết kế dựa trên nền tảng của việc thực hành các nguyên tắc HACCP, GMP trong toàn chuỗi thực phẩm. Trong đó, việc nhận biết các quá trình trọng yếu, phân tích các mối nguy, xác định các điểm kiểm soát tới hạn… để thiết lập các biện pháp kiểm soát thích hợp kết hợp với thực hành và theo dõi sự tuân thủ được xem là những yếu tố then chốt dẫn đến thành công.
 

Đối tác

Top