Các loại thuốc kháng sinh trị viêm lợi (viêm nướu răng) chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cần thiết. Tùy theo mức độ viêm nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh đường uống hoặc dạng bôi tại chỗ. Mặc dù có hiệu quả tốt nhưng nhóm thuốc này cũng tiềm ẩn không ít tác dụng phụ nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
Có nên dùng kháng sinh điều trị viêm lợi?
Viêm lợi (viêm nướu) là một trong những bệnh nha khoa thường gặp. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do mảng bám, cao răng tồn tại lâu ngày trong khoang miệng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển quá mức. Độc tố do vi khuẩn bài tiết chính là nguyên nhân trực tiếp gây sưng viêm, phù nề và tổn thương mô nướu. Viêm nướu thường gây đau nhức răng, chảy máu chân răng, nướu sưng viêm, phù nề,…
Đối với viêm lợi có mức độ nhẹ, tình trạng có thể thuyên giảm nhanh sau khi lấy vôi răng (cao răng) và vệ sinh răng miệng đúng cách. Mặc dù khởi phát do vi khuẩn nhưng các chủng hại khuẩn gây bệnh lý này đều thường trú trong khoang miệng. Do đó, sử dụng kháng sinh chỉ được cân nhắc trong một số trường hợp cần thiết.
Kháng sinh là nhóm thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn có hại. Đối với bệnh viêm lợi (viêm nướu răng), nhóm thuốc này thường được dùng trong những trường hợp sau:
Viêm lợi cấp khiến mô nướu sưng đỏ nhiều, răng đau nhức, dễ chảy máu và gặp nhiều khó khăn khi ăn uống
Viêm lợi trùm trong quá trình mọc răng gây đau nhức dữ dội, sốt nhẹ đến sốt cao, nổi hạch góc hàm, không thể há miệng, ăn uống kém, mệt mỏi,…
Viêm lợi tiến triển nặng khiến mô nướu hình thành túi mủ, rỉ dịch kèm theo mùi hôi khó chịu
Ngoài viêm lợi, kháng sinh còn được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh răng miệng khác như viêm nha chu, răng sâu vào tủy, áp xe răng, viêm tủy răng,… Đây là nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng khá cao. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng trước khi dùng.
Xem thêm: bọc răng sứ lava esthetic có tốt không
Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm lợi (viêm nướu răng) hiệu quả
Các chủng vi khuẩn gây bệnh viêm lợi (viêm nướu răng) chủ yếu là vi khuẩn gram dương. Vì vậy, các loại kháng sinh được sử dụng thường là kháng sinh nhóm macrolid và . Tùy theo mức độ viêm nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh đường uống hoặc dạng bôi tại chỗ.
Dưới đây là một số loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm lợi (viêm nướu răng):
1. Metrogyl Denta
Metrogyl Denta là thuốc kháng sinh dạng bôi được sử dụng để điều trị viêm lợi và các bệnh viêm nhiễm răng miệng thường gặp khác. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Metronidazole 10mg và Chlorhexidine 0.25%. Trong đó, Metronidazole là hoạt chất kháng khuẩn, chống nấm thuộc nhóm azol có hoạt tính mạnh. Còn Chlorhexidine có hiệu quả sát trùng và tác dụng tốt đối với nhiều loại vi khuẩn hiếu khí thường gây nhiễm trùng răng miệng.
2. Thuốc kháng sinh dạng bôi Syndent Plus Dental Gel
Kháng sinh dạng bôi Syndent Plus Dental Gel là một trong những loại thuốc điều trị viêm lợi được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, loại thuốc này còn được dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng mô nướu sau khi cạo vôi răng, mài cùi răng, điều trị viêm nha chu mãn tính, áp tơ miệng,… Công thức của thuốc chứa hoạt chất kháng sinh Metronidazole, thành phần sát trùng Chlorhexidine và hoạt chất gây tê Lidocaine.
Ngoài hoạt chất sát trùng và kháng khuẩn, thuốc bôi Syndent Plus Dental Gel còn chứa hoạt chất gây tê Lidocaine. Lidocaine còn tác dụng phong bế thần kinh, từ đó giảm thụ cảm cơn đau ở vùng mô nướu bị tổn thương. Thuốc được dùng từ 2 – 3 lần/ ngày lên mô nướu sưng viêm, phù nề để giảm đau và kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm.
3. Spiramycin
Spiramycin là kháng sinh nhóm macrolid được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh viêm lợi (viêm nướu răng). Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, có hiệu quả kìm khuẩn bằng cách tác động lên tiểu đơn vị 50S của ribosom, từ đó ngăn cản quá trình tổng hợp protein của vi khuản. Ở liều cao, Spiramycin có tác dụng diệt khuẩn.
Spiramycin có hiệu quả tốt đối với các chủng vi khuẩn gram dương nên được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh viêm nhiễm răng miệng. Đối với bệnh viêm lợi răng, bác sĩ có thể chỉ định dùng Spiramycin kết hợp với kháng sinh Metronidazole để tăng hiệu quả. Ngoài bệnh viêm lợi răng, loại thuốc này cũng được dùng để điều trị sâu răng ăn vào tủy và viêm nha chu.
4. Thuốc kháng sinh Metronidazol
Metronidazol là kháng sinh được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh viêm lợi và các bệnh nha khoa thường gặp khác. Ngoài thuốc dạng bôi, Metronidazol cũng có thể được sử dụng bằng đường uống. Loại thuốc này là dẫn chất 5-nitr-imidazol có hiệu quả trên vi khuẩn, amip và một số loại ký sinh trùng.
Thuốc Metronidazol thường được dùng khi viêm lợi tiến triển gây hoại tử loét cấp, viêm lợi quanh thân răng, viêm lợi trùm, viêm nha chu, áp xe răng,… Tuy nhiên, thuốc không được dùng cho người có tiền sử dị ứng với các dẫn chất nitro-imidazole khác.
5. Amoxicillin
Amoxicillin là kháng sinh nhóm penicillin được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn. Loại thuốc này thường được dùng phối hợp với Metronidazole trong chữa trị bệnh viêm lợi và các bệnh viêm nhiễm răng miệng thường gặp để tăng hiệu quả và giảm nguy cơ kháng thuốc.
Tuy nhiên, Amoxicillin là kháng sinh dễ gây dị ứng (cần đánh giá nguy cơ dị ứng chéo kháng sinh penicillin trước khi dùng). Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng khi dùng thuốc nếu có cơ địa quá mẫn và mắc các bệnh lý về gan.
Ngoài những loại thuốc kể trên, bác sĩ cũng chỉ định một số loại kháng sinh khác như Doxycyclin, Tetracyclin, Erythromycin, Clindamycin,… Kháng sinh thường được dùng từ 5 – 7 ngày để kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm ở mô nướu trước khi can thiệp các phương pháp điều trị dứt điểm.
Xem thêm: bọc răng sứ orodent có tốt không
Lưu ý khi dùng kháng sinh trị bệnh viêm lợi
Kháng sinh là loại thuốc điều trị viêm lợi được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng cao và dễ phát sinh tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
Trước khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh viêm lợi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Kháng sinh không được sử dụng trong tất cả các trường hợp bị viêm lợi răng. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thuốc này. Dùng kháng sinh khi không cần thiết có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh trong cộng đồng.
Kháng sinh là nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng cao. Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe (nếu có), tiền sử dị ứng thuốc và lịch sử dùng thuốc để được chỉ định loại kháng sinh phù hợp.
Bên cạnh kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm một số loại thuốc điều trị khác như thuốc giảm đau, chống viêm và dung dịch súc miệng sát khuẩn. Bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro và tác dụng phụ phát sinh.
Để hạn chế nguy cơ kháng kháng sinh, nên dùng thuốc đều đặn trong 5 – 7 ngày. Đồng thời chú ý các biểu hiện bất thường trong thời gian sử dụng và thông báo với bác sĩ khi cần thiết.
Nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi dùng kháng sinh sẽ tăng lên đáng kể nếu uống rượu bia và hút thuốc lá trong thời gian này. Vì vậy, bạn nên tránh các thói quen xấu kể trên khi dùng kháng sinh trị viêm lợi.
Ngoài sử dụng thuốc, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh viêm lợi tiến triển nặng. Bên cạnh đó, chăm sóc răng miệng còn giúp phòng ngừa sâu răng và các bệnh nha khoa thường gặp khác.
Thuốc kháng sinh trị viêm lợi (viêm nướu răng) chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Do đó, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi chưa tham vấn y khoa.
Có nên dùng kháng sinh điều trị viêm lợi?
Viêm lợi (viêm nướu) là một trong những bệnh nha khoa thường gặp. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do mảng bám, cao răng tồn tại lâu ngày trong khoang miệng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển quá mức. Độc tố do vi khuẩn bài tiết chính là nguyên nhân trực tiếp gây sưng viêm, phù nề và tổn thương mô nướu. Viêm nướu thường gây đau nhức răng, chảy máu chân răng, nướu sưng viêm, phù nề,…
Đối với viêm lợi có mức độ nhẹ, tình trạng có thể thuyên giảm nhanh sau khi lấy vôi răng (cao răng) và vệ sinh răng miệng đúng cách. Mặc dù khởi phát do vi khuẩn nhưng các chủng hại khuẩn gây bệnh lý này đều thường trú trong khoang miệng. Do đó, sử dụng kháng sinh chỉ được cân nhắc trong một số trường hợp cần thiết.
Kháng sinh là nhóm thuốc có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn có hại. Đối với bệnh viêm lợi (viêm nướu răng), nhóm thuốc này thường được dùng trong những trường hợp sau:
Viêm lợi cấp khiến mô nướu sưng đỏ nhiều, răng đau nhức, dễ chảy máu và gặp nhiều khó khăn khi ăn uống
Viêm lợi trùm trong quá trình mọc răng gây đau nhức dữ dội, sốt nhẹ đến sốt cao, nổi hạch góc hàm, không thể há miệng, ăn uống kém, mệt mỏi,…
Viêm lợi tiến triển nặng khiến mô nướu hình thành túi mủ, rỉ dịch kèm theo mùi hôi khó chịu
Ngoài viêm lợi, kháng sinh còn được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh răng miệng khác như viêm nha chu, răng sâu vào tủy, áp xe răng, viêm tủy răng,… Đây là nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng khá cao. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng trước khi dùng.
Xem thêm: bọc răng sứ lava esthetic có tốt không
Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm lợi (viêm nướu răng) hiệu quả
Các chủng vi khuẩn gây bệnh viêm lợi (viêm nướu răng) chủ yếu là vi khuẩn gram dương. Vì vậy, các loại kháng sinh được sử dụng thường là kháng sinh nhóm macrolid và . Tùy theo mức độ viêm nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh đường uống hoặc dạng bôi tại chỗ.
Dưới đây là một số loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm lợi (viêm nướu răng):
1. Metrogyl Denta
Metrogyl Denta là thuốc kháng sinh dạng bôi được sử dụng để điều trị viêm lợi và các bệnh viêm nhiễm răng miệng thường gặp khác. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Metronidazole 10mg và Chlorhexidine 0.25%. Trong đó, Metronidazole là hoạt chất kháng khuẩn, chống nấm thuộc nhóm azol có hoạt tính mạnh. Còn Chlorhexidine có hiệu quả sát trùng và tác dụng tốt đối với nhiều loại vi khuẩn hiếu khí thường gây nhiễm trùng răng miệng.
2. Thuốc kháng sinh dạng bôi Syndent Plus Dental Gel
Kháng sinh dạng bôi Syndent Plus Dental Gel là một trong những loại thuốc điều trị viêm lợi được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, loại thuốc này còn được dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng mô nướu sau khi cạo vôi răng, mài cùi răng, điều trị viêm nha chu mãn tính, áp tơ miệng,… Công thức của thuốc chứa hoạt chất kháng sinh Metronidazole, thành phần sát trùng Chlorhexidine và hoạt chất gây tê Lidocaine.
Ngoài hoạt chất sát trùng và kháng khuẩn, thuốc bôi Syndent Plus Dental Gel còn chứa hoạt chất gây tê Lidocaine. Lidocaine còn tác dụng phong bế thần kinh, từ đó giảm thụ cảm cơn đau ở vùng mô nướu bị tổn thương. Thuốc được dùng từ 2 – 3 lần/ ngày lên mô nướu sưng viêm, phù nề để giảm đau và kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm.
3. Spiramycin
Spiramycin là kháng sinh nhóm macrolid được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh viêm lợi (viêm nướu răng). Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, có hiệu quả kìm khuẩn bằng cách tác động lên tiểu đơn vị 50S của ribosom, từ đó ngăn cản quá trình tổng hợp protein của vi khuản. Ở liều cao, Spiramycin có tác dụng diệt khuẩn.
Spiramycin có hiệu quả tốt đối với các chủng vi khuẩn gram dương nên được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh viêm nhiễm răng miệng. Đối với bệnh viêm lợi răng, bác sĩ có thể chỉ định dùng Spiramycin kết hợp với kháng sinh Metronidazole để tăng hiệu quả. Ngoài bệnh viêm lợi răng, loại thuốc này cũng được dùng để điều trị sâu răng ăn vào tủy và viêm nha chu.
4. Thuốc kháng sinh Metronidazol
Metronidazol là kháng sinh được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh viêm lợi và các bệnh nha khoa thường gặp khác. Ngoài thuốc dạng bôi, Metronidazol cũng có thể được sử dụng bằng đường uống. Loại thuốc này là dẫn chất 5-nitr-imidazol có hiệu quả trên vi khuẩn, amip và một số loại ký sinh trùng.
Thuốc Metronidazol thường được dùng khi viêm lợi tiến triển gây hoại tử loét cấp, viêm lợi quanh thân răng, viêm lợi trùm, viêm nha chu, áp xe răng,… Tuy nhiên, thuốc không được dùng cho người có tiền sử dị ứng với các dẫn chất nitro-imidazole khác.
5. Amoxicillin
Amoxicillin là kháng sinh nhóm penicillin được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn. Loại thuốc này thường được dùng phối hợp với Metronidazole trong chữa trị bệnh viêm lợi và các bệnh viêm nhiễm răng miệng thường gặp để tăng hiệu quả và giảm nguy cơ kháng thuốc.
Tuy nhiên, Amoxicillin là kháng sinh dễ gây dị ứng (cần đánh giá nguy cơ dị ứng chéo kháng sinh penicillin trước khi dùng). Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng khi dùng thuốc nếu có cơ địa quá mẫn và mắc các bệnh lý về gan.
Ngoài những loại thuốc kể trên, bác sĩ cũng chỉ định một số loại kháng sinh khác như Doxycyclin, Tetracyclin, Erythromycin, Clindamycin,… Kháng sinh thường được dùng từ 5 – 7 ngày để kiểm soát hiện tượng viêm nhiễm ở mô nướu trước khi can thiệp các phương pháp điều trị dứt điểm.
Xem thêm: bọc răng sứ orodent có tốt không
Lưu ý khi dùng kháng sinh trị bệnh viêm lợi
Kháng sinh là loại thuốc điều trị viêm lợi được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng cao và dễ phát sinh tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
Trước khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh viêm lợi, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Kháng sinh không được sử dụng trong tất cả các trường hợp bị viêm lợi răng. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại thuốc này. Dùng kháng sinh khi không cần thiết có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh trong cộng đồng.
Kháng sinh là nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng cao. Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe (nếu có), tiền sử dị ứng thuốc và lịch sử dùng thuốc để được chỉ định loại kháng sinh phù hợp.
Bên cạnh kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm một số loại thuốc điều trị khác như thuốc giảm đau, chống viêm và dung dịch súc miệng sát khuẩn. Bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro và tác dụng phụ phát sinh.
Để hạn chế nguy cơ kháng kháng sinh, nên dùng thuốc đều đặn trong 5 – 7 ngày. Đồng thời chú ý các biểu hiện bất thường trong thời gian sử dụng và thông báo với bác sĩ khi cần thiết.
Nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi dùng kháng sinh sẽ tăng lên đáng kể nếu uống rượu bia và hút thuốc lá trong thời gian này. Vì vậy, bạn nên tránh các thói quen xấu kể trên khi dùng kháng sinh trị viêm lợi.
Ngoài sử dụng thuốc, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh viêm lợi tiến triển nặng. Bên cạnh đó, chăm sóc răng miệng còn giúp phòng ngừa sâu răng và các bệnh nha khoa thường gặp khác.
Thuốc kháng sinh trị viêm lợi (viêm nướu răng) chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Do đó, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi chưa tham vấn y khoa.