Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Ê Buốt Răng: Nguyên nhân và Cách khắc phục hiệu quả

Quanghieufinance

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
269
Thích
0
Điểm
16
#1
Ê buốt răng (răng nhạy cảm) xảy ra khi dùng thức ăn quá nóng, lạnh hoặc thức ăn chứa nhiều axit. Tình trạng thường bắt nguồn từ tình trạng mòn men răng do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, lạm dụng tẩy trắng răng, nghiến răng khi ngủ,…
Vì sao có cảm giác ê buốt răng?
Ê buốt răng (răng nhạy cảm) là cảm giác khó chịu bùng phát đột ngột do tiếp xúc với không khí lạnh hoặc do dùng thức ăn quá nóng, lạnh, chua hoặc cay. Tình trạng này xảy ra do hiện tượng quá cảm ngà/ nhạy cảm ngà.
Răng được cấu tạo từ 3 phần chính là men răng, ngà răng và bên trong là tủy răng. Trong đó, men răng là lớp mỏng bao bên ngoài nhưng chứa nhiều khoáng chất nên rất cứng chắc. Men răng có tác dụng bảo vệ ngà và tủy răng. Khác với men răng, ngà răng có kết cấu xốp, bên trong chứa mạch máu và dây thần kinh có khả năng thụ cảm.
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt
Răng bị ê buốt có thể xảy ra do men răng yếu bẩm sinh hoặc do dùng thức ăn quá nóng, quá lạnh,… Đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nha khoa.
Các nguyên nhân thường gây ê buốt răng:
1. Do răng nhạy cảm bẩm sinh
Ở một số người, men răng có thể mỏng hơn bình thường do di truyền từ những người thân cận huyết. Men răng mỏng khiến ngà răng bị lộ ra và tăng cảm giác đối với các tác động vật lý, cơ học và thức ăn. Chỉ với tác động nhỏ, răng có thể bị ê buốt, đau nhức hoặc thậm chí là đau nhói vào tận bên trong chân răng. Nếu xảy ra do răng nhạy cảm bẩm sinh, tình trạng ê buốt thường khởi phát từ khi còn nhỏ.
2. Do tẩy trắng răng quá mức
Men răng hiếm khi trắng sáng tự nhiên mà thường có màu trắng ngà. Theo thời gian dưới tác động của thức ăn và đồ uống, men răng có thể bị ngả màu, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và ngoại hình. Vì vậy, nhiều người lựa chọn tẩy trắng răng để sở hữu hàm răng trắng sáng, rạng rỡ.
3. Ê buốt răng do thói quen ăn uống
Răng bị ê buốt cũng có thể xảy ra do thói quen ăn uống thiếu khoa học. Cụ thể, sử dụng nhiều nước ngọt có gas và thực phẩm chứa nhiều axit (chanh, me, cóc, dứa,…) có thể khiến men răng bị ăn mòn dần theo thời gian.
Xem thêm: nha khoa đại dương
4. Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Thói quen vệ sinh răng miệng ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ nhạy cảm của răng. Trên thực tế, răng bị ê buốt có thể xảy ra do các thói quen sau:
Chải răng quá mạnh khiến mô nướu và men răng bị tổn thương. Theo thời gian, lớp ngà răng lộ ra bên ngoài và tiếp xúc với nhiệt độ trong thức ăn dẫn đến cảm giác đau nhức, ê buốt,…
Chải răng hơn 3 lần/ ngày cũng có thể là nguyên nhân gây ê buốt răng mà nhiều người không ngờ đến. Thói quen này khiến men răng bị bào mòn và gây xáo trộn hệ vi sinh trong khoang miệng.
Sử dụng các loại kem đánh răng và nước súc miệng chứa axit và các chất hóa học cũng có thể gây mòn men răng.
Dùng tăm xỉa răng thường xuyên khiến men răng giữa các kẽ bị bào mòn và bộc lộ ngà sau một thời gian.
5. Răng bị ê buốt do thường xuyên nghiến răng
Nghiến răng là tình trạng hai hàm răng nghiến chặt trong lúc ngủ. Tình trạng này một dạng rối loạn vận động chưa xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nghiến răng thường xảy ra ở người bị căng thẳng thần kinh quá mức, lo âu, căng thẳng, ngưng thở khi ngủ,…
6. Ê buốt răng do răng sứt mẻ, nứt
Răng sứt mẻ, nứt thường là hệ quả do chấn thương, tai nạn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt.
Các vết nứt, sứt mẻ khiến ngà răng bộc lộ ra bên ngoài. Do đó khi ăn uống hoặc thậm chí là hít thở không khí lạnh, răng có thể bị ê buốt, đau nhức và khó chịu. Với những trường hợp này, cần phục hình răng sớm để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào ngà răng và tủy răng.
7. Sâu răng gây ê buốt răng
Ngoài ra, ê buốt răng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh sâu răng. Sâu răng là tình trạng nhiễm khuẩn răng, đặc trưng bởi hiện tượng mất các mô cứng của răng (hủy khoáng) gây ra bởi vi khuẩn.
8. Tụt lợi
Chân răng được nâng đỡ bởi xương ổ răng, dây chằng và mô nướu. Khi nướu bị viêm nhiễm (viêm nướu, viêm nha chu), chân răng có thể lộ ra bên ngoài do hiện tượng tụt lợi. Tình trạng này khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt do phần men răng ở chân răng mỏng hơn so với mặt nhai. Trường hợp tụt lợi nặng còn có thể khiến răng lỏng lẻo, dễ lung lay và gãy rụng.
9. Ê buốt răng sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa
Răng bị ê buốt cũng có thể là phản ứng sau khi thực hiện một số thủ thuật ngoại khoa như:
Lấy cao răng
Làm láng chân răng
Bọc răng sứ thẩm mỹ
Nhổ răng
Tình trạng răng ê buốt thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nếu tình trạng không thuyên giảm về mức độ, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn hướng xử lý.
Xem thêm: nha khoa việt smile
Răng bị ê buốt có sao không?
Răng nhạy cảm là tình trạng khá phổ biến. Thực tế, tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây ra nhiều phiền toái khi ăn uống và sinh hoạt. Ở những trường hợp răng bị ê buốt nặng, cảm giác khó chịu còn có thể bùng phát ngay cả khi hít thở không khí lạnh.
Nếu không điều trị sớm, ê buốt răng kéo dài có thể gây sụt cân, giảm sức khỏe do chán ăn, ăn uống kém và mất ngủ. Ngoài ra, răng ê buốt do một số bệnh lý như tụt lợi hở chân răng, sâu răng,… còn có thể đi kèm với tình trạng hôi miệng và nhiều triệu chứng khó chịu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống.
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực do răng ê buốt gây ra, bạn nên tìm gặp nha sĩ trong thời gian sớm nhất. Tình trạng chủ quan có thể khiến men răng bị bào mòn nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ tổn thương ngà và tủy răng.
Cách khắc phục răng bị ê buốt an toàn, hiệu quả
Có thể thấy, tình trạng răng bị ê buốt ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt. Vì vậy, việc khắc phục tình trạng này là vấn đề cần thiết. Tùy theo mức độ nhạy cảm của răng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách có thể làm giảm mức độ nhạy cảm của răng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mô nướu và răng phục hồi, tái tạo. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của các bệnh nha khoa.
2. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Thói quen ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Do đó ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách, nên thay đổi các thói quen xấu và xây dựng thói quen khoa học.
3. Bổ sung fluor
Fluor là khoáng chất cần thiết cho quá trình tái khoáng men răng. Khi men răng được hồi phục, hiện tượng răng nhạy cảm sẽ thuyên giảm đáng kể.
4. Điều trị các bệnh nha khoa
Răng bị ê buốt có thể là dấu hiệu của bệnh sâu răng, viêm nướu hoặc viêm nha chu (gây tụt lợi). Vì vậy nếu cần thiết, bạn nên tìm gặp nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định các phương pháp điều trị như:
Trám bít hố rãnh
Lấy cao răng
Hàn trám quanh cổ răng để giảm mức độ nhạy cảm
Bọc răng sứ trong trường hợp men răng bị tổn thương nặng không thể hồi phục
Răng bị ê buốt là tình trạng rất phổ biến, xảy ra do men răng bị mài mòn làm tăng độ nhạy cảm của ngà răng. Để giảm thiểu tác động của tình trạng này đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống, cần chăm sóc răng miệng đúng cách, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Nếu cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.
 

Đối tác

Top